Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa

Một phần của tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại (Trang 35)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa

2.1.2.1. Thời gian hiện thực

Thời gian hiện thực là kiểu thời gian sinh tồn cơ bản nhất của con người, được xem là yếu tố tiếp xúc cận cảnh nhất với đời thường. Thời gian hiện thực có thể đo đếm bằng ngày tháng cụ thể hoặc được cảm nhận qua những thay đổi của sự vật, sự nếm trải những mất mát, khổ đau ; thời gian hiện thực có thể ngưng đọng, trì trệ xoay theo các quỹ đạo tưởng chừng như bất biến của cuộc đời con người.

Trước hết, thời gian hiện thực trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa là thời gian được thể hiện theo trật tự thời gian tuyến tính cho ta thấy quá trình phát triển tính cách, số phận của nhân vật. Kiểu thời gian này có thể thấy

trong một số truyện như Cô gái xuống ga Vĩnh Yên, Cơn mưa hoa mận trắng, Chuyện ở ô Cán Hồ, Lá Vàng Chải…. và nó thường gắn với cốt

truyện truyền thống. Bắt đầu bằng một thời điểm cụ thể với cái nhìn hồi cố của người kể chuyện, câu chuyện dần dần được tái hiện theo dòng thời gian

tuyến tính. Trong truyện Lá Vàng Chải mở đầu là : “Dạo ấy, đội công nhân chúng tôi xây đập tràn ở Lá Vàng Chải…”, truyện Cô gái xuống ga Vĩnh Yên “Tôi ra ga vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá…”, hay “Trong quãng đời làm nghề nghiên cứu văn học dân gian, tôi đã từng lên những vùng xa xôi bên dãy Hoàng Liên hiểm trở. Trong một chuyến đi tôi gặp lại Tần…” (Chuyện ở ô Cán Hồ). Tiếp sau đó các sự kiện cứ tuần tự xuất hiện, chuyện

xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau, cho tới khi kết thúc câu chuyện. Lối kể chuyện trùng khít giữa thời gian cốt truyện và thời gian trần thuật ấy, càng làm cho câu chuyện trở nên dễ hiểu, dễ nắm bắt, phù hợp với khả năng tiếp nhận của số đông độc giả.

Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa còn cho ta cảm nhận về thời gian rất thực. Đó là những khoảng thời gian cụ thể ám ảnh người đọc, cho ta hình

dung rõ về số phận của nhân vật. Đọc Cơn mưa hoa mận trắng người đọc sẽ

còn mãi ám ảnh về quãng thời gian ba năm Thuận lên vùng cao dạy xóa mù chữ cho con em dân tộc vùng thiểu số. Ba năm không phải là quãng thời gian dài so với một đời người, nhưng nó lại trở nên nghiệt ngã hơn bao giờ hết trong cuộc đấu tranh giữa phần bản năng và phần đức hạnh, giữa phần Con và phần Người. Với Kiên – một giáo sinh thực tập, thì quãng thời gian sáu tháng ở lại đó, đủ để anh nhận ra sự chiến thắng chính mình của những người giáo

viên cắm bản không phải là dễ dàng. Quãng thời gian đó đang từng ngày gặm nhấm tuổi thanh xuân, gặm nhấm hạnh phúc trần thế của con người.

Khoảng thời gian ba ngày đêm (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên) rất ngắn

nhưng cũng đủ để thử thách tâm hồn con người và đủ để nhân vật “tôi” – nhà văn, nhận ra trò chơi thể xác không làm nhọ nhem tâm hồn một cô gái điếm đang thèm khát nếm thử cảm giác của thứ tình yêu sạch sẽ, sáng trong. Kiểu thời gian hiện thực khiến cho câu chuyện được kể hiện lên chân thực hơn.

2.1.2.2. Thời gian tâm trạng

Thời gian tâm trạng là tín hiệu nghệ thuật đời sống để nhà văn gửi gắm những suy tư, tình cảm của mình về cuộc sống, con người. Tâm tư, tình cảm

của tác giả khi trực tiếp, khi kín đáo bộc lộ qua các nhân vật. Thời gian tâm trạng là thời gian được nếm trải qua tâm hồn của nhân vật.

Thời gian tâm trạng không đồng nhất với thời gian tự nhiên. Nó dài hay ngắn, trôi nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm nhận và tâm trạng riêng của mỗi con người. Thời gian có thể bị chùng xuống hay bị kéo căng ra, có thể bị tỉnh lược, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có

thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Bởi vậy, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du

từng viết :

“Ngày vui ngắn chẳng tày gang”

Và :

“Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”

Trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, ta thấy thời gian tâm trạng có vai trò quan trọng trong việc diễn tả đời sống nội tâm của nhân vật. Tâm trạng của con người đã chi phối tới thời gian làm thành dòng thời gian tâm trạng. Kiểu thời gian này gắn liền với kiểu cốt truyện tâm lí.

Kiểu thời gian tâm trạng trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được thể hiện, trước hết là thời gian không theo trật tự tuyến tính, mà liên tục đảo lộn theo tâm trạng của con người, khiến cho câu chuyện có nhiều mảng thời gian khác nhau : có lúc đang ở hiện tại lại quay trở về quá khứ rồi sau đó trở về

hiện tại như trong Cơn mưa hoa mận trắng. Mở đầu câu chuyện là thời điểm

hiện tại với nỗi cô đơn của nhân vật Thuận trong quãng thời gian làm giáo viên cắm bản. Có lúc ngược dòng quá khứ, câu chuyện trở về thời điểm khi Thuận mới mười lăm, mười sáu. Rồi sau đó lại là quãng thời gian gặp mặt của hai vợ chồng Thuận… Những miền kí ức liên tục được gợi về. Thời gian hiện tại và quá khứ cứ liên tục đan xen giúp nhà văn thể hiện rõ nỗi cô đơn, những khó khăn thiếu thốn mà những người giáo viên cắm bản như Thuận phải trải

qua… Thời gian tâm trạng đảo lộn còn được thể hiện trong các truyện : Lá bạch đàn, Vệt sáng nơi ban công, Hoa đào xứ tuyết, Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh…

Thời gian tâm trạng còn có thể là một mốc thời gian cụ thể, xác định nhưng lại co dãn dài ngắn theo tâm trạng của nhân vật. Đặc biệt là thời khắc đêm và bóng tối. Trong truyện của mình, Phạm Duy Nghĩa rất chú ý và cũng rất hay đặt nhân vật vào khoảng thời gian ban đêm. Đó là khoảng thời gian mà con người mang nhiều tâm trạng nhất, và dường như về đêm con người mới thật sự sống đúng là mình nhất, có cơ hội bộc lộ mình nhiều nhất.

Lắng lại những ồn ào của ban ngày, đêm đến con người đối diện với

chính mình, nhận ra nỗi buồn và sự cô đơn. Nhân vật Hà trong Vệt sáng nơi ban công, sống cô đơn trong ngôi nhà ba tầng ở giữa đất Hà Nội, khoảng thời

gian đêm tối càng xoáy sâu vào nỗi cô đơn của cô. Những lúc như thế, cô chỉ muốn có người chia sẻ cùng mình, cô đã tìm đến rượu và trong một lần tình cờ uống say, lang thang ngoài đường phố cô đã gặp nhân vật “tôi”. Nhiều lần gặp và nói chuyện với “tôi”, Hà những tưởng tìm được chỗ dựa cho tâm hồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cô đơn của mình. Nhưng cái mà Hà nhận được, cuối cùng cũng chỉ là một màn đêm vô hồn và tàn nhẫn. Và quãng thời gian đêm tối ấy cũng nặng nề trôi theo tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhận ra những lỗi lầm của mình

“Đêm hôm ấy, trong tiếng chim lợn kêu ai oán trên nóc mấy khu nhà chung cư, tôi nằm nghĩ rất lâu về đứa con gái không chịu nổi cuộc sống phẳng lặng bình thường”...

Đêm tối còn đánh thức trong con người những khát khao thầm kín. Đêm cũng chứng kiến sự giằng xé dữ dội trong tâm hồn con người như trong

truyện Cơn mưa hoa mận trắng, Tiếng gọi lưng chừng dốc… “Đêm. Lại một đêm. Những đêm vùng cao của người giáo viên cắm bản thật là dài”, thời

gian như bị bẻ vụn ra theo từng mảnh tâm trạng của nhân vật. Thời gian đêm tối chính là thời gian thực tại, nhưng ở đây nó đã mang tâm trạng, nỗi cô đơn

của con người. Khoảng thời gian đó khiến cho “những khoảng thiếu hụt chưa được khỏa lấp càng nứt sâu thêm”, tâm hồn của con người càng cô đơn trống

vắng hơn và những khao khát bản năng của con người càng trở nên lớn hơn.

Đọc Cơn mưa hoa mận trắng có cảm giác như thời gian đêm tối như bị kéo

căng ra, tưởng chừng nó sẽ vỡ òa theo những ham muốn trần thế của Thuận. Cái đêm cuối cùng Kiên ở lại Kin Chu Phìn, thời gian nhiều khi tưởng như bị ngưng đọng, để cho những khát khao của con người trỗi dậy mạnh mẽ.

Thời gian đêm tối cũng là lúc tốt nhất để thử thách tâm hồn con người. Người đọc chắc sẽ còn ám ảnh nhiều với quãng thời gian ba đêm Diễm ở lại

căn phòng của nhân vật “tôi” trong truyện Cô gái xuống ga Vĩnh Yên. Ba

đêm nhân vật “tôi” cố gắng dùng phép thử bản năng để vạch trần bộ mặt của Diễm, xem “Em là ai?”. Nhưng ba đêm ấy, “tôi” đều bất lực trước một tâm hồn “quá chai nhàm với thân phận mua bán, khát khao nếm trải một cuộc tình trong sạch”.

Trong truyện Đêm đầy gió, đêm tối lại là thời gian thử thách giúp con

người nhận ra lẽ sống ở đời. Nhân vật “tôi” gặp lại Nhài – người yêu cũ của mình, trong một đêm đầy gió. Trong cái đêm ấy, người đàn ông cứ nghĩ mình đã nhìn thấy cái mầm loạn nhú lên trong tâm hồn Nhài. Anh ta ủng hộ ngoại

tình với quan niệm “ngoại tình chính là cách bù lấp những khoảng thiếu hụt…”, nhưng anh đã nhầm. Nhài tuy ít có tình cảm với chồng nhưng cô vẫn

quyết chung thủy với chồng vì những đứa con, đó là sự hi sinh, sự lựa chọn vì gia đình của người phụ nữ. Sự cự tuyệt của Nhài khiến cho “tôi” đau xót, hổ

thẹn nhận ra rằng “hình như tôi còn nghĩ đơn giản về con người”. Đêm tĩnh

lặng nhưng tâm hồn của con người lại nổi giông bão.

Nhìn chung, thời gian đêm tối là lúc nhân vật được sống thật nhất với mình và cũng là lúc nhà văn phát hiện được những góc khuất trong tâm hồn con người. Qua đó, giúp người đọc có niềm tin vào nhân cách của con người.

Thời gian tâm trạng trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa còn được thể hiện bằng sự đợi chờ, mong ước của con người trong tình yêu. Truyện

Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh, Tú tuy là người sống sơ giản nhưng trong tình

yêu, anh lại là người dám sống hết mình, chấp nhận sự hi sinh không tính toán thiệt hơn. Tú biết May là người con gái không của riêng ai, cô chạy theo hết mối tình này đến mối tình khác, nhưng Tú vẫn yêu May và chờ cô đón nhận tình cảm của mình. Lần nào Tú tỏ tình với May, cô cũng chỉ lửng lơ đáp

“không biết” rồi lẩn vào sương mù như một sự hư ảo. Chỉ vậy thôi cũng làm

Tú hi vọng bồn chồn và chờ đợi. Mỗi lần May chia tay với một cuộc tình, Tú lại hi vọng May sẽ đáp lại tấm chân tình của mình. Tú cứ chờ, cứ hi vọng và cứ kiếm tìm người con gái ấy trong vô vọng, để rối lại mất hút trong tiếng

nhạc “tích tích tăm, tích tích tăm…” cùng với điệu múa vờn mây nhịp nhàng.

Xây dựng kiểu thời gian tâm trạng, là cách giúp nhà văn đi sâu vào khám phá thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của con người. Với kiểu thời gian này,

người đọc càng ám ảnh về những thân phận không mấy tươi sáng trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.

2.2. Không gian nghệ thuật

2.2.1. Khái niệm

Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng xung quanh đời sống con người” [17, 633].

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì không gian nghệ thuật là “Hình

thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định….” [4, 160].

Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật thể hiện cách nhìn nhận riêng của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Có thể thấy, mỗi nhà văn có cách miêu tả không gian riêng. Nếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ám ảnh bởi không gian sông nước, không gian của những cánh đồng bất tận, thì truyện của Phạm Duy Nghĩa, ám ảnh bạn đọc bởi không gian thiên nhiên Tây Bắc với đầy đủ vẻ đẹp hiền hòa, hoang dại, hung dữ, cũng như không gian văn hóa, sinh hoạt của con người nơi đây. Bên cạnh đó, truyện của anh còn chú ý khai thác nội tâm nhân vật và anh đã xây dựng được kiểu không gian tâm lí rất riêng.

2.2.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 2.2.2.1. Không gian lich sử, văn hóa 2.2.2.1. Không gian lich sử, văn hóa

Không gian lịch sử, văn hóa gắn bó với những tập quán, phong tục, luật lệ ở một địa phương. Có khi là những quan hệ “có vấn đề” giữa cá nhân này với cá nhân khác, thế hệ này với thế hệ khác [6, 89].

Không gian lịch sử, văn hóa gắn với cách nhìn nhận hiện thực của mỗi nhà văn. Đi nhiều, gắn bó thân thiết với người dân tộc vùng núi Tây Bắc, Phạm Duy Nghĩa khá am hiểu cuộc sống cũng như nếp sinh hoạt, văn hóa của họ. Cho nên, nhà văn đặc biệt chú ý tới không gian sinh hoạt văn hóa cũng như cuộc sống của đồng bào miền núi. Anh cho rằng “thiên nhiên cùng với

bản sắc các dân tộc là hai đặc sản, hai niềm kiêu hãnh riêng của văn xuôi viết về miền núi. Nó là cái để ta phân biệt với văn học đô thị, miền xuôi”.

Mảnh đất Lào Cai đã trở thành nguồn cảm xúc dồi dào trong các sáng tác của Phạm Duy Nghĩa. Anh viết nhiều và viết rất hay về mảnh đất này. Lào Cai với thị trấn Sa Pa đầy hoa và tuyết, với những bản của người Mông, người Dao như Lèng Hồ, Ô Cán Hồ, Lá Vàng Chải, Mường Dồ… được nhà văn tái hiện trên trang viết của mình hết sức chân thực và có hồn. Vùng đất đó không chỉ đẹp bởi thiên nhiên rực rỡ sắc màu, hiền hòa và dung dị, mà con người nơi đây cũng dễ gần, hiếu khách.

Đọc truyện của Phạm Duy Nghĩa, bạn đọc cũng dễ hình dung được không gian sinh hoạt của rất nhiều dân tộc thuộc vùng núi Tây Bắc (như Giáy, Mông, Dao, Hà Nhì…) với những nét văn hóa rất riêng, khiến cho người đọc có cảm giác như chính mình được chứng kiến, được sống ở không gian đó. Bức tranh cuộc sống của người miền núi dần được mở ra theo từng trang sách

của nhà văn. Cuộc sống của họ hết sức giản dị “ở vùng cao được thở khí sạch, ăn rau sạch, ngủ gái sạch. Rượu uống mềm môi, nhai thịt rừng mỏi răng…”

thành thị “muốn hắt hơi một cái mà cũng không có chỗ”. Nếu không gian sinh hoạt ở thành thị ồn ào, căng ra theo nhịp sống của xã hội hiện đại “phải nín thở đi qua cái làn đường ngùn ngụt những người, inh ỏi còi xe…phải đi nhẹ, nói khẽ, liên tục cảm ơn, xin lỗi và trau chuốt ngôn từ khi tiếp xúc với những người quan trọng. Lại phải ăn tranh thủ, ngủ vội vàng, rát mặt bon chen….”

[15, 90]; thì ở đây, nơi núi rừng đại ngàn này, con người sống sơ giản, không tính toán, bon chen. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ sống với nhau bằng tình cảm chân thành, giản dị, “các cô bé Mèo cả tin đến nao lòng”. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

Không gian lịch sử, văn hóa còn gắn với các phong tục, tập quán của những người dân vùng cao. Đó là không gian sinh hoạt văn hóa của người dân

Một phần của tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại (Trang 35)