8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.1.3. Thí nghiệm xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ
Hiện nay, bộ thiết bị đo hệ số ma sát trượt sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số đã được sản xuất đại trà, nhiều trường đã trang bị và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít trường chưa trang bị hoặc có nhưng vì nhiều lí do không dùng được. Do đó, việc GV tự tìm hiểu và tiến hành đo hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ theo phương án SGK 10 nâng cao là giải pháp để khắc phục tình trạng trên, hơn nữa các dụng cụ lại dễ tìm và chi phí không lớn. Về bố trí thí nghiệm và hướng dẫn thực hiện của SGK, tôi có một số nhận xét sau: - Lực kế chỉ móc vào điểm cố định như hình thì khó nằm ngang, sự ma sát với vỏ lực kế sẽ làm cho số liệu đọc được trên lực kế không phải là độ lớn lực ma sát trượt. - Việc kéo đều chỉ thực hiện được nếu độ nhám bề mặt không đổi, hơn nữa chuyển động quan sát được có thật sự đều hay không thì cũng khó khẳng định được.
- Với dây kéo được buộc phía cuối khúc gỗ trượt và tư thế kéo dây như hình 25.4 SGK thì người kéo không thể kiểm tra sự không đổi của số chỉ lực kế, cần thêm người đọc số chỉ lực kế khi kéo đều.
→Cải tiến về mặt thiết bị và kĩ thuật tiến hành
Để thay đổi kĩ thuật tiến hành của thí nghiệm, ngoài các dụng cụ như lực kế ống (giới hạn đo 2 N và 5 N), hệ thống giá đỡ (gồm đế 3 chân, trụ thép, khớp đa năng), các khối gỗ và tấm gỗ với bề mặt nhám đều (trên khối gỗ có các lỗ hình trụ tròn để đặt các vật nặng), các tấm giấy rôki, các gia trọng có trọng lượng 0,5 N thì tôi đã sử dụng thêm kẹp đa năng để giữ cho lực kế thật sự nằm ngang.
Với những dụng cụ này, tôi thực hiện các thí nghiệm sau: khảo sát sự phụ thuộc của độ lớn lực ma sát trượt Fmst vào diện tích tiếp xúc giữa hai bề mặt, vào độ lớn của áp lực N, vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Hình 2.7 - Bố trí thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt giữa gỗ - gỗ với giá đỡ và kẹp đa năng.
Hình 2.8 - Thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát trượt vào áp lực.
Hình 2.10 - Thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của Fmst vào diện tích tiếp xúc.
2.1.4. Hiệu quả cải tiến Trước khi cải tiến