6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Tỉnh nằm ở vị trí tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, tọa lạc ở trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi. Diện tích 3.523,8 km2
(trong đó 1.648,5 km2 rừng), chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc.
Với điều kiện như vậy, tỉnh có điều kiện tương đối thuận lợi trong tổ chức quản lý thuế tập trung. Tuy nhiên, do có 3 vùng khác nhau nên việc áp dụng một số chính sách, chế độ về thuế khá phức tạp.
Năm 2006 số lượng doanh nghiệp NQD tỉnh Phú thọ là 1.948 doanh nghiệp thì đến hết năm 2011 số lượng doanh nghiệp NQD đã là 5.988 doanh nghiệp NQD. Các doanh nghiệp NQD đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú thọ và nộp NSNN. Số lượng doanh
nghiệp NQD tăng cao dẫn đến việc thu thuế và quản lý thu thuế gặp khó khăn và bộc lộ một số tổn tại, hạn chế: công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế chưa sâu sát, cụ thể đến từng người nộp thuế. Năng lực, trình độ trách nhiệm quản lý của một số cán bộ, công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Trình độ quản lý thuế thông qua hệ thống tin học quản lý thuế yếu và thiếu. Việc giám sát thực hiện quản lý thuế đối với các DNNQD nói riêng và người nộp thuế nói chung vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để khắc phục các tình trạng trên và hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Phú thọ cùng đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh do vậy tôi chọn địa điểm nghiên cứu là địa bàn tỉnh Phú thọ.