Ảnh hưởng của yếu tố nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 79 - 86)

a) Công tác quy hoạch VQG

Diện tích hiện tại của VQG Bến En là 14.734,67 được chia thành các phân khu chức năng như sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 6.273,5 ha, nằm trên địa bàn các xã: Xuân Quỳ, Xuân Hòa, Bình Lương, Xuân Thái, Hóa Quỳ, có chức năng bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đất điển hình, bảo vệ các khu cư trú và hoạt động sinh sống thường xuyên của động vật, bảo vệ cảnh quan tự nhiên.

Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 6.461,17 ha, nằm trên địa bàn các xã: Tân Bình, Bình Lương, Xuân Thái, đây là khu vực tài nguyên rừng đã bị tác động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều, cần được khôi phục. Nhiệm vụ của phân khu PHST là bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái chủ yếu bằng phục hồi tự nhiên và thực hiện biện pháp lâm sinh.

Phân khu dịch vụ hành chính: Diện tích phân khu 2000 ha, bao gồm toàn bộ mặt nước và 6,7 ha tại xã Hải Vân thuộc trụ sở khu hành chính của Vườn. Với lợi thế về mặt nước và hệ thống đảo, đây là khu vực chính cho hoạt động tham quan du lịch của Vườn.

Nhận xét chung về thực trạng quy hoạch ranh giới phân khu

Các phân khu chức năng của Vườn được phân chia tương đối cân đối, liền vùng, thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ của Vườn, tuy nhiên qua quá trình điều tra thực địa chúng tôi thấy một số bất cập như sau:

+ Đường ranh giới các phân khu cắt cơ giới, khó phân biệt ngoài thực địa, đặc biệt với địa hình núi đất thấp như VQG Bến En. Do vậy, rất khó cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Ranh giới của Vườn đã được xác lập trên bản đồ từ ngày thành lập năm 1992, tuy nhiên trên thực địa ranh giới VQG còn nhiều khu vực vẫn chưa rõ, vẫn xảy ra tranh chấp với các chủ sở hữu khác. Đặc biệt, những khu vực người dân sống cạnh rừng nguy cơ tài nguyên rừng bị xâm lấn là rất cao. Ngoài ra, ranh giới của VQG Bến En qua nhiều lần điều chỉnh cho đến nay vẫn chưa liền khu liền khoảnh, gây khó khăn cho công tác quản lý.

+ Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, đây là phân khu chứa đựng giá trị về bảo tồn và đa dạng sinh học cao nhất của VQG Bến En với các trạng thái rừng tập trung chủ yếu là rừng trung bình và rừng giàu. Tuy nhiên, một số trạng thái rừng nghèo kiệt, đất trống không có khả năng tự phục hồi, nằm liền vùng với phân khu PHST các diện tích này nên chuyển sang PHST để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

+ Một trong những vấn đề mà ngay từ khi thành lập Vườn cho đến nay vẫn còn tồn tại, đó là tình trạng người dân sống tập trung thành làng, xóm trong vùng lõi của Vườn như ở xã: Tân Bình, Xuân Quỳ, Hóa Quỳ. Do tập quán canh tác và gắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bó với khu vực từ lâu cùng với đó là nguồn ngân sách hạn chế, do vậy chưa có đề án chuyển người dân sang khu vực khác để ổn định đời sống.

Hình 4.10: Sơ đồ các phân khu và dân cƣ trong VQG Bến En

+ Phân khu DVHC chủ yếu là phần diện tích hồ Sông Mực, một hệ sinh thái đa dạng các loài thủy sinh, tuy nhiên đây cũng là khu vực diễn ra các hoạt động du lịch chính của Vườn cùng với việc đánh bắt trái phép của người dân, do vậy cần có biện pháp bảo vệ sự đa dạng các loài thủy sinh của hồ.

b) Hoạt động xây dựng

Được thành lập từ những năm 1992 và được đầu tư rất nhiều cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, công tác bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái. Các công trình xây dựng phục vụ bảo vệ rừng phát huy hiệu quả trong công tác QLBVR như: chòi canh lửa; đường băng cản lửa; biển báo. Tuy nhiên hoạt động du lịch sinh thái phát triển đã ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng nói chung và thực vật nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của hoạt động xây dựng đó là việc hoàn thành đập Mẩy, một trong những công trình được đầu tư và xây dựng kiên cố và quan trọng. Đập Mẩy hình thành đã chia hồ sông Mực thành hồ trên và hồ dưới phục vụ tốt hơn cho việc điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên mực nước ở hồ trên được nâng cao rất nhiều (khoảng 1 mét) đã làm ngập rất nhiều diện tích của VQG, biến những vùng đất thấp thành vùng bán ngập, điều này làm thay đổi điều kiện sinh cảnh của rất nhiều loài thực vật và động vật, và cũng tạo điều kiện cho nhiều loài mới thích hợp phát triển. Điển hình như sự xâm nhập của quần thể Mai dương (Mimosa pigra) theo nguồn nước đang là mối đe dọa cho hệ sinh thái bán ngập này. Với đặc tính sinh trưởng nhanh, phát tán rộng theo nước và gió diện tích của quần thể này có mặt ở hầu hết các khu vực bán ngập của Vườn làm ảnh hưởng đến các quần thể bản địa khác trong khu vực.

c) Công tác phục hồi rừng

Trồng mới

Trong giai đoạn 2008-2011, thực hiện chương trình 661 của Chính phủ, VQG Bến En đã trồng mới được 80 ha rừng trong đó năm 2009 trồng 50ha, năm 2010 trồng 30ha, cây trồng chủ yếu là cây bản địa được trồng tại phân khu phục hồi sinh thái của Vườn, hiện tại diện tích rừng trồng của Vườn là 258,15ha.

Khoanh nuôi có tác động

Tổng diện tích khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung trong giai đoạn 2005-2011 của toàn Vườn là 590 ha, trong đó giai đoạn 2005-2008 thực hiện được 46ha, giai đoạn 2008-2011 thực hiện 544 ha, diện tích khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung chủ yếu tập trung vào khu vực có cây gỗ rải rác, tỷ lệ cây tái sinh mục đích. Các dự án bảo tồn loài Lim xanh và các loài cây quý hiếm khác trong những năm vừa qua đã được triển khai điển hình như: Chương trình bảo tồn Lim xanh giai đoạn 2005- 2010; Bảo tồn và phát triển một số loài cây quý hiếm ở VQG Bến En trong giai đoạn 2003-2007; Nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở Vườn quốc gia Bến En

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giai đoạn 1997-2007. Kết quả của các công trình đã làm tăng độ che phủ rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Tổng diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trong giai đoạn 2006-2011 của cả Vườn đạt 12.084 ha, trong đó giai đoạn 2006-2008 thực hiện 8.083 ha, giai đoạn 2009-2011 thực hiện 4.001ha. Các diện tích khoanh nuôi thuộc cả phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái, tại các khu vực có cây gỗ rải rác, tỷ lệ cây tái sinh mục đích cao. Nguồn vốn chính của chương trình này chủ yếu là vốn thuộc Dự án 661 của Chính phủ.

Kết quả của công tác phát triển rừng trong giai đoạn 2005-2011 góp phần vào việc nâng cao độ che phủ rừng, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng rừng và đa dạng sinh học. Công tác phục hồi sinh thái tập trung chủ yếu vào khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung và khoanh nuôi tự nhiên, điều này đảm bảo diễn thế tự nhiên của rừng. Tuy nhiên, công tác phục hồi sinh thái giai đoạn 2005-2011 cũng đặt ra một số vấn đề như: tỷ lệ rừng trồng thành rừng thấp, sau khi trồng bổ sung cây bản địa thường bị chết, điều này cần được điều tra, nghiên cứu, xác định rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục để hoạt động gây trồng rừng những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên rừng

Như đã đề cập ở phần trước, VQG Bến En được thành lập năm 1992 với hiện trạng rừng đã bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác do lịch sử để lại. Từ một nơi từng được coi là khu dự trữ Lim xanh của miền Bắc, tuy nhiên do quá trình khai thác quá mức dẫn đến trữ lượng suy giảm mạnh, chỉ còn lại những cây đường kính nhỏ và trung bình. Trong thời gian chiến tranh, Lim xanh được khai thác cho việc chế tạo thuốc súng; sau khi giải phóng, Lim xanh ở VQG Bến En được khai thác để phục vụ cho các công trình phát triển kinh tế như: xây dựng đường sắt, làm nhà cửa người dân, và nhiều công trình khác. Từ việc khai thác quá mức Lim xanh và các loài cây khác để lại hậu quả đối với tài nguyên rừng. Diện tích rừng giàu chỉ còn lại khoảng 2% tổng diện tích của Vườn, diện tích rừng nghèo và phục hồi là chủ yếu, điều này cho thấy mức độ suy giảm cả về trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học của VQG Bến En là rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi thành lập, Ban quản lý của Vườn được thành lập với mục tiêu nhằm bảo vệ và phục hồi lại tài nguyên rừng của VQG. Từ đây công tác quản lý bảo vệ rừng được quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù ranh giới tiếp giáp với nhiều khu vực dân cư, tuyến đường Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng chạy qua ranh giới VQG, đây là những mối đe dọa làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên thực vật rừng nói riêng. Do sức ép của phát triển dân số và phát triển kinh tế nhu cầu của con người về tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng dẫn đến sức ép cho tài nguyên rừng ngày càng cao hơn, điển hình như năm 2008 các đối tượng đã dùng cưa xăng hạ 78 cây Lim xanh tại khu vực vùng lõi của Vườn; năm 2012 đã xử lý gần 30 vụ khai thác tại VQG thu giữ gần 20m3 gỗ. Hàng năm lực lượng kiểm lâm của Vườn vẫn phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vi phạm về khai thác và vận chuyển trái phép động, thực vật.

Hiện tại trong khu vực vùng lõi VQG Bến En còn người dân của 9 thôn sống tập trung bao gồm các thôn: Làng Lung; Sơn Thủy; Thanh Bình; Sơn Bình; Đức Bình; Roọc Nái; Tân Thành; Xuân Thành; Xuân Đàm. Dân số của 9 thôn lên tới

1.813 nhân khẩu trong 440 hộ gia đình, sinh kế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng mà BQL Vườn đã nhận thức được tuy nhiên điều kiện kinh tế chưa cho phép nên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Phòng Kỹ thuật VQG Bến En)

4.5.2. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên

VQG Bến En nằm trong khu vực có sự kết hợp của kiểu địa hình đồi núi thấp và hệ thống sông hồ và địa hình KAST, nằm trong vùng sinh thái dãy Bắc Trường Sơn đặc biệt duy nhất còn lại vùng đồi núi thấp còn rừng tự nhiên. Sự kết hợp giữa điều kiện sông hồ và đồi núi thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sinh và phát tán các loài thực vật, đồng thời địa hình đồi núi thấp cũng thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp lâm sinh. Chương trình “Bảo tồn vùng sinh thái Trường Sơn” hợp tác quốc tế giữa Việt Nam, Lào, Campuchia, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), khởi động từ năm 2003, đã xác định khu vực rừng đất thấp Bến En (sinh cảnh ưu tiên NA.3) là khu rừng tự nhiên thường xanh lá rộng đất thấp kế cận đồng bằng ven biển, hệ sinh cảnh thích nghi nhiều loài cây và con trong đó có một số loài chưa nơi nào có. Tuy nhiên, địa hình đồi núi thấp kết hợp với hệ thống hồ và sông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngòi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác và vận chuyển trái phép lâm sản từ đó ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của khu vực.

Việt Nam chúng ta được được dự báo là một trong những nước sẽ bị ảnh hương mạnh mẽ của Biến đổi khí hậu và môi trường thay đổi. Do vậy, hệ sinh thái rừng nói chung và khu hệ thực vật VQG Bến En nói riêng cùng với các hệ sinh thái rừng trên cả nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Trên phạm cả nước, diện tích rừng và đất ngập nước đang bị thu hẹp nhanh chóng và nhiều loài thực vật và động vật đang bị đe dọa. Các hệ sinh thái của Việt Nam trong một số trường hợp dễ bị phá hủy và có thể dễ bị ảnh hưởng xấu do sự dao động bất thường của thời tiết. Do vậy, khu hệ thực vật của Bến En cũng không thể tránh được nguy cơ đe dọa chung này.

Nằm trên trục đường giao thông phát triển ở phía Nam Tỉnh Thanh Hóa bao gồm quốc lộ 1, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, trục đường sắt Bắc-Nam, nhiều trục lộ khác đan xen, tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi VQG Bến En. Đây là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế cho khu vực, tuy nhiên lại đưa đến những nguy cơ xâm hại tài nguyên đối với VQG Bến En.

4.6. Đề xuất một số chƣơng trình bảo tồn khu hệ thực vật VQG Bến En trong giai đoạn 2013-2020.

Xuất phát từ thực trạng trong quy hoạch và tài nguyên khu hệ thực vật VQG Bến En, chúng tôi đề xuất một số chương trình nhằm bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và khu hệ thực vật rừng VQG Bến En nói riêng, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 79 - 86)