Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên theo sự thuận tiện. Phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã sử dụng các dịch vụ của văn phòng công chứng ở TP.Cần Thơ. 110 bảng câu hỏi phỏng vấn. Sau khi kiểm tra có 100 mẫu hợp lệ và được sử dụng cho nghiên cứu. Việc trả lời là hoàn toàn tự nguyện với tinh thần cộng tác.
Trang 41
(1) Cơ cấu giới tính và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2010
Dựa vào bảng số liệu nghiên cứu ta có nhận xét về cơ cấu mẫu nghiên cứu như sau: Tỉ lệ nam nữ không chênh lệch nhiều, nam chiếm 51%, nữ chiếm 49%. Điều này khá hợp lí, chứng tỏ không có sự phân biệt nam nữ giữa các khách hàng đến các Văn phòng Công chứng. Về độ tuổi nhìn chung khách hàng tập trung nhiều ở độ tuổi 20 – 35 tuổi chiếm 61%, kế tiếp là độ tuổi 36 – 50 tuổi chiếm 24% và cuối cùng là các khách hàng ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 15%. Ta thấy với cơ cấu tuổi này cũng phù hợp với thực tế, vì ở độ tuổi 20 – 35 tuổi có nhiều phát sinh trong xã hội. Từ đó, họ có nhu cầu công chứng nhiều hơn.
(2) Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, ba nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất là: Công chức/viên chức (34%), công nhân/nhân viên (25%), Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ (15%). Nhóm còn lại gồm có: Học sinh/sinh viên (11%), các bộ quản lí (10%), làm nghề tự do (5%). Do xã hội ngày càng phát triển nhu cầu Công chứng ngày càng cao. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ là trọng điểm tập trung đào tạo các ngành nghề nên nhu cầu công chứng cũng cao hơn. Do vậy, lượng lớn đối tượng nghiên cứu thuộc ba nhóm trên là hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Giới tính Độ tuổi
Nam Nữ 20-35 tuổi 36-50 tuổi Trên 50 tuổi
Số lượng 51 49 61 24 15
Trang 42 11% 25% 34% 15% 10% 5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Học sinh/sinh viên Công nhân/nhân viên Công chức/viên chức Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ Cán bộ quản lí Làm nghề tự do
Hình 4:Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế năm 2010
(3) Trình độ Cấp 2 5% Cấp 3 15% CĐ/ĐH 58% Trung cấp 18% Sau đại học 4%
Hình 5: Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2010
Theo số liệu điều tra trực tiếp cho thấy đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung nhiều nhất ở nhóm đối tượng có trình độ Cao đẳng/đại học (58%), kế đến là hai nhóm chiếm tỉ lệ trung bình bao gồm: Trung cấp (18%), cấp 3 (15%). Còn lại hai nhóm có tỉ lệ thấp là cấp 2 (5%) và sau đại học (4%). Nhìn chung, trình độ của đố tượng nghiên cứu khá hợp lí. Vì theo như mục (2) nghề nghiệp của các
Trang 43
đối tượng này phần lớn thuộc nhóm công nhân viên chức thì sẽ phù hợp với mục (3) phần lớn đối tượng cũng thuộc nhóm trung cấp và cao đẳng đại học.
(3) Thu nhập
Thu nhập của các đối tượng phổ biến nhất ở mức từ 2 – 4 triệu chiếm tỉ lệ khá cao 48%, kế đến là nhóm có thu nhập dưới 2 triệu (28%), nhóm có thu nhập từ 4 – 6 triệu thì chiếm tỉ lệ 19%, cuối cùng là nhóm đối tượng có thu nhập trên 6 triệu (%). Dưới 2 triệu 28% Từ 2-4 triệu 48% Từ 4-6 triệu 19% Trên 6 triệu 5%
Hình 6: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế năm 2010
Tóm lại, qua mẫu nghiên cứu ta thấy nhóm đối tượng nghiên cứu đa số thuộc tuổi lao động có trình độ chủ yếu là cấp 3 và cao đẳng/đại học. Do đó, họ đa số có mức lương từ 2 đến 4 triệu (/tháng). Chính những mối quan hệ trong xã hội phù hợp với lứa tuổi trình độ nghề nghiệp nên nhóm đối tượng này có nhu cầu sử dụng dịch vụ Văn phòng Công chứng cao hơn.