Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại (Trang 45 - 50)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.2. Không gian thiên nhiên

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn, nhà thơ ở mọi thời đại. Phạm Duy Nghĩa là con đẻ của núi rừng Tây Bắc, nên thiên nhiên hào phóng và hoang dã đã trở thành niềm khắc khoải trong truyện ngắn của anh. Có lần anh tâm sự “Có lẽ cái tạng của mình chỉ gần với rừng rú. Mình đã thử viết về thành thị, thấy rất dở. Thoát thai khỏi cái xanh tươi của miền núi là câu chữ thoi thóp, ngắc ngoải liền”. Với thiên nhiên, anh có ý thức dành cho nó một vị trí ưu ái, trân trọng trong tác phẩm. Anh cho rằng

Miền núi, tự bản thân nó đã là đẹp, nên văn cũng phải đẹp cho xứng đáng

với nó. Viết về miền núi mà nhạt nhoà, không thấy cái tươi xanh hùng vĩ của nó ở đâu, thì tự thấy xấu hổ với chính thiên nhiên miền núi” [23]. Vì vậy anh

đã trình bày cái thế giới còn lắm mời gọi này với một sắc màu riêng, cố gắng không lẫn, ít lẫn vào khu rừng văn chương vốn rất sum xuê của những người

đi trước, khiến cho không gian thiên nhiên trong truyện của anh luôn xanh tươi và hấp dẫn đối với bạn đọc.

Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hiện lên sinh động với nhiều màu sắc. Hiếm thấy một trang văn nào của anh lại thiếu màu sắc. Màu sắc của thiên nhiên, của cảnh vật được chưng cất ở sắc độ nguyên thủy của nó. Màu sắc trở thành khế ước của thiên nhiên, nơi nó cho thấy quyền chung sống, chiếm lĩnh sự sống thầm lặng mà bạo liệt [24]. Đó là màu trắng của hoa mận. Như một đức tin suối nguồn trong trẻo, thuở ban đầu Phạm Duy Nghĩa đã chọn màu trắng tinh khiết, tươi lành, hoang sơ để diễn tả cái “ý nghĩ siêu thoát và chay tịnh”. Và màu trắng của tuyết đã trở thành biểu tượng của sự trắng trong, tinh khiết. Ông Thụ trong

truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trăng chấp nhận cuộc sống cô đơn vì sợ sự

vấy bẩn, nhưng lại hết lòng tôn thờ Sa Pa vì nhận ra “tuyết Sapa trắng sạch

nhất thế gian này”. Đó còn là màu xanh của đại ngàn. “Màu xanh ngằn ngặn của rừng như chất moocphin làm nỗi đau đời trong tôi dịu đi một chút” (Trăng trên rừng Tông qua mu), màu xanh của thiên nhiên, của cây rừng khiến tâm hồn của con người được thư thái. Màu xanh của núi trong Thương nhớ Lèng Hồ được miêu tả ở nhiều sắc độ khác nhau, “màu xanh đậm như mặt phải, rồi xanh xám như mặt trái một tờ giấy than, là những núi gần. Màu xanh rất non nhạt như màu trứng sáo, là núi xa. Có màu xanh mơ hồ ở xa hơn nữa, thì không biết là mây hay là núi”. Màu xanh của màn đêm (Cơn mưa hoa mận trắng) “màn đêm xanh lam đã đổ tràn thung lũng. Trời vằng vặc xanh”. Màu đỏ của hoa đào, của mặt trời mùa thu “đỏ ối”, “đỏ thắm”. Màu

vàng cũng được nhà văn miêu tả khá tỉ mỉ, đó là “vàng khè” của cột nhà ám khói, “vàng xuộm” của chùm quả ngô giống, “vàng ửng” của chùm đỗ giống, “vàng rộm” của thóc của rơm,… Nếu là mùa đông thì “cỏ tranh trên đồi vàng

xuộm, đôi chỗ vểnh lên vài cụm lau trắng lơ phơ”, là mùa thu thì “nắng vàng như bột ngô sấy khô núi rừng ẩm”…

Viết văn, Phạm Duy Nghĩa không thích những cuộc ồn ào đình đám mà dường như muốn lánh đi, chìm vào những góc khuất. Có thể cảm nhận điều này ngay trên những trang viết của anh: đắm say với thiên nhiên, đặc biệt là mây - thứ tài sản của trời, mà đất Lào Cai quê anh luôn thừa thãi. Và tất nhiên là cả trăng nữa. Phạm Duy Nghĩa đã có những câu, thậm chí những trang văn về trăng, mây, sương núi, hoa mận trắng, rừng cây… đẹp một cách sang trọng và khiến ta ám ảnh.

Nhắc đến không gian thiên nhiên núi rừng Tây Bắc không thể không nhắc đến sương – một nét rất đặc trưng, rất riêng của thiên nhiên nơi đây.

Sương nơi đây không mỏng manh, lờ mờ như ở đồng bằng, mà nó “đặc tụ thành từng đám bùng nhùng trong thung lũng,.. Sương cuộn tròn thành từng nắm giắt trong bụi cây, luồn vào hốc đá…”. Vào mùa hè, sương mù xóa mất cả thị trấn, “sương đặc tụ như khói quẩn lên đường, nhét đầy các ngõ ngách, cuồn cuộn bay như khói ngập nhà sàn” ( Cơn mưa hoa mận trắng)

Miêu tả thiên nhiên Phạm Duy Nghĩa đặc biệt chú ý miêu tả trăng. Ánh trăng trong truyện ngắn của anh không giống với bất cứ vầng trăng nào trong văn học. Trăng được anh miêu tả ở nhiều góc độ với một sức sống căng

tràn và đầy gợi cảm. “Trăng nhú mầm trên đỉnh đồi, lồ lộ xanh một vẻ khác thường… trăng đổ ánh xanh nhàn nhạt trên thung…” (Trăng trên rừng Tông qua mu). Hay “Trăng ùa vào phòng trắng tinh. Ngoài trời sáng như ban ngày”, “trăng thì thầm xối bạc lên cây cối”, “trăng dãi trên vườn đào như tuyết… trăng tan theo lá cành, trăng nhập vào giọt sương sáng lòe tinh khiết” (Chuyện ở Ô Cán Hồ). Trăng khiến cho cảm xúc của người nghệ sĩ thăng hoa trong Giọt nước mắt dưới trăng. Có lúc, trăng lại khiến không gian trở nên huyền ảo “Con đường mới dải đá trắng tinh như được lát bằng những phiến

trăng. Ánh trăng làm cho con đường dài hơn, trôi mãi về phía xa xăm, hoang vắng, mơ hồ” ( Lá vàng Chải). Việc sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh và

sức gợi khiến cho ánh trăng của Phạm Duy Nghĩa lúc nào cũng đẹp, lung linh, huyền ảo và gợi tình. Ánh trăng giúp tâm hồn con người được tắm mát, được trở về với sự trong lành, tinh khôi. Trăng hiện lên thật nồng nàn, say đắm khiến cho thiên nhiên miền núi càng trở nên quyến rũ, hấp dẫn hơn.

Đọc truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, ta thấy cái mưa cái nắng cũng

mang nét rất riêng không giống bất kì vùng miền nào. Mưa đến đột ngột “cứ ào một cái, nghe ran ran trên rừng vầu, rừng nứa, ngoảnh lại đã thấy cả Kin Chu Phìn biến mất trong một màn mưa trắng xóa” (Cơn mưa hoa mận trắng). “Mưa như quét xuống từ chiếc chổi thủy tinh khổng lồ, làm tăm tối mặt mũi” (Lá Vàng Chải). Mưa mang theo cả những thanh âm của thiên

nhiên hùng vĩ, khiến cho người đọc cảm nhận được cả cái lạnh, cái mạnh mẽ

của thiên nhiên. Cùng với đó là cái nắng “nắng sớm lách qua những bụi cây chít, rọi xuống tận khe”, “nắng Sapa bao giờ cũng là thứ nắng rất nhẹ, rất nhanh, là vàng chắt ra từ thiên nhiên…” (Ngôi nhà nhỏ bên hồ). Phải là con

người yêu thiên nhiên, nhà văn mới có những quan sát, miêu tả tỉ mỉ mà rất tinh tế về thiên nhiên Tây Bắc.

Cỏ cây, hoa lá của thiên nhiên nơi đây cũng được nhà văn làm hiện lên

rất có hồn, mang một vẻ đẹp riêng. Đọc Hoa đào xứ tuyết bạn đọc sẽ cảm nhận được không gian thiên nhiên đầy ắp sắc hồng và đỏ của hoa đào “Năm ấy, khắp Sapa đỏ rực sắc hoa đào, hoa soi mình xuống tuyết thẹn thùng… trên mặt đất trắng tinh lác đác cánh hoa đào đỏ thắm” [14, 91]. Đến với truyện Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh, người đọc lại được ngập tràn trong không

gian đầy hoa với đủ các hương sắc, đặc tính : nào là màu xanh biếc của hoa bìm bịp, hoa chuông tím mộng mơ sang quý, hoa mai thiên hương man mác trong mơ hồ, hoa pentolia mang tên Tây nhưng bình dị như cây mùng tơi, hoa

thanh anh đỏng đảnh, kiêu kì, có sắc tím của nhành lan phi điệp, có hoa lan – loài hoa của thương nhớ, chung thủy…. Mỗi loài hoa mang một vẻ, một tính cách riêng khiến cho vườn hoa càng thêm sinh động, có hồn. Tạo hóa đã ưu ái ban cho nơi đây khí hậu mát mẻ, khiến cho thiên nhiên cũng tràn đầy sức sống. Bạn đọc như được rong chơi ở vườn hoa đầy hương sắc, càng làm cho tâm hồn sảng khoái, thư thái. Những loài hoa đã gợi thương gợi nhớ cho những ai đã từng đặt chân, hoặc đã từng gắn bó với mảnh đất này.

Nhưng nếu chỉ dừng lại để tả thôi thì truyện của Phạm Duy Nghĩa sẽ chỉ là những tùy bút hấp dẫn. May là anh không dừng lại như thế. Trăng, mây, những ráng chiều đỏ ối dát trên những nương, những gùi thảo quả chỉ là cái cớ để qua đó anh gửi gắm câu chuyện đôi khi của chính lòng mình và nhiều khi là chuyện của nhân quần xã hội. Và cũng qua thiên nhiên ấy, là những thông điệp anh muốn lan truyền vào người đọc, như một nhu cầu kiếm tìm sự chia sẻ trong cõi người rộng lớn. Thiên nhiên chính là nơi trở về cho những tâm hồn mệt mỏi với những bon chen ngoài xã hội xô bồ, thiên nhiên như “người Mẹ tinh thần” luôn vỗ về, chở che cho tâm hồn của con người.

Trong quá trình xây dựng thế giới con người miền núi, Phạm Duy Nghĩa luôn biết cách “lợi dụng” thiên nhiên như một thế mạnh để làm nền cho việc xây dựng thế giới con người. Đặc biệt đối với đời sống con người miền núi, thiên nhiên càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Những nhân vật của Phạm Duy Nghĩa dường như mỗi khi tâm hồn bị tổn thương, mỗi khi “chán cuộc đời, chán loài người”, mỗi khi cô đơn lạc lối cần kiếm tìm một sự an ủi thì bước chân lại đưa họ trở về với thiên nhiên tĩnh lặng, bao dung. Anh kỹ sư lâm nghiệp “Nhổ toẹt vào công tác, nhổ toẹt vào cộng đồng” hăm hở về với thiên nhiên, tìm thấy sự đồng điệu với loài cây

tông qua mu với cốt cách ngang tàng “Màu xanh ngằn ngặt của rừng như một chất moocphin làm nỗi đau đời trong tôi dịu lại”. Anh nhạc sĩ Vi Văn Quăm

tài hoa mà bất hạnh, “con người nứt ra từ thiên nhiên hoang dại của núi rừng”, chỉ khi sống giữa thiên nhiên mới thấy “được sống đúng là mình thế này” (Trăng trên rừng tông qua mu). Cứ đến với núi rừng “nghe tiếng rì rào

ấm áp của nó” Hiên lại thấy vợi cả nỗi lòng. Cô nhận ra “con người có lúc độc ác nhưng cây cối lúc nào cũng hiền”. Trở về với rừng núi còn là cuộc

hành trình tìm về bản thể. Ông sếp (Người đổi mặt) chỉ tìm lại bộ mặt thật

của mình khi trở về sà vào lòng mẹ, ngụp lặn giữa một thiên nhiên hoang dại,

soi mặt vào chum nước dưới trăng hiện lên “cái dung mạo nguyên thuỷ của ông nhẹ nhõm, thuần phác, lành hiền như nặn bằng đất thó”.

Là nhà văn có vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng Phạm Duy Nghĩa không phải là cây bút văn xuôi khô khan, chạy theo việc kể lể sự việc. Miêu tả thiên nhiên, Phạm Duy Nghĩa thể hiện phong phú những cảm xúc trữ tình đắm thắm phù hợp với cảnh ngộ của con người.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)