7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2.3. Không gian tâm lí
Khác với không gian lịch sử, văn hóa và không gian thiên nhiên, không gian tâm lí xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện. Đó có thể là những dòng hồi ức triền miên của nhân vật đầy những tâm trạng vui buồn, những mơ ước mộng mị vẩn vơ, những ám ảnh, ám thị mơ hồ mà nhân vật không nói ra được. Phần lớn thời gian nhân vật sống với chính mình [6, 91]. Không gian tâm lí mang tính hướng nội, có vai trò thức dậy tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Đây là kiểu không gian đặc biệt mang cảm quan đời sống của nhà văn. Giữa không gian ngoại cảnh và không gian tâm lí thường có quan hệ hai chiều, hoặc là không gian ngoại cảnh tác động vào tâm lí, hoặc là không gian tâm lí chi phối tới cái nhìn ngoại cảnh. Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết :
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Mối quan hệ giữa không gian ngoại cảnh và không gian tâm lí càng chặt chẽ thì truyện càng hấp dẫn thú vị, bởi vì ở đó thường là chỗ giao thoa giữa khung cảnh và nhân vật, giữa truyện và người kể chuyện.
Với thế mạnh về việc miêu tả tâm lí nhân vật, nên kiểu không gian tâm lí xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa. Xây dựng kiểu không gian tâm lí Phạm Duy Nghĩa thường chú trọng tới những giấc mơ và những mảng kí ức trong tâm hồn nhân vật. Giấc mơ là trạng thái vô thức của con người. Đó là nơi con người được trải lòng mình, thử mình và rút ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống. Và đan xen với những giấc mơ thì con người cũng luôn trôi trong những kỉ niệm thời quá khứ, của một miền kí ức đã được cất kín nay bị đánh thức dậy, để nhận thấy mình rõ hơn trong hiện tại.
Trong truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng các mảng kí ức và giấc
mơ đan cài vào nhau giúp tác giả thể hiện rõ hơn về số phận của những người giáo viên cắm bản như Thuận. Tập trung miêu tả sự cô đơn và cuộc đấu tranh quyết liệt để giữ gìn nhân phẩm của nhân vật ở hiện tại, nhưng phần lớn không gian lại được tác giả nhắc đến với miền kí ức dội về trong Thuận.
Trong hồi ức của Thuận thì mùi bùn và mùi cá là thứ mùi “làm xáo động một mảng kí ức đã ngủ quên trong thẳm sâu con người Thuận”, nó gắn với những
run rẩy đầu đời của chị. Dù kí ức đó có lúc khiến chị phải “rùng mình xót xa”,
nhưng “đôi khi Thuận ngạc nhiên thấy mình muốn trở về miền trung du, bì bõm lội đồng tìm lại cái mùi bùn ngấu một lần nữa”. Những thứ tưởng như
hết sức bình thường đó lại đánh thức những khao khát cháy bỏng trong con người bản năng của Thuận. Nó đối lập với thực tại phũ phàng mà chị đang phải trải qua : đó là nỗi cô đơn ở nơi rừng núi heo hút. Chị muốn tìm lại những hạnh phúc trần thế của mình trong mảng kí ức bị chìm sâu. Nếu như, những mảng kí ức làm sống dậy những khao khát bản năng của nhân vật Thuận thì chi tiết giấc mơ ở cuối truyện là sự khẳng định chiến thắng của con
người trước những dục vọng thấp hèn. Giấc mơ về hai người phụ nữ không mặc gì đi trong cơn mưa hoa, xác hoa dâng ngập bắp chân… với ý nghĩa chay
tịnh mang tính triết lí của đạo Phật “trừ diệt mọi ham muốn là trừ diệt cái gốc của mọi đau khổ” là sự tẩy uế, cái ham muốn tầm thường phải nhường chỗ
cho cái trong sạch, cái cao khiết ngự trị. Giấc mơ càng khiến cho không gian của truyện thêm huyền ảo, hư thực.
Cùng là sự đan cài giữa giấc mơ và kí ức trong kiểu không gian tâm lí,
ta còn gặp trong truyện ngắn Đường về xa lắm. Cũng nhằm khắc họa kiểu
con người cô đơn nhưng không phải khẳng định sự chiến thắng của con người bản năng, mà là nói tới tình cảm của con người với quê hương, mảnh đất mà “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên). Cuộc sống bon chen ở đất Hà thành khiến Hiên cảm thấy ngột ngạt mà nhớ về những kí ức thời thơ ấu ở núi rừng, nơi gắn với những kỉ niệm của một tuổi thơ thanh bình mà yên ả. Không gian chính của truyện là không gian thành thị ở hiện tại, nhưng người đọc lại thấy nhiều hơn là miền không gian núi rừng trong kí ức của Hiên. Không gian đó có bố, có mẹ, có em, có những cái rét ngọt ngào mơn man da thịt của núi rừng Tây Bắc, có bếp lửa lúc nào cũng
“nồng nã hơi trầu của mẹ” và còn có cả hình ảnh của con bò khoang mà cả
Hiên và gia đình cùng yêu quý… Càng những lúc cảm thấy cô đơn thì nỗi nhớ quê càng dâng trào trong Hiên. Không gian thiên nhiên lúc này cũng đã trở thành không gian tâm lí. Truyện còn hấp dẫn với chi tiết giấc mơ của Hiên. Đó là một giấc mơ kì lạ : con người muốn đọc được thơ cách tân hiện đại thì
phải thay máu, mà nghe nói máu người không đủ “phải huy động cả máu trâu bò và máu kăngguru. Máu của động vật nhai lại càng tốt…”. Giấc mơ của
Hiên khiến chúng ta phải giật mình suy nghĩ : bản chất của sự cách tân là sự nhai lại và cần phải có cái nhìn đúng đắn về thơ ca hiện đại. Giấc mơ cũng phản ánh nỗi cô đơn của Hiên trong xã hội đó, khi mà mọi người (Tuấn Anh,
Đan Lẫm, Lâm Hà và nhiều người nữa) đang xô dạt, ẩu đả lẫn nhau để được thay máu thì Hiên vẫn còn lang thang đâu đó, vô định.
Không gian tâm lí còn là không gian giấc mơ của Doanh trong truyện
Đồi hoa lạnh. Giấc mơ đó nói lên niềm ân hận, day dứt của con người khi đã
gây tổn thương cho người khác. Chỉ vì làm việc quá cứng nhắc theo những nguyên tắc khuôn sáo mà Doanh đã khiến cho cô sinh viên Hoài không được nhìn mặt mẹ phút cuối. Doanh luôn phải sống trong sự giằng xé giữa một bên
là tính kiêu ngạo và một bên là tình thương, niềm ân hận. Chi tiết “hoa mận trắng hóa muôn ngàn bông tuyết buốt” như là sự thức tỉnh con người trước
những lỗi lầm không nên mắc phải và con người hãy sống với nhau bằng tình thương chân thành.
Giấc mơ màu rêu đỏ của Tú trong truyện Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh
lại cho ta thấy không gian của thiên nhiên trên đồi Sapa, nhưng cái khoảng không gian ấy lại ám ảnh con người bởi vì có người nào đó nói rằng màu đỏ thể hiện sự đơn lạnh, khát khao lắm mà chẳng bao giờ tìm được tổ ấm.
Có thể thấy, không gian tâm lí trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa góp phần quan trọng vào thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật. Chính sự đa dạng về các kiểu không gian và sự luân phiên điểm nhìn trong các kiểu thời gian khác nhau đã tạo ra những thay đổi liên tục, bất ngờ khiến cho truyện của Phạm Duy Nghĩa luôn cuốn hút bạn đọc, kích thích trí tò mò của độc giả.
KẾT LUẬN
Là nhà văn đến sau nhưng Phạm Duy Nghĩa không để cho những “đứa con tinh thần” của mình bị chìm khuất. Với ý thức lao động nghệ thuật cẩn trọng, nghiêm túc, anh đã đem đến cho các trang văn sự hấp dẫn kì lạ bởi một quan niệm nhân sinh sâu sắc, mới mẻ. Bước vào làng văn với những câu chuyện viết về cuộc sống và con người miền núi, Phạm Duy Nghĩa đã và đang khẳng định vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam cũng như trong lòng độc giả. Chính nét dung dị và tự nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho những trang văn của anh.
Tìm hiểu truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc nhìn thể loại cho ta nhận diện nhiều điều bất ngờ, thú vị. Nó giúp ta có cái nhìn đầy đủ về cấu trúc nội tại của tác phẩm; đồng thời, thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu đặc trưng thể loại truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, chúng tôi dừng lại ở việc tìm hiểu một số yếu tố cơ bản như cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật; nhưng qua đó, cũng đủ cho ta thấy được hành trình đi tìm cái Đẹp và cái Thiện của nhà văn. Có thể thấy, sự đa dạng trong các kiểu cốt truyện, nhân vật, sự tỉ mẩn, dụng công trong việc tạo dựng không gian và thời gian nghệ thuật đã giúp cho Phạm Duy Nghĩa trở thành một tên tuổi không còn xa lạ trong lòng bạn đọc hôm nay. Thành công mà Phạm Duy Nghĩa đạt được đã khẳng định tài năng và những đóng góp của anh trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại. Nó tạo dựng trong lòng bạn đọc một niềm tin vào sự tiến bước xa hơn nữa của anh trong sự nghiệp cầm bút của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7 (437).
2. Nguyễn Thị Bình (1995), “Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, số 2.
3. Kim Ngọc Đại, “Tiếng gọi lưng chừng dốc – vang vọng một cốt cách
văn xuôi trang trọng”, báo Văn nghệ trẻ, số 34, 21 – 08 - 2005. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục.
5. Đỗ Đức Hiểu (2004), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
6. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vẫn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
dục.
7. Nguyễn Trọng Hoàn, “Tiếng gọi lưng chừng dốc – một khởi đầu ấn
tượng của Phạm Duy Nghĩa”, báo Văn nghệ trẻ, số 49, 08-02- 2012.
8. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb
Giáo dục.
9. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.
11. Sương Nguyệt Minh, “Đi tìm Cơn mưa hoa mận trắng”, Tạp chí Văn
nghệ quân đội, số 649, 7-2006.
12. Dạ Ngân, “Khôi nguyên Phạm Duy Nghĩa trước và sau giải Nhất văn chương”, Báo Văn nghệ, số 17+18, 13 – 03 - 2005.
13. Phạm Duy Nghĩa (2002), Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học
14. Phạm Duy Nghĩa (2007), Cơn mưa hoa mận trắng, Nxb Thanh niên.
15. Phạm Duy Nghĩa (2007), Đường về xa lắm, Nxb Công an Nhân dân.
16. Phạm Duy Nghĩa (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc.
17. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
18. Hoàng Thu Phố, “Phạm Duy Nghĩa với Cơn mưa hoa mận trắng”, Báo
Văn nghệ trẻ, số 31, 30-7-2006.
19. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
20. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
21. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22. Bùi Việt Thắng, “Khu vườn văn của Phạm Duy Nghĩa”, Báo Văn nghệ trẻ, số 35 – 36, 29/8 – 5/9/2010.
23. Bình Nguyên Trang, “Nhà văn Phạm Duy Nghĩa – người đi tìm Cơn mưa hoa mận trắng”, Báo An ninh thế giới, số 40, 5 - 2011.
24. Mai Anh Tuấn, “Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa: đường biên đất trời Tây Bắc”, Tạp chí Tản Viên Sơn, số 3 - 2011.
25. Cao Thị Hồng Vân (2012), Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên.
26. Đoàn Thị Hải Yến (2011), Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.
27. Hoàng Hải Yến (2010), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Hà