6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Tỉnh nằm ở vị trí tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, tọa lạc ở trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi. Diện tích 3.523,8 km2
(trong đó 1.648,5 km2 rừng), chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc.
Với điều kiện như vậy, tỉnh có điều kiện tương đối thuận lợi trong tổ chức quản lý thuế tập trung. Tuy nhiên, do có 3 vùng khác nhau nên việc áp dụng một số chính sách, chế độ về thuế khá phức tạp.
Dân số toàn tỉnh 1.326.813 người, trong đó thành thị chiếm 15,7%, nông thôn chiếm 84,3%. Tổng lao động đang làm việc 661,2 nghìn, trong đó lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 482,1 nghìn người (chiếm 72,9%); lao động trong công nghiệp, xây dựng, dịch vụ: 179,1 nghìn người (chiếm 27,1%) [25, tr. 27-33]. Toàn tỉnh có 11 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 250 xã và 24 phường. Trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc, trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường.
Phú Thọ là nơi đất Tổ Hùng vương mang đậm văn hoá làng xã - văn minh lúa nước, có nhiều giá trị truyền thống, lễ hội và phong tục tập quán.
Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều lĩnh vực, tuy nhiên cũng có những khó khăn trong việc giải quyết, xử lý một số công việc khi mŕ phong tục theo kiểu "lệ lŕng" vŕ nếp cũ vẫn cňn ảnh hưởng.
Về điều kiện kinh tế, cho đến nay, cơ bản Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tạo động lực đẩy nhanh phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,6%/năm; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bước khai thác được lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,1%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp xây dựng: 38,3%; dịch vụ: 34,4%; nông lâm nghiệp: 27,4% [11].
Tuy nhiên, kinh tế tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng cơ giới hoá chậm; sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế; không tạo ra được nông sản đặc sản giá trị kinh tế cao; du lịch và dịch vụ chưa phát triển xứng với khả năng; chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn, nông dân nhiều huyện còn nghèo, lạc hậu; khoa học công nghệ phát triển chậm, công nghệ thông tin - tin học trên địa bàn chưa phát triển. Các DNNN địa phương hoạt động chưa hiệu quả, đóng góp cho NSNN chưa nhiều. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu nhỏ, đầu tư chưa hiệu quả. Khu vực kinh tế NQD chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, tăng về số lượng cơ sở kinh doanh nhưng hiệu quả và trình độ quản lý DN còn hạn chế, nghiệp vụ kế toán DN còn yếu. Các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ lẻ, rất nhiều hộ làm nghề nhưng với mức thu nhập thấp, chủ yếu trong diện miễn thuế. Hệ thống đường giao thông quốc gia và giao thông tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phần lớn xuống cấp nghiêm trọng..
Những điều kiện trên đã trực tiếp tác động đến tổ chức quản lý thuế trên địa bàn: cần chi phí nhiều cho công tác quản lý thông tin ĐTNT, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho DN và tuyên truyền chính sách chế độ thuế, đồng thời phải có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.
3.1.2. Quá trình phát triển và thực trạng loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Quá trình phát triển DNNQD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thể hiện trước hết qua việc gia tăng về số lượng doanh nghiệp hàng năm. Trước năm 2006, cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước, trên địa bàn tinh, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh không nhiều.
Bảng 2.1: Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2011
DN ngoài quốc doanh
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng trƣởng bình quân 2006-2011 (%) DN vốn ĐTNN 42 52 61 64 77 90 16.47 Công ty TNHH 594 735 947 1.253 1.581 1.928 26.55 Công ty cổ phần 490 600 734 899 1.083 1267 20.93 DNTN 207 232 260 296 324 360 11.70 HTX 206 221 247 332 362 409 14.70 Cơ sở KD khác 409 426 655 1.417 1.523 1.934 36.44 Tổng cộng 1.948 2.266 2.904 4.261 4.950 5.988 25.18 Nguồn: Cục Thuế Phú Thọ[56]
Từ khi Luật DN 2005 (được sửa đổi, bổ sung Luật DN 1999) có hiệu
lực đến nay, số lượng các DNNQD trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng. Quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, loại hình DNNQD ngày càng phong phú.
Số liệu Bảng 2.1 trên đây cho thấy, trong sáu năm qua (2006-2011), số lượng DNNQD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng lên từ 1.948 DN năm 2006 lên 5.988 DN năm 2011 (tăng 207,4%). Trong giai đoạn 2006-2011, số DNNQD tăng bình quân gần 808 DN/ năm; tốc độ phát triển DNNQD hàng năm cả giai đoạn này khá cao, từ 116,2% - 146,7%, trong đó cao nhất là năm 2009 với chỉ số phát triển DNNQD là 146,7%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng số lượng DNNQD bình quân giai đoạn 2006-2011 là 25,18%/ năm (Hình 2.1).
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (D oa nh ng hi ệp) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 (% ) Số DN Ngoài QD Tốc độ phát triển (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ.
Hình 2.1. Số lượng và tốc độ phát triển DNNQD tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2011
Tỷ trọng DNNQD ngoài quốc doanh tăng từ 97,9% năm 2006 lên 98,7% năm 2011. Về quy mô vốn và lao động của DNNQD, chỉ tiêu này tăng lên đáng kể trong những năm gần đây cả hai khu vực là DNNN, DNNQD (bao gồm cả DN vốn ĐTNN).