THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨN GỜ

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của các văn phòng công chứng ở thành phố cần thơ (Trang 38)

CHỨNG Ở TP.CẦN THƠ

Theo quyết định, việc xây dựng qui hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xả hội, chiến lược và qui hoạch phát triển ngành tư pháp, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức, bảo đảm công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công, tiến tới thực hiện chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ Ủy Ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng đáp ứng nhu cầu của hội nhập, đồng thời bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp, an toàn pháp lí cho các giao dịch. Theo thống kê, cả nước hiện có 128 phòng công chứng với tổng số gần 400 công chứng viên, 173 nhân viên nghiệp vụ và 620 nhân viên khác.

Khối lượng công việc của các phòng công chứng hiện tại chủ yếu là chứng thực bản sao (chiếm đến hơn 95%), trong khi bản chất và đối tượng của công chứng là các loại hợp đồng, giao dịch kinh tế, dân sự. Theo Luật Công chứng, việc chứng thực được trả về cho UBND xã, phường và cơ quan hành chính…

Ở Thành Phố Cần Thơ cũng đã phấn đấu mở được thêm hai VPCC. UBND thành phố đã phê duyệt đề án qui hoạch phát triển, kiện toàn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2020. Thực hiện đề án này ngoài 2 Phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp, hiện thành phố Cần Thơ đã thành lập 4 Văn phòng Công chứng hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân, gồm:

- Văn phòng Công chứng 24 giờ có trụ sở tại số 383B, đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

- Văn phòng Công chứng Cần Thơ có trụ sở tại khu vực 4, đường Quang Trung , phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Trang 39

- Văn phòng Công chứng Bình An có trụ sở tại Khu vực 4, Quốc lộ 91, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

- Văn phòng Công chứng Trần Văn Mỹ có trụ sở tại số 110, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Trên thực tế, mặc dù các Văn phòng Công chứng đã đi vào hoạt động một thời gian nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả, vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, chưa tạo được lòng tin nơi người dân, bởi tâm lý "của nhà nước bao giờ cũng tốt hơn, đảm bảo hơn. Các VPCC chưa thu hút được giao dịch nhà đất, ngân hàng, nguyên nhân là do Luật Đất đai 2003 quy định hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, cho thuê, góp vốn… bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của "công chứng nhà nước". Các Văn phòng Công chứng đã phục vụ rất chu đáo xem “khách hàng là thượng đế”, làm việc ngoài giờ…nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Các Văn phòng Công chứng không được lợi thế như các phòng công chứng (PCC) có sẵn trụ sở bề thế trên các con phố lớn khu trung tâm thành phố, một số VPCC phải chi tiền thuê văn phòng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thêm vào những khoản đầu tư thiết bị, tiện nghi, nhân viên phục vụ đã đẩy mức chi phí lên đến "đau đầu". Còn nguồn thu lại chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Mặt khác, nhiều VPCC tư vẫn phải dựa vào quan hệ riêng để lấy những thông tin hằng tháng về việc kê biên, cấm chuyển dịch tài sản, bất động sản...Khoản tiền ký quỹ của mỗi phòng công chứng tư chỉ là 100 triệu đồng. Trong khi đó, trên thực tế, nhiều giao dịch trị giá hàng tỷ đồng. Nếu có thiệt hại, số tiền trên không đủ bồi thường, khách hàng chỉ còn cách kiện ra tòa nhưng có được bồi thường hay không vẫn còn chưa biết. Nghĩa là nếu một tài sản nào đó đã được ngăn chặn thì chỉ có bộ máy của Phòng công chứng nhà nước được thông báo, còn các VPCC tư thì "bó tay". Do vậy, vấn đề đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các văn phòng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các VPCC thì phải tự chủ về mọi mặt.

Tăng mạnh về số lượng với một loại hình mới còn đang thí điểm, nhưng thiếu sự điều chỉnh kịp thời từ phía các cơ quan quản lý nhà nước nên hoạt động của nhiều văn phòng công chứng bộc lộ khá nhiều bất cập. Biểu hiện cạnh tranh là điều dễ nhận thấy ở các văn phòng công chứng. Nhưng cũng chính vì cạnh tranh không lành mạnh mà nhiều bất ổn phát sinh. Như chuyện thu phí dịch vụ theo thỏa thuận, vì cạnh tranh nên có chỗ cao ngất ngưởng, chỗ khác lại thấp đến

Trang 40

bất ngờ, làm méo mó sự thống nhất và minh bạch cần phải có của hoạt động này. Đáng chú ý hơn là chất lượng công chứng thấp do trình độ thẩm định, nghiệp vụ của một số công chứng viên yếu kém và không đồng đều. Sự dễ dãi trong thẩm định hồ sơ dẫn tới tình trạng công chứng ẩu, công chứng sai. Việc đào tạo, bổ nhiệm công chứng viên còn mang tính tự phát, theo nhu cầu địa phương nên chất lượng chưa đồng đều. Đội ngũ công chứng viên mới được bổ nhiệm cho các văn phòng công chứng tư thời gian qua đa phần thuộc diện được miễn đào tạo nghề, nhiều trường hợp năng lực còn hạn chế do chưa qua đào tạo chuyên sâu nên dẫn đến sai sót trong hoạt động.

Hầu hết các văn phòng đều xây dựng kế hoạch khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng để phục vụ như: làm ngoài giờ, công chứng giao dịch tại nhà và nhiều cách thức phục vụ khác… Việc ra đời của VPCC và đưa Luật Công chứng vào cuộc sống đã mang lại nhiều kết quả khả quan, đã tách bạch được công chứng và chứng thực, nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng (như công tác chuyên môn, thái độ phục vụ...). Tuy nhiên, hiện không ít người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi đến VPCC vì một số lý do, trong đó có cả sự thiếu tin cậy.

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, các phát sinh trong quan hệ dân sự nhiều lên một phần cũng vì thiếu những hoạt động kiểm định sự rõ ràng có tính pháp lý như công chứng, chứng thực. Chính vì thế, việc ra đời loại hình công chứng tư được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết được nhu cầu của người dân. Nhưng tiếc là lĩnh vực này đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Tình trạng làm giả giấy tờ rồi công chứng xuất hiện có mang tính hệ thống không chỉ là tiền đề của mất ổn định xã hội, mà còn gây cản trở và ảnh hưởng lớn đến uy tín và chất lượng hoạt động của các văn phòng công chứng.

4.2 KHÁCH HÀNG VÀ HÀNH VI KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG

DỊCH VỤ CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG Ở TP.CẦN THƠ

4.2.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên theo sự thuận tiện. Phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã sử dụng các dịch vụ của văn phòng công chứng ở TP.Cần Thơ. 110 bảng câu hỏi phỏng vấn. Sau khi kiểm tra có 100 mẫu hợp lệ và được sử dụng cho nghiên cứu. Việc trả lời là hoàn toàn tự nguyện với tinh thần cộng tác.

Trang 41

(1) Cơ cấu giới tính và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2010

Dựa vào bảng số liệu nghiên cứu ta có nhận xét về cơ cấu mẫu nghiên cứu như sau: Tỉ lệ nam nữ không chênh lệch nhiều, nam chiếm 51%, nữ chiếm 49%. Điều này khá hợp lí, chứng tỏ không có sự phân biệt nam nữ giữa các khách hàng đến các Văn phòng Công chứng. Về độ tuổi nhìn chung khách hàng tập trung nhiều ở độ tuổi 20 – 35 tuổi chiếm 61%, kế tiếp là độ tuổi 36 – 50 tuổi chiếm 24% và cuối cùng là các khách hàng ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 15%. Ta thấy với cơ cấu tuổi này cũng phù hợp với thực tế, vì ở độ tuổi 20 – 35 tuổi có nhiều phát sinh trong xã hội. Từ đó, họ có nhu cầu công chứng nhiều hơn.

(2) Nghề nghiệp

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, ba nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất là: Công chức/viên chức (34%), công nhân/nhân viên (25%), Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ (15%). Nhóm còn lại gồm có: Học sinh/sinh viên (11%), các bộ quản lí (10%), làm nghề tự do (5%). Do xã hội ngày càng phát triển nhu cầu Công chứng ngày càng cao. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ là trọng điểm tập trung đào tạo các ngành nghề nên nhu cầu công chứng cũng cao hơn. Do vậy, lượng lớn đối tượng nghiên cứu thuộc ba nhóm trên là hoàn toàn phù hợp với thực tế.

Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ 20-35 tuổi 36-50 tuổi Trên 50 tuổi

Số lượng 51 49 61 24 15

Trang 42 11% 25% 34% 15% 10% 5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Học sinh/sinh viên Công nhân/nhân viên Công chức/viên chức Tự kinh doanh/buôn bán nhỏ Cán bộ quản lí Làm nghề tự do

Hình 4:Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế năm 2010

(3) Trình độ Cấp 2 5% Cấp 3 15% CĐ/ĐH 58% Trung cấp 18% Sau đại học 4%

Hình 5: Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2010

Theo số liệu điều tra trực tiếp cho thấy đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung nhiều nhất ở nhóm đối tượng có trình độ Cao đẳng/đại học (58%), kế đến là hai nhóm chiếm tỉ lệ trung bình bao gồm: Trung cấp (18%), cấp 3 (15%). Còn lại hai nhóm có tỉ lệ thấp là cấp 2 (5%) và sau đại học (4%). Nhìn chung, trình độ của đố tượng nghiên cứu khá hợp lí. Vì theo như mục (2) nghề nghiệp của các

Trang 43

đối tượng này phần lớn thuộc nhóm công nhân viên chức thì sẽ phù hợp với mục (3) phần lớn đối tượng cũng thuộc nhóm trung cấp và cao đẳng đại học.

(3) Thu nhập

Thu nhập của các đối tượng phổ biến nhất ở mức từ 2 – 4 triệu chiếm tỉ lệ khá cao 48%, kế đến là nhóm có thu nhập dưới 2 triệu (28%), nhóm có thu nhập từ 4 – 6 triệu thì chiếm tỉ lệ 19%, cuối cùng là nhóm đối tượng có thu nhập trên 6 triệu (%). Dưới 2 triệu 28% Từ 2-4 triệu 48% Từ 4-6 triệu 19% Trên 6 triệu 5%

Hình 6: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế năm 2010

Tóm lại, qua mẫu nghiên cứu ta thấy nhóm đối tượng nghiên cứu đa số thuộc tuổi lao động có trình độ chủ yếu là cấp 3 và cao đẳng/đại học. Do đó, họ đa số có mức lương từ 2 đến 4 triệu (/tháng). Chính những mối quan hệ trong xã hội phù hợp với lứa tuổi trình độ nghề nghiệp nên nhóm đối tượng này có nhu cầu sử dụng dịch vụ Văn phòng Công chứng cao hơn.

4.2.2 Mức độ sử dụng dịch vụ công chứng

Bảng số liệu cho thấy, trong các đối tượng nghiên cứu đã từng sử dụng dịch vụ Văn phòng Công chứng thì phần lớn đều đã từng sử dụng cả hai loại hình công chứng VPCC và PCC (74%). Tuy VPCC vừa xuất hiện không lâu nhưng cũng được người dân biết đến và sử dụng nhiều.

Trang 44 Bảng 2: MỨC ĐỘ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TT Loại dịch vụ công chứng Tỉ lệ sử dụng (%) 1 Văn phòng Công chứng (VPCC) 100 2 Phòng công chứng (PCC) 74 3 VPCC và PCC 74

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2010

4.2.3 Đánh giá chất lượng hai loại hình công chứng

3.14 3.49 3.56 3.72 3.1 2.68 2.76 2.92 3.69 3 2.51 2.24 3.62 3.2 3.34 3.16 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Phí dịch vụ Thời gian làm việc Thời gian công chứng Thái độ phục vụ Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ Mức độ an toàn, an ninh Trụ sở văn phòng Cơ sở vật chất

Hình 7: Chất lượng hai loại hình công chứng

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2010

Sau khi phân tích và xử lí số liệu, biểu đồ cho thấy các yếu tố như thời gian làm việc, thời gian công chứng, thái độ phục vụ của công chứng viên của Văn phòng Công chứng đều cao hơn phòng công chứng. .Còn các yếu tố còn lai đều có mức ý nghĩa thấp hơn. Từ đó ta thấy rõ khách hàng có so sánh đánh giá và mức độ hài lòng của họ về hai loại hình dịch vụ trên. Như vậy ta nên giữ vững các mặt tốt đồng thời khắc phục các khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng, sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ văn phòng công chứng.

Trang 45

4.2.4 Đánh giá của hách hàng về tính pháp lí của hai loại hình công chứng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đa số đối tượng nghiên cứu đều cho rằng tính pháp lí của Văn phòng Công chứng và Phòng Công chứng là như nhau (88%). Theo nhà nước qui định tất cả các Văn phòng Công chứng đều có đủ quyền hạn như Phòng công chứng. Tuy nhiên, do mới ra đời trong thời gian gần đây còn khá non trẻ nên cũng chưa được đánh giá cao cũng như chưa được người dân nhìn nhận như Phòng công chứng. Do dó, còn một số người cho rằng Văn phòng Công chứng khác Phòng Công chứng về tính pháp lí. Văn phòng Công chứng không đủ quyền hạn để công chứng tất cả các loại giấy tờ.

Khac nhau 12%

Giống nhau 88%

4.2.5Mức độ thường xuyên đến VPCC của khách hàng

Biểu đồ cho thấy, phần lớn đối tượng nghiên cứu nằm trong nhóm mức độ đến 2 lần (35%) và 3 lần (28%), kế đến là nhóm đối tượng đến 4 – 5 lần (khoảng 12 – 15%). Còn lại là các trường hợp đến 1 lần (6%), 6 lần (3%), 10 lần (1%).

Hình 8: Đánh giá của hách hàng về tính pháp lí

Trang 46 1lần 6% 2lần 35% 10lần 1% 4lần 15% 5lần 12% 6lần 3% 3lần 28% 4.2.6 Hành vi sử dụng dịch vụ 35 27 2 21 11 56 0 10 20 30 40 50 60 HT-hop dong nha dat HT-hop dong thue muon HT-hop dong vay HT-hop dong mua ban chuyen nhuong TS HT-cac giay to uy thac uy quyen HT-Giay to ca nhan Hình 10: Hành vi sử dụng dịch vụ

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2010

Qua các phân tích ta thấy, do người dân chưa biết nhiều đến Văn phòng Công chứng nên họ chưa có lòng tin về tính pháp lí của nó. Từ đó dẫn đến hành vi sử dụng dịch vụ của họ như sau: hình thức chứng thực khá cao là giấy tờ cá nhân (56%) và hợp đồng nhà đất. Kế tiếp là hợp đồng thuê mướn (27%), hợp đồng mua bán chuyển nhượng tài sản (21%), các giấy tờ ủy thác ủy quyền (11%).

Hình 9: Mức độ thường xuyên đến VPCC của đối tượng nghiên cứu

Trang 47

Thấp nhất là hình thức chứng thực các hợp đồng vay vốn. Vì trên thực tế có một số ngân hàng không chấm thuận giấy tờ do Văn phòng Công chứng chứng thực.

4.2.7 Hành vi chọn nơi cung ứng dịch vụ VPCC

Ta xét cụ thể ở hai văn phòng công chứng là văn phòng công chứng 24H và văn phòng công chứng Cần Thơ.

VPCC 24h và VPCC Cần Thơ 26% VPCC 24h 43% VPCC Cần Thơ 31% Hình 11: Hành vi chọn nơi cung ứng dịch vụ VPCC

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2010

Thực tế Văn phòng Công chứng nào có trước sẽ được người dân biết đến và sử dụng nhiều hơn. Do vậy, người dân chọn Văn phòng Công chứng 24h cung ứng dịch vụ nhiều hơn (43%), còn Văn phòng Công chứng Cần Thơ đạt 31%, và lượng khách hàng sử dụng cả hai Văn phòng Công chứng này là 26%.

4.2.8 Nguồn thông tin và mức độ quan trọng của các nguồn thông tin đối với dịch vụ VPCC

Nguồn thông tin đưa dịch vụ Văn phòng Công chứng đến người dân khá đa dạng. Trong đó, khách hàng biết đến các văn phòng công chứng nhiều nhất là thông qua thông tin từ bạn bè với điểm trung bình là 3.91 và thông tin từ người

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của các văn phòng công chứng ở thành phố cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)