Hiện đại hoá quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ (Trang 106 - 109)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Hiện đại hoá quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

doanh trên địa bàn tỉnh

Hiện đại hoá quản lý thu thuế cần được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ quy trình đến việc áp dụng các phương pháp và sử dụng các phương tiện hiện đại như máy tính, mạng Internet, các chương trình quản lý thuế... Các nội dung hiện đại hoá cụ thể như sau:

Một là, thực hiện quy trình hiện đại về quản lý thu thuế.

Quy trình hiên đại về quản lý thu thuế được xây dựng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, với khối lượng thông tin tăng nhanh, không thể không áp dụng quy trình quản lý thu thuế hiện đại.

Để áp dụng quy trình quản lý thu thuế hiện đại phải xây dựng đồng bộ các điều kiện, trước tiên là tư tưởng nhận thức, tiếp đó là hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; bố trí, sắp xếp lại lao động trong từng bộ phận tham gia quy trình.

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lư thu thuế đối với DNNQD.

Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề then chốt trong cải cách hệ thống thuế nói chung và trong các giải pháp hoàn thiện quản lư thu thuế đối với DNNQD nói riêng. Trong những năm qua, ngành thuế đã có nhiều cố gắng trong đẩy mạnh phát triển tin học thuế nhằm xây dựng hệ thống thuế điện tử trong xu hướng xây dựng chính phủ điện tử. Mặc dù quản lý thu thuế đã được ứng dụng khá hiệu quả công nghệ thông tin (so với một số lĩnh vực) ở cơ bản các khâu: đăng ký thuế; kê khai tính thuế; tiếp nhận xử lý tờ khai; trao đổi thông tin; kế toán thuế; thanh tra kiểm tra và quản lý thu nợ thuế, tuy nhiên toàn bộ các khâu chưa hoàn thiện đồng bộ, có một số khâu còn chưa thực hiện hoặc thực hiện một phần nên ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình quản lý thu thuế, gây chậm trễ hoặc chồng chéo giữa thủ công và công nghệ hiệu quả thấp.

Để tiếp tục hoàn thiện quản lý thuế đối với DNNQD, về ứng dụng công nghệ thông tin, giải pháp cụ thể đối với từng khâu, từng ứng dụng như sau:

Trong đăng ký thuế: xây dựng hoàn thiện dịch vụ trên mạng để phục

vụ việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho DN. Với dịch vụ này, khi một DN thành lập, cơ sở không cần đến cơ quan chức năng mà bất cứ ở đâu truy cập địa chỉ dịch vụ, điền vào mẫu những thông tin quy định sau đó gửi đi, cơ quan chức năng nhận dữ liệu xử lý và thông báo hẹn ngày trả kết quả cho DN.

Trong kê khai tính thuế: tương tự như đăng ký thuế, xây dựng dịch vụ

trên mạng để DN kê khai và gửi hồ sơ khai thuế trên mạng đến cơ quan thuế, với số lượng tờ khai nhiều nếu kê khai, in ra giấy và gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện thì chi phí cũng rất lớn, với dịch vụ này thì hiệu quả rất cao, trước hết là tiết kiệm chi phí giấy mực in và thời gian đi lại, chuyển tờ khai đến cơ quan thuế.

Trong trao đổi thông tin - kế toán thuế: tăng cường triển khai ứng dụng

kết nối thông tin giữa cơ quan thuế - KBNN để hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin khâu kế toán thuế. Do quy định DN nộp thuế trực tiếp tại KBNN, vì thế chứng từ phải được chuyển đến cơ quan thuế để ghi sổ trừ số đã nộp, hiện tại do việc triển khai kết nối trao đổi chưa hoàn thiện nên cơ quan thuế vẫn phải nhập bằng tay toàn bộ dữ liệu chứng từ nộp thuế, trong khi đó KBNN đã nhập một lần vào hệ thống kế toán của KBNN gây lãng phí lao động. Khi triển khai hoàn thiện ứng dụng này thì quy trình được thực hiện như sau: cơ quan thuế chuyển cho KBNN thông tin danh sách DN cấp mã số thuế cùng với số thuế còn phải nộp từng kỳ thuế; DN đến KBNN đề nghị được phục vụ nộp tiền (DN không phải lập chứng từ như trước đây), KBNN lấy thông tin số tiền phải nộp của DN và in chứng từ nộp chuyển cho DN đồng thời hạch toán số thu Ngân sách; sau đó KBNN chuyển dữ liệu chứng từ nộp trên mạng cho cơ quan thuế và cơ quan thuế nhận chứng từ điện tử, không phải nhập lại mà hệ thống tự đưa vào tính trừ số đã nộp cho từng DN để theo dõi số còn phải nộp tiếp. Giải pháp này vượt phạm vi cơ quan thuế nên cần phải có sự điều hành và phối hợp tốt.

Trong công tác thanh tra kiểm tra: mặc dù đã triển khai chương trình

hỗ trợ thanh tra, kiểm tra nhưng mới chỉ dừng lại mức độ ghi chép phản ánh quá trình thực hiện thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế, các công việc kiểm tra, đối chiếu thông tin - sổ sách hoá đơn chứng từ... vẫn phải trực tiếp gặp DN hoặc cơ quan thuế khác để thu thập bảng kê hoá đơn. Giải pháp ở đây là xây dựng và hoàn thiện đẩy mạnh việc ứng dụng kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, toàn bộ dữ liệu bảng kê hoá đơn mua bán hàng hoá dịch vụ đều được nhập và lưu trữ trên hệ thống, khi cần kiểm tra đối chiếu bất cứ ở đâu, bất cứ cơ quan thuế nào đều truy cập vào tra cứu và có kết quả.

Trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế: xây dựng hoàn thiện ứng

dụng Quản lý nợ thuế theo hướng quản lý được tất cả các khoản nợ của từng DN chi tiết theo tính chất, tuổi nợ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)