Các tiêu chí lựa chọn một phương án thí nghiệm thực hành

Một phần của tài liệu cải tiến một số bộ thí nghiệm thực hành trong chương trình vật lí trung học phổ thông (Trang 35 - 36)

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

1.2.5. Các tiêu chí lựa chọn một phương án thí nghiệm thực hành

Có nhiều phương án khác nhau để thực hiện phép đo một đại lượng Vật lí. Việc xây dựng một phương án nào đó đều được cân nhắc kĩ lưỡng vì cần nhiều thời gian, công sức và tiền bạc đầu tư cho việc chế tạo thiết bị tương ứng. Qua thảo luận, các nhà khoa học đã thống nhất 4 tiêu chí để lựa chọn một phương án TN như sau:

Cơ sở khoa học đúng: Phương án phải nhằm đúng mục tiêu khoa học cần giải quyết, phù hợp với cơ sở lí thuyết đã học.

Có tính khả thi: Đây là điều thiết yếu nhất để lựa chọn. Phương án được chọn

phải có tính khả thi cao, nghĩa là phải có khả năng để đa số HS làm được.

Có sai số nhỏ: Yêu cầu này khá khó vì chưa làm thì không thể biết sai số. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu rất thực luôn đặt ra trong mọi tình huống khi ta xây dựng và lựa chọn phương án.

Thao tác đơn giản : Phương án sử dụng cần ít dụng cụ, bố trí lắp ráp đơn giản, ít yêu cầu các điều kiện ngoại vi phức tạp, ít thao tác đo lường, xử lí số liệu đơn giản. Đây cũng là yêu cầu khó xác định cụ thể mà phải phán đoán.

Các tiêu chí trên chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chuẩn mực cố định. Thực tế không một phương án nào có đủ cả bốn ưu thế “Cơ sở khoa học đúng hơn – tính khả thi cao hơn - sai số nhỏ hơn – thao tác đơn giản hơn”. Vì vậy mà khi tiến hành lập phương án thì không nên bỏ tiêu chí nào nhưng coi trọng tính khả thi.

Một phần của tài liệu cải tiến một số bộ thí nghiệm thực hành trong chương trình vật lí trung học phổ thông (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)