Con người bị tổn thương về tâm hồn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.2. Con người bị tổn thương về tâm hồn

Quan tâm nhiều đến số phận của con người trong cuộc sống hiện đại, Phạm Duy Nghĩa thường đi sâu khám phá, phản ánh thế giới tâm hồn phong phú của con người. Trước cuộc sống hiện đại nhiều bon chen, ganh ghét, đố kị, con người có những tổn thương về tâm hồn, khủng hoảng về tâm lí khiến họ dần bị đẩy ra xa cuộc sống. Và nhân vật của Phạm Duy Nghĩa thường rơi vào trạng thái cô đơn, sống khép mình, không muốn hòa nhập vào cuộc sống xô bồ xung quanh. Kiểu con người bị tổn thương về tâm hồn được thể hiện khá phong phú trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa.

Đó có thể là những nhân vật do ý thức khẳng định cái tôi của mình quá

mạnh mà bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm hồn. Hà (Vệt sáng nơi ban công) là cô bé nhà giàu, sống thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, vì vậy, cô luôn thèm

khát sự quan tâm, chia sẻ. Nhưng không một ai đem lại cho Hà cảm giác đó. Cả cha và mẹ đều bận rộn với những công việc riêng, chạy theo những tham vọng của cá nhân, mà quên đi sự tồn tại của đứa con. Hà sống trong ngôi nhà vắng vẻ, thiếu hơi ấm tình thương, ở giữa đất Hà Thành nhộn nhịp. Với bạn

thân đứa nào cả. Ngồi với nhau chúng nó chỉ xoay quanh mấy chuyện thời trang, mỹ phẩm, tình yêu chán ngắt” [14, 155] ; với bạn trai, lại càng khiến Hà chán ngán: “toàn là những người rỗng tuếch, họ nhạt như nước lã” [14,

156]. Hà coi nói chuyện với đàn ông không phải là mở mang đầu óc mà chỉ

làm “ngu thêm”. Không tìm thấy sự đồng cảm trong cuộc sống khiến tâm hồn

bé bỏng của cô bị tổn thương rất nhiều. Hà cảm thấy mình như bị lạc lõng, bơ

vơ, bị bỏ rơi giữa một xã hội xô bồ, nhốn nháo, “em luôn cảm thấy bất ổn”.

Nhưng không vì thế mà Hà sống buông thả, phó mặc cho dòng đời nổi trôi đưa đẩy, ngược lại cô luôn có ý thức sống vươn lên để tự khẳng định mình

“sống nhàn nhạt như mọi người xung quanh em không chịu nổi” [14, 157].

Song, cuộc sống thật trớ trêu, thứ mà con người càng khao khát lại càng

không thực hiện được, Hà rơi vào trạng thái cô đơn “không ai hiểu được mình”. Bởi vậy, tâm hồn cô càng đầy lên những vết thương, sự khủng hoảng càng trở nên trầm trọng, “Cô bé trông như con ngựa hoang chạy trên một thảo nguyên tinh thần rộng lớn với ngọn cỏ xa xôi nào cũng thèm khát được hít thở” [14, 153]. Nỗi cô đơn của cô bé là đại diện cho một lớp người trẻ tuổi

bơ vơ, không biết đi đâu về đâu, chưa xác định cho mình một nhân sinh quan rõ rệt. Nhưng đó cũng là mâu thuẫn giữa kì vọng và thực tại xã hội. Một khát khao nhỏ bé, giản dị như cái vệt sáng trên ban công….

Nhân vật trong truyện của Phạm Duy Nghĩa bị tổn thương về tâm hồn còn do những rạn nứt của các mối quan hệ trong xã hội. Là những người sống có lí tưởng, có khát khao cống hiến, nhưng sống trong một môi trường mà

người ta chà đạp lên tất cả để bon chen lợi danh khiến nhân vật “tôi” (Trăng trên rừng Tông qua mu) trở nên bi quan, sống khép mình. Với ý thức cá nhân, “tôi” ghét “những thứ người chung chung, bạc nhạc, trắng đen nhờ nhợ không rõ màu gì”. Trước cuộc đời giả dối, “tôi” thấy chán cuộc đời, chán loài người và có cái nhìn bi quan : “Càng tiếp cận con người sống quanh mình tôi

càng thấy con người nông cạn, tầm thường”, “họ là một lũ tư duy bùn, vôi hóa tâm hồn” [14, 228]. Nhân vật Hiên (Đường về xa lắm) cũng nhận ra “con người bây giờ độc ác lắm, hôm nay nó khen mình, ngày mai nó sẵn sàng túm lại đánh đập mình ngay” [15, 83]. Chính cái nhìn bi quan khiến nhân vật của

Phạm Duy Nghĩa rơi vào trạng thái cô đơn. Có khi nỗi tuyệt vọng, niềm phẫn

uất của nhân vật dâng trào, bật ra thành tiếng chửi: “cuộc đời chó má”, “mẹ kiếp!”, “thói đời đốn mạt…”, “nhổ toẹt vào công tác, nhổ toẹt vào cộng đồng”….. Tất cả cho thấy những đổ vỡ trong tâm hồn của nhân vật. Mất niềm

tin vào cuộc sống, Hiên và “tôi” tìm về với thiên nhiên như một sự cứu rỗi

tâm hồn, bởi “con người có lúc độc ác, nhưng cây cối lúc nào cũng hiền” [15, 87], “công danh, tiền bạc Hiên đều không ham hố. Hiên chỉ thèm được sống thoải mái, tự nhiên. Thèm có thiên nhiên tươi xanh, có không gian để hít thở”. Nhân vật ông Thụ (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh) cũng có những đổ vỡ trong tâm hồn, mất niềm tin vào sự trong sạch của con người. Ông “thà đêm đêm ôm ấp một hình nhân trong sạch, còn hơn sống với bất cứ người đàn bà vấy bẩn nào” [15, 104]. Bởi vậy, gần sáu mươi tuổi, ông vẫn sống độc thân.

Ông tự nhận mình mắc bệnh C.O.T – bệnh rối loạn ám ảnh, bệnh cẩn thận quá mức. Bệnh này khiến ông Thụ lúc nào cũng thèm khát sự sạch sẽ “Nhà sạch, người sạch, tư duy sạch, tâm hồn sạch…”. Những tổn thương về tâm hồn khiến ông nói chuyện với người khác cũng luôn phải “đề phòng”. Ông chỉ còn tin vào thiên nhiên. Với ông, thiên nhiên luôn tươi sạch. Ông hết lòng tôn thờ

Sapa bởi “tuyết Sapa trắng sạch nhất thế gian này” [15, 103].

Sự tổn thương trong tâm hồn của các nhât vật “tôi”, Hiên, ông Thụ, khiến bạn đọc không tránh khỏi những xót xa, day dứt, ám ảnh.

Nếu như trong các sáng tác của Bảo Ninh, Chu Lai, nhân vật bị tổn thương về tâm hồn chủ yếu là những con người đánh mất hiện tại vì quá khứ

gian đã mất”, thì nhân vật của Phạm Duy Nghĩa, đôi khi vì mải miết với

những kiếm tìm cho cái đẹp, cho lí tưởng mà bị rơi vào tình trạng khủng

hoảng. Nhân vật “tôi”, một nhà văn (truyện Giọt nước mắt dưới trăng) xem

hành trình viết văn, sáng tạo nghệ thuật là hành trình kiếm tìm, theo đuổi cái đẹp và lí tưởng giữa những cái tầm thường của cuộc sống. Điều đó thật đáng trân trọng đối với một người nghệ sĩ. Nhưng vì mải mê với lí tưởng, “tôi” quên đi bổn phận của một người chồng trong gia đình, bỏ qua những đau khổ của con người, coi những thứ xung quanh chỉ là tầm thường. Anh nhìn thấy

tâm hồn của vợ cùng những người xung quanh chỉ như “đám lá keo khô xơ xác” mà không tìm thấy bất kì sự hòa điệu nào giữa mình với họ. Vì vậy “tôi”

bị tổn thương về tâm hồn, rơi vào sự cô đơn. Anh tìm lối thoát cho cuộc sống của mình bằng cách trốn vào văn chương với những điều hư cấu, tưởng tượng hết sức cao đẹp. Để rồi cuối cùng, “tôi” nhận ra một chân lí của văn chương

nghệ thuật “Hãy để cuộc sống tràn đầy trang sách. Đừng đặt cuốn sách lên trên cuộc đời”.

Viết về những tổn thương, khủng hoảng trong tâm hồn của giới nghệ sĩ, trí thức, nhà văn muốn phản ánh thực trạng xã hội của cuộc sống hiện đại; đồng thời gợi lên trong lòng độc giả niềm cảm thông sâu sắc. Qua đó, muốn

bạn đọc nhận thấy “nhộm nhoạm ngược xuôi mới là cuộc sống”, con người

sống phải biết dung hòa cái tôi cá nhân với cái ta chung, nhưng đồng thời cũng phải biết giữ cho mình một tâm hồn tươi sáng.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)