Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu cải tiến một số bộ thí nghiệm thực hành trong chương trình vật lí trung học phổ thông (Trang 111 - 116)

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.5.Kết luận chương 3

Các TNTH mở rộng trên đây do tôi đề xuất và đã nhận được sự góp ý của Thầy hướng dẫn. Qua đó cho thấy rằng nếu có điều kiện thì GV không chỉ cho HS thực hiện những yêu cầu trong SGK không thôi mà nên khai thác tối đa hết chức năng của các bộ dụng cụ trong hoàn cảnh thiếu thiết bị thí nghiệm Vật lí cung cấp cho các trường học hoặc có nhưng không đạt yêu cầu chất lượng.

KẾT LUẬN CHUNG

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Tìm hiểu về TN Vật lí nói chung và TNTH Vật lí nói riêng về đặc điểm, vai trò, những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học, các phương pháp đánh giá và biểu diễn kết quả phép đo, các yêu cầu cơ bản trong việc chế tạo thiết bị TNTH, những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học các bài TNTH trong cả hai chương trình chuẩn và nâng cao hiện nay.

- Tình trạng thiết bị và những khó khăn gặp phải khi tiến hành các TNTH trên các bộ thiết bị hiện có ở các trường phổ thông. Kết quả điều tra giúp tôi chọn ra một số TNTH cần cải tiến và có thể cải tiến về mặt thiết bị, phương án và kĩ thuật tiến hành trong khả năng của mình.

 Cải tiến được 5 thí nghiệm thực hành là Đo hệ số ma sát bằng phương pháp động lực học, Đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng, Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa, Đo tiêu cự thấu kính phân kì và Đo tốc độ truyền âm trong không khí. Qua số liệu thực nghiệm và sự trao đổi với các GV và HS, tôi khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hầu hết các cải tiến.

 Đề xuất mở rộng một số TNTH với mục đích khai thác tối đa chức năng của các bộ thiết bị và tạo nguồn tư liệu giảng dạy các đối tượng HS đam mê nghiên cứu.

Trên đây là tất cả những công việc tôi đã thực hiện để hoàn thành luận văn. Những kiến thức và kinh nghiệm có được từ đề tài này sẽ làm cơ sở để tôi tiếp tục hoàn thiện các cải tiến đã trình bày trong luận văn, thực hiện cải tiến những TNTH khác với mục tiêu cuối cùng là giúp nâng cao hiệu quả của việc thực hành thí nghiệm Vật lí ở trường THPT. Do những kết quả thu được khá nhỏ bé so với quy mô rộng lớn, phức tạp của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đặt ra nên tôi rất

mong nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý của các chuyên gia, Thầy Cô và bạn bè đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Sư phạm Kĩ Thuật TPHCM, Thí nghiệm Vật lí đại cương A1.

2. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên – Môn Vật lí – Chuyên đề thí nghiệm thực hành (7 - 2011).

3. PGS.TS Ngô Quang Huy, Phương pháp thực nghiệm khoa học vật lí.

4. Bộ GD&ĐT, Tài liệu Thí nghiệm thực hành trường THPT Môn Vật lí (9 - 2011).

5. Nguyễn Trọng Sửu, Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 –

môn Vật lí.

6. Bộ GD&ĐT, Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Vật lí.

7. PGS Nguyễn Đức Thâm, TS Nguyễn Ngọc Hưng, TS Phạm Xuân Quế, Phương

pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông.

8. TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phương pháp dạy học vật lí ở trường Trung học phổ thông - trang 74.

9. TS Lê Thị Thanh Thảo, Một số cơ sở của dạy học vật lí hiện đại (Từ lý luận đến

thực tiễn) - trang 50.

10. N.I.Kôskin, M.G.Sirkêvich, Sổ tay vật lý cơ sở, NXB Mir 1987 - trang 97.

11. N.I.Kariakin, K.N.Búxtrôv, P.X.Kirêêv, Sách tra cứu tóm tắt về vật lí, NXB Mir 1978 - trang 978.

12. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông – Sách giáo dục và thư viện trường học (số 31 – 2010).

13. Lương Duyên Bình và các cộng sự (2006), Vật lí 10, NXBGD.

14. Lương Duyên Bình và các cộng sự (2006), Vật lí 10 – Sách giáo viên, NXBGD.

15. Nguyễn Thế Khôi và các cộng sự (2006), Vật lí 10 nâng cao, NXBGD.

16. Nguyễn Thế Khôi và các cộng sự (2006), Vật lí 10 nâng cao – Sách giáo viên, NXBGD.

18. Lương Duyên Bình và các cộng sự (2009), Vật lí 11 – Sách giáo viên, NXBGD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Nguyễn Thế Khôi và các cộng sự (2009), Vật lí 11 nâng cao, NXBGD.

20. Nguyễn Thế Khôi và các cộng sự (2009), Vật lí 11 nâng cao – Sách giáo viên, NXBGD.

21. Lương Duyên Bình và các cộng sự (2010), Vật lí 12, NXBGD.

22. Lương Duyên Bình và các cộng sự (2010), Vật lí 12 – Sách giáo viên, NXBGD.

23. Nguyễn Thế Khôi và các cộng sự (2010, Vật lí 12 nâng cao, NXBGD.

24. Nguyễn Thế Khôi và các cộng sự (2010), Vật lí 12 nâng cao – Sách giáo viên, NXBGD.

25. Phạm Đình Cương, Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học phổ thông, NXBGD.

26. Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học TPHCM, Hướng dẫn sử dụng bộ

dụng cụ thí nghiệm thực hành lí 10.

27. Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học TPHCM, Hướng dẫn sử dụng bộ

dụng cụ thí nghiệm thực hành lí 11.

28. Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học TPHCM, Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm thực hành lí 12.

29. Trần Kim Ngôn, Tài liệu hướng dẫn thực hành thí nghiệm Vật lí lớp 10 phổ thông theo chương trình cải cách giáo dục (2002), NXB Trẻ.

30. Trần Kim Ngôn, Tài liệu hướng dẫn thực hành thí nghiệm Vật lí lớp 11 phổ thông theo chương trình cải cách giáo dục(2002), NXB Trẻ.

31. Trần Kim Ngôn, Tài liệu hướng dẫn thực hành thí nghiệm Vật lí lớp 12 phổ thông theo chương trình cải cách giáo dục(2002), NXB Trẻ.

32. Phạm Kim Chung, Bài giảng phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông (2006).

33. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường (2005), NXB Đại học Sư phạm.

34. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học (2005), NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hệ thống câu hỏi điều tra tình trạng thiết bị của một số bộ thí

nghiệm thực hành hiện có ở các trường THPT.

Câu 1. Theo ý kiến riêng của mình, thầy/cô đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc dạy học tiết thực hành ở trường phổ thông? Theo thầy/cô, các bài thực hành Vật lí trong SGK hiện nay đã được thiết kế rõ ràng và đầy đủ chưa?

Câu 2. Trường của thầy/cô đã có phòng thí nghiệm Vật lí chưa? Phụ trách phòng thí nghiệm Vật lí tại trường của thầy/cô là nhân viên thiết bị, giáo viên kiêm nhiệm hay mỗi GV phải tự chuẩn bị thí nghiệm khi cần sử dụng?

Câu 3. Thầy/cô có dạy đủ các tiết thực hành Vật lí trong chương trình không? Nếu không thì thầy/cô vui lòng cho biết những nguyên nhân nào khiến thầy/cô không dạy đủ số tiết thực hành theo quy định?(Có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn)

Lựa chọn  Không có đủ dụng cụ thí nghiệm để thực hành.  Mất tiết lí thuyết nên lấy tiết thực hành để dạy bù.

 Không có thời gian chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm trước.  Bị trùng giờ thực hành với các GV khác.

 Các bộ thí nghiệm cho kết quả đo sai số nhiều nên nếu tiến hành làm rất vô ích.  Nhận thấy không cần thiết phải dạy vì nội dung không có trong đề kiểm tra/thi.  Nhà trường không yêu cầu và cũng không kiểm tra GV có dạy hay không.

Nguyên nhân khác: …………

Câu 4. Khi tự mình tiến hành các thí nghiệm thực hành và khi quan sát HS thực hành, thầy/cô thấy có những khó khăn nào về mặt thiết bị, phương án thí nghiệm và kĩ thuật tiến hành của từng thí nghiệm thực hành trong cả chương trình Vật lí THPT mà người thực hiện thí nghiệm thường hay gặp phải?

Câu 5. Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến về các biện pháp khắc phục những khó khăn hiện nay, cũng như mức độ cần thiết của giải pháp mình đưa ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 2.Một số hình ảnh và đoạn phim liên quan đến các thí nghiệm cải tiến

Một phần của tài liệu cải tiến một số bộ thí nghiệm thực hành trong chương trình vật lí trung học phổ thông (Trang 111 - 116)