Xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 92 - 95)

a) Đóng mốc ranh giới VQG và các phân khu chức năng

Căn cứ vào Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ vào Quyết định 3013/1997/QĐ-BNN&PTNT ngày 20 tháng 11 năm 1997 của Bộ NN&PTNT về quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Căn cứ hiện trạng mốc của VQG Bến En;

- Tiến hành đóng mới 300 mốc ranh giới và phân khu chức năng cụ thể: + 115 mốc cấp 1 trong đó (80 mốc đóng tại khu vực cắt đất cho 3 xã (Tân Bình, Hóa Quỳ, Xuân Quỳ);

+ 185 mốc cấp II tại các phân khu chức năng;

Mốc cấp 1: có tiết diện hình chữ nhật, kích thước: 100 x 30 x 12 cm, có đế. Vị trí cắm mốc: mốc được cắm cố định, đảm bảo chắc chắn, phần nổi trên mặt đất cao 50 cm, mặt ghi số hiệu và tên khu rừng quay ra phía ngoài.

Mốc cấp 2: có tiết diện hình vuông, kích thước: 100 x 15 x 15 cm, có đế, vị trí cắm mốc: mốc được cắm cố định, đảm bảo chắc chắn, phần nổi trên mặt đất cao 50 cm, mặt ghi số hiệu và tên khu rừng quay ra phía ngoài.

b) Xây dựng công trình phòng cháy chữa cháy

- Xây dựng chòi canh lửa: Hiện tại trên toàn Vườn có 4 chòi canh lửa (Điện

Ngọc, Xuân Thái, Đức Lương, Đập Mẩy), theo đề án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng trên cả nước theo quyết định 2370 QĐ/BNN- KL, thì mỗi trạm bảo vệ rừng cần xây dụng 1 chòi canh lửa, như vậy với 8 trạm bảo vệ sẽ có sau khi xây dựng cần bổ sung 4 chòi mới, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế của Vườn tiến hành xây dựng mới chỉ 3 chòi canh lửa mới cụ thể như sau:

+ Tại trạm Xuân Bình mới; + Tại trạm Xuân Đàm; + Tại trạm Xuân Lý.

Thiết kế kiểu chòi tháp,cao 14,9m, móng BTCT, khung chòi, cầu thang bằng thép hình liên kết hàn, mái lợp tôn, phòng chòi được bao quanh bằng tôn cao 1,3m, phía trên bố trí kính chịu lực xung quanh cao 1,7m để thuận tiện cho công việc quan sát phát hiện lửa và nghiên cứu tập tính động vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cho đến thời điểm hiện tại, trên toàn Vườn mới chỉ có 3 bảng dự báo cấp cháy rừng, đối với một VQG như Bến En chưa đáp ứng được yêu cầu về tuyên truyền cảnh báo cho công tác PCCCR, cần xây dựng thêm hệ thống bảng mới để đảm công tác tuyên truyền, dự báo,...cụ thể như sau:

Xây dựng 15 biển báo cấm lửa cụ thể tại các vị trí + Tại 8 trạm bảo vệ rừng, mỗi trạm 1 biển.

+ Điểm đầu 7 tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng (Xuân Bình đi Dốc Đỏ, Cây Chanh đi trạm Điện Ngọc cũ, Sông Chàng đi Dốc Đỏ, chốt Xuân Bình đi trạm Điện Ngọc cũ, Trạm Điện Ngọc cũ đi Đức Lương, Đức Bình đi bến Cây Thông).

- Xây 3 dựng bảng tuyên truyền lớn

+ Khu vực trung tâm hành chính Vườn; + Khu vực trạm kiểm lâm Sông Chàng; + Khu vực trạm kiểm lâm Xuân Bái.

Chương trình phát triển du lịch sinh thái: VQG Bến En với diện tích hồ Sông Mực trên 2000 ha là địa điểm lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên. Đối với VQG Bến En để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học nên phát triển một số loại hình sau:

+ Du lịch tham quan;

+ Du lịch tham quan khảo sát nghiên cứu về đa dạng sinh học và văn hóa; + Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng;

+ Du lịch tham quan làng quê, du lịch làng nghề; Các tuyến du lịch của VQG Bến En có thể là: + Tuyến Bến En-Đức Lương-Đảo thực vật-Bến En; + Tuyến Bến En-Xuân Bái-Đảo thanh niên-Bến En;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tuyến Sông Chàng-Thung Đàm-Điện Ngọc;

+ Tuyến du lịch đường thủy tham quan hồ Sông Mực; + Tuyến Bến En-Hang suối Tiên;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 92 - 95)