Vì phải nhận “đất phần” của chú để sản xuất nên nông nô phải chịu mọi hình thức đảm phụ phong kiến, nó chiếm một phần không nhỏ trong phần thu hoạch của họ.
Lãnh chúa đã cấm nông nô không đợc dùng cối xay tay và bắt họ phải xay bột ở cối xay của mình để thu một khoản thuế về việc đó. Ngoài ra nông nô không có quyền có lò nớng bánh (đã trình bày ở phần trớc). Nhìn chung giai cấp
thống trị luôn tìm cách bóc lột nông nô dới mọi hình thức, tạo ra nguyên nhân để thu thuế.
Bấy giờ rừng núi, ao hồ, đồng cỏ, vũng nớc vốn thuộc quyền sở hữu của công xã Mác-cơ cũng bị bọn chủ phong kiến chiếm đoạt làm của riêng và bắt những ngời sử dụng phải nộp thuế cho chúng. ở Pháp, tồn tại khắp nơi những khoản thuế đặc biệt mà nông nô phải trả khi chăn lợn trong rừng, khi sử dụng đồng cỏ … đã chứng tỏ vùng rừng rú, đồng cỏ công cộng của công xã đều nằm trong tay lãnh chúa phong kiến. Lãnh chúa thờng thu của nông dân một khoản thuế bằng 1/8 số lợn, 1/10 số gia súc có thả trong rừng. Tất cả các loai thuế má đảm phụ đã đè thêm cái gánh nặng của ách nông nô mà ngời nông dân phải gánh chịu.
Ngoài ra, ngời nông nô phải nộp thuế 1/10 cho nhà thờ và giáo hội. Thuế 1/10 đợc đánh vào tất cả những sản phẩm nông nghiệp từ ngũ cốc, hoa quả, pho mát cho đến bầy gia súc.
Theo quyết định của Đại hội giáo hội Thiên Chúa giáo ở Luân Đôn năm 1175 đã thuyết phục nộp thuế thập phân đánh vào ngũ cốc, hoa quả, bầy gia súc mới sinh, bánh và những thứ khác đợc sản xuất ra hàng năm, nếu ai không nộp sau khi đã khuyên giải thì sẽ bị rút phép thông công. Không những thế trong nghị quyết của Đại hội giáo hội Latêrani IV năm 1215 đã đặt ra mọi tín đồ phải nộp thuế thập phân trớc các loại thuế khác.
Nh vậy có thể nói rằng, sự tồn tại của chế độ địa tô mà lãnh chúa phong kiến bóc lột bằng hình thức cỡng bức siêu kinh tế đối với nông nô và những đảm phụ phong kiến khác, là hậu quả tất nhiên của việc gắn chặt ngời nông nô vào ruộng đất. Sự thống trị của chúng đối với ngời nông nô là vô hạn. Nguồn thu nhập do sự cỡng bức siêu kinh tế là cơ sở để lãnh chúa sinh sống và tồn tại. Vì vậy, một khi nền kinh tế hàng hoá phát triển hàng loạt nông nô thoát khỏi thân phận lệ thuộc thì nguồn thu nhập của lãnh chúa phong kiến ngày càng ít dẫn đến chỗ làm cho quyền lực của chúng suy yếu và chế độ nông nô ở Tây Âu bị tan rã.