Thực trạng và kết quả thực hiện quy trình quản lý thu thuế đối vớ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ (Trang 66 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng và kết quả thực hiện quy trình quản lý thu thuế đối vớ

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thực trạng quy trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD trên địa bàn thể hiện qua các khâu như sau:

Một là, đăng kí thuế và quản lý ĐTNT.

Từ 01/7/2007 trở về trước, việc đăng ký cấp mã số thuế được coi là công việc đầu tiên của quy trình quản lý thu thuế đối với DNNQD. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, quản lý thu thuế theo chức năng thì công tác đăng ký thuế có quy trình riêng. Tại tỉnh Phú Thọ, việc đăng ký mã số thuế đối với hộ kinh doanh được phân cấp cho các Chi cục thuế. Cục Thuế tỉnh đăng ký cấp mã số thuế cho tất cả các DN, HTX, tổ chức khác và cá nhân nộp thuế thu nhập. Việc đăng ký cấp mã số thuế được ứng dụng tin học ngay từ có quy định của Chính phủ về tổ chức cấp mã số thuế.

Tại Cục Thuế, các ĐTNT lập hồ sơ theo quy định gửi về Cục, qua bộ phận "một cửa" tiếp nhận, sau đó chuyển cho Phòng Kê khai và kế toán thuế để xử lý. Tại đây, các tờ khai đăng ký thuế được nhập vào Hệ thống chương trình ứng dụng đăng ký thuế cấp cục (TINC) trên máy tính. Trong quá trình xử lý, căn cứ vào loại hình DN mà phân công, phân cấp ngay cho bộ phận và cơ quan thuế quản lý. Toàn bộ thông tin này được truyền lên Trung tâm dữ liệu đặt tại Tổng cục Thuế, vừa để quản lý thông tin ĐTNT thống nhất toàn quốc vừa để kiểm tra tính duy nhất của một ĐTNT. Sau khi dữ liệu được kiểm tra, đạt điều kiện quản lý mới được chuyển trở về cho Cục Thuế để in và cấp giấy đăng ký mã số thuế cho ĐTNT. Trong quá trình thực hiện, cán bộ xử lý đã có nhiều biện pháp xử lý nhanh, chính xác, lập phiếu xử lý hồ sơ để giám sát. Vì vậy, thời gian cấp mã số thuế, trả cho ĐTNT luôn sớm hơn so với quy định. Một số kết quả đăng ký cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến nay được thể hiện như Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả đăng ký cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến ngày 31/12/2011 Đơn vị: số mã thuế Loại hình ĐTNT Mã số thuế đã cấp Mã số thuế ngừng hoạt động Mã số đang hoạt động Tổng số 55.069 9.643 45.426 1. DNNN 277 216 61 2. DNNQD 5.457 507 4.950 - DN có vốn ĐTNN 101 24 77 - Công ty TNHH 1.770 189 1.581 - Công ty cổ phần 1.216 133 1.083 - DNTN 428 104 324 - HTX 388 26 362 - Cơ sở KD khác 1.554 31 1.523

3. Tổ chức kinh tế của đoàn thể 10 3 7 4. Đơn vị sự nghiệp, vũ trang 1.063 12 1.051

5. Loại hình tổ chức khác 153 14 139

6. Hộ kinh doanh cá thể 47.794 8.891 39.218

Tại cấp Chi cục thuế, các hộ kinh doanh lập hồ sơ theo quy định gửi Chi cục thuế. Tổ xử lý dữ liệu nhập tờ khai đăng ký thuế vào Chương trình ứng dụng đăng ký thuế cấp Chi cục (TINCC). Toàn bộ thông tin được truyền lên Cục Thuế, sau đó truyền lên Tổng Cục Thuế như đối với ĐTNT đăng ký tại cấp cục thuế. Khi Tổng Cục Thuế trả về, Cục Thuế truyền trả lại cho Chi Cục Thuế để Chi cục in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh.

Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ ĐTNT được chuyển vào các danh bạ của chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai nộp thuế của từng ĐTNT. Tại Tổng cục Thuế, thông tin đăng ký thuế của tất cả ĐTNT toàn quốc được lưu trữ và được truyền trực tiếp cho Tổng cục Hải quan để sử dụng mã số thuế chung.

Tất cả các ĐTNT ngừng hoạt động đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấp Cục Thuế để xử lý việc ngừng và đóng mã số thuế.

Hai là, tình hình xử lý tờ khai và kế toán thuế.

Hàng tháng hay theo kỳ thuế, theo quy định của pháp luật, các ĐTNT lập tờ khai thuế gửi Cục Thuế đúng hạn. Tờ khai thuế được kiểm tra và chuyển tới Phòng Kê khai và Kế toán thuế để nhập vào hệ thống. Tất cả dữ liệu liên quan đến số thu (như việc hoàn thuế, miễn, giảm thuế, phạt thuế...) cũng được nhập vào, sau đó hệ thống tự tính thuế, lập sổ và khi cần thiết thì in ra thông báo thuế có chữ ký điện tử của Cục trưởng Cục Thuế gửi tới ĐTNT. Theo quy định, ĐTNT tự lập chứng từ (giấy nộp tiền) đến nộp tiền thuế tại KBNN. KBNN chuyển một liên giấy nộp tiền cho Cục Thuế, sau đó Phòng Kê khai và Kế toán thuế lại nhập chứng từ vào hệ thống, hệ thống tự trừ số đã nộp để rút số thuế còn phải nộp chuyển kỳ sau. Chương trình ứng dụng quản lý thuế cấp cục tự động tổng hợp chứng từ, lập báo cáo tiền thuế nộp NSNN. Hàng tháng, Phòng Kê khai và Kế toán thuế kết xuất các loại báo cáo kế toán thuế, báo cáo thống kê gửi lên cơ quan thuế cấp trên qua chương trình ứng dụng, đồng thời in tất cả các loại báo cáo trình lãnh đạo Cục ký và lưu giữ theo quy định. Nhờ có sự trợ giúp của máy tính mà các quy định trong chính

sách thuế được thực hiện một cách có hiệu quả, tăng cường tính khả thi của từng sắc thuế như: kiểm tra tính toán lại tất cả thuế đầu ra theo từng thuế suất thuế GTGT, phân biệt được sai số nhỏ do làm tròn số với sai cố ý, phát hiện các trường hợp thuế phát sinh bất thường, có dấu hiệu sai lệch; xác định lại thuế phải nộp, theo dõi nợ chuyển sang hệ thống quản lý thu nợ, kết xuất ra các số liệu báo cáo, thống kê phục vụ phân tích và kiểm tra thuế. Các trường hợp không nộp tờ khai thuế thì hệ thống tự ấn định số thuế phải nộp và in thông báo số thuế ấn định.

Trong quá trình triển khai ứng dụng, Cục Thuế đã tích cực khai thác các chức năng của Chương trình. Cán bộ tin học đã chủ động sáng tạo xây dựng nhiều công cụ bổ trợ nhằm tăng mức độ tin học hoá quản lý thuế như: in danh bạ ĐTNT kèm cấp chương, loại, khoản; in thông tin cho một DN; rà soát mã số thuế hộ không quản lý; in thông báo đôn đốc nộp tờ khai, nộp quyết toán thuế; in quyết định phạt vi phạm hành chính về kê khai thuế; lập chứng từ hoàn thuế. Bằng sự trợ giúp của máy tính, tất cả các đối tượng nộp tờ khai chậm đều được thông báo đôn đốc. Vì thế, tỉ lệ nộp tờ khai được tăng lên và bảo đảm được độ chính xác cao.

Đến năm 2011, tỉ lệ tờ khai thuế GTGT đã đạt bình quân xấp xỉ 100%, trong đó DNNN, DNNQD đạt trên 95% (và DN có vốn ĐTNN đạt 100%). Đến ngày thứ 30 của quý tiếp theo các quí trong năm 2011, tờ khai thuế TNDN quí đạt xấp xỉ 95%, trong đó khối DNNN và khối NQD trên 95% (DNĐTNN trên 93%) [20].

Đến năm 2011, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã triển khai triệt để tới các DNNQD trên địa bàn toàn tỉnh về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai (cung cấp phần mềm và hỗ trợ cài đặt miễn phí). Đối với DNNQD, khi sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai có nhiều tiện ích: phần mềm được tích hợp với các phần mềm kế toán nên số liệu trên các hồ sơ khai thuế khi gửi đến cơ quan thuế là hoàn toàn chính xác và DN tự chịu trách nhiệm đối với số liệu đã kê khai. Với cơ quan thuế đã giảm được khối lượng công việc nhập dữ liệu rất

lớn bằng việc sử dụng mã vạch để nhận dữ liệu kê khai của DN, tránh được việc sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu trước đây.

Ba là. Về công tác dự toán thu NSNN

Dự toán thu được xây dựng theo đúng quy định của Luật thuế và quy trình của Luật NSNN.

Dự toán thu đã dựa trên những định hướng cơ bản của Tỉnh, như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ trượt giá, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của của cả nước, từng ngành, địa phương, khu vực kinh tế và các Luật, Pháp lệnh thuế, chế độ chính sách hiện hành và dự kiến các yếu tố thay đổi về chính sách ảnh hưởng đến thu.

Dự toán thu đã được xây dựng theo đúng 4 nguyên tắc là đảm bảo tính tập trung và thống nhất; khách quan và trung thực; công khai và dân chủ; tiên tiến và tích cực.

Bốn là, tình hình quản lý nợ, cưỡng chế thuế và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế.

Công tác quản lý nợ thuế được Cục Thuế hết sức quan tâm. Cục đã tiến hành đánh giá nợ theo tiêu chí phân loại nợ hợp lý, từ đó có giải pháp quản lý thu nợ. Cục đã tăng cường công tác thu nợ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ thuế, xử lý các trường hợp dây dưa, chây ỳ nộp thuế như: phối hợp với ngân hàng, KBNN để thu nợ thuế; tạm đình chỉ sử dụng bán hoá đơn... Đồng thời, các DNNQD được phân kỳ nộp dần số thuế nợ đọng vào NSNN, tạo điều kiện cho các DN này duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh một số DNNQD có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, một số DNNQD nợ đọng thuế do thực sự có khó khăn về tài chính thì còn một bộ phận DN này chưa chấp hành tốt các luật thuế, đặc biệt là số thuế nợ đọng của khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh còn khá cao. Tình trạng nợ thuế của các ĐTNT, đặc biệt là các DNNQD còn khá phổ biến, một số DN còn cố tình chây ỳ, dây dưa nộp thuế làm ảnh hưởng đến công tác thu nộp NSNN. Mặc dù cơ quan quản lý

thuế đã cố gắng thu đúng, thu đủ, song số nợ thuế do chây ỳ của các DNNQD do cơ quan thuế của tỉnh Phú Thọ quản lý trên địa bàn đến 31/12/2011 là 125 tỷ đồng. Số nợ thuế phân chia theo khoản mục cụ thể như sau:

Theo sắc thuế: thuế GTGT nợ 61,2 tỷ đồng, thuế TTĐB nợ 38,5 tỷ

đồng; thuế TNDN nợ 2,8 tỷ đồng; các khoản phạt nợ 21,3 tỷ đồng; các khoản thuế khác 1,2 tỷ đồng [59].

Theo đối tượng nợ thuế: DNNN 32,3 tỷ đồng, DN và tổ chức NQD nợ

92,7 tỷ đồng (DN có vốn ĐTNN nợ 3,2 triệu đồng) [59].

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã triển khai quy trình quản lý thu nợ mới do Tổng Cục Thuế ban hành và thực hiện trên hệ thống quản lý thu nợ thuế và cơ bản chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, Cục Thuế đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Các trường hợp ẩn lậu thuế phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra đều ra quyết định truy thu và phạt thuế. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, Cục Thuế Phú Thọ đã áp dụng nghiêm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, chậm đăng ký mã số thuế và chậm nộp tờ khai thuế. Nhờ có biện pháp này mà hiện nay các trường hợp vi phạm giảm đáng kể, riêng tỉ lệ nộp tờ khai đạt xấp xỉ 100% so với trước đó (chỉ đạt xấp xỉ 80%).

Năm là, tình hình kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng Cục Thuế ban hành, trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cải tiến trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cụ thể như sau:

- Tăng cường phân tích thông tin báo cáo tài chính DN phục vụ việc thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp DN mua bán hoá đơn bất hợp pháp.

- Thực hiện thanh tra theo kế hoạch trên cơ sở các thông tin, tiêu thức và phương pháp đánh giá rủi ro với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống máy tính.

Qua kết quả thực tế, việc thanh tra cơ bản đã đúng đối tượng trên cơ sở lựa chọn đối tượng thanh tra chính xác theo phương pháp đánh giá rủi ro; xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện sai phạm, từ đó có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các đối tượng nộp thuế có động cơ gian lận, trốn thuế.

Trong 4 năm (2008 - 2011), Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra được 2.318 DNNQD, kiến nghị xử lý truy thu nộp vào NSNN 51,543 tỷ đồng và xử phạt vi phạm hành chính là 845 triệu đồng. Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính bình quân trên số DNNQD được thanh tra, kiểm tra là 22,2 triệu đồng, chỉ có 92/2.318 DN không có chênh lệch sau thanh tra, kiểm tra, chiếm 3,9% (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2011

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2008 -

2011

2008 2009 2010 2011

Số ĐTNT được kiểm tra,

thanh tra DN 444 690 856 985 2.975

Số ĐTNT không có chênh

lệch sau KT DN 19 26 29 34 108

Tỷ lệ so với ĐTNT được

thanh tra, kiểm tra % 5,5 4,3 3,8 3,4 3,9

Số thuế truy thu theo biên bản triệu đồng 15.147 12.207 11.198 12.991 51.543 Trong đó: - Thuế GTGT triệu đồng 7.294 6.089 5.414 5.174 23.971 - Thuế TNDN triệu đồng 5.025 4.595 3.487 3,865 16.972 - Thuế TNCN triệu đồng 1.904 606 321 298 3.129 - Thuế TN triệu đồng 515 322 351 214 1.402 - Thuế khác đồng triệu 303 339 357 225 1.224 - Tiền phạt đồng triệu 106 256 268 215 845

Số thuế nộp vào NSNN đồng triệu 12.875 11.133 10.145 12.328 46.482

Số thuế truy thu bình quân

triệu

đồng 46,2 27,5 16,2 15,2 22,2

Tỷ lệ số thuế đã nộp/ số

thuế truy thu theo biên bản % 85,0 91,2 90,6 94,9 90,2

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ (Trang 66 - 73)