Cấu trúc đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 67 - 75)

4.4.1.1. Cấu trúc tầng thứ một số kiểu thảm chủ yếu

- Kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đá vôi ít bị tác động

Cấu trúc thảm thực vật chia làm 4 tầng rõ rệt:

+ Tầng thứ nhất (tầng tán) trên 15m, các loài chiếm ưu thế là: Song xanh (Actinodaphne obovata), Cà lồ (Caryodanophsis tonkinensis), Gội nếp (Aglaia spectabilis), Vàng anh (Saraca dives), Trường mật (Pavieasia anamensis), Cà ổi Bắc Bộ (Castanopsis tonkinensis), Gội (Aglaia silvestris) và Gội trắng

(Aphanamixis grandiflora).

+ Tầng thứ 2 (tầng dưới tán) có chiều cao từ 5-15m, các loài chiếm ưu thế là: Tu hú (Callicarpa dichotoma), Thị rừng (Diospyros montana), Ô rô núi (Acanthus leucostachyus), Thị rừng (Diospyros montana), Máu chó lá nhỏ (Knema conferta),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rau sắng (Melientha suavis), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus), Chòi mòi Hải nam (Antidesma hainanensis), Chòi mòi (Antidesma acidum), Chòi mòi núi

(Antidesma montanum), Mạy tèo (Streblus macrophylla), Ruối ô rô (Streblus indicus), Bời lời lông (Litsea mollifolia), Kháo vàng (Machilus bonii) và Kháo quả to (Phoebe macrocarpa).

+ Tầng thứ 3 (tầng cây bụi) chiều cao từ 1-3 mét với một số ít loài: Huyết giác (Dracaena cochinchinensis), Chòi mòi bun (Antidesma bunius), Mạy tèo

(Streblus macrophylla), Thị rừng long (Diospyros hirsuta), Bời lời (Litsea impressa), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata).

+ Tầng thứ 4 (tầng thảm tươi) có chiều cao dưới 1 mét, với một số loài thuộc các họ: Họ Bóng nước (Balsaminaceae), Họ Ô rô (Acanthaceae), Họ gai

(Urticaceae) và Họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

- Kiểu thảm rừng kín thƣờng xanh mƣa nhiệt đới trên núi đá vôi bị tác động mạnh

Cấu trúc: cấu trúc rừng với 3 tầng: Tầng tán, tầng dưới tán và tầng cây bụi. Trong đó tầng tán và tầng dưới tán thường khó phân biệt rõ có chiều cao từ 5-15m, hai tầng này có các loài ưu thế như: Tu hú lá to (Callicarpa macrophylla), Tu hú

(Callicarpa dichotoma), Ô rô lá bé (Acanthus ilicifolius), Thị rừng (Diospyros montana), Bằng lăng (Lagerstromia calyculata), Lòng mang cụt (Pterospermum truncatolobatum), Lòng mang Xanh (Pterospermum heterophylum), Chòi mòi núi

(Antidesma montanum), Ô rô (Acanthus leucostachyus)...

+ Tầng với tầng cây bụi xuất hiện ở một số loài như: Mạy tèo (Streblus macrophylla), Chòi mòi núi (Antidesma bunius), Sảng nhung (Sterculia lanceolata),

Ô rô núi (Acanthus leucostachyus), Thị rừng lông (Diospyros hirsuta).

- Kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất ít bị tác động

Cấu trúc: cấu trúc rừng gồm 4 tầng bao gồm: tầng tán thường trên 15m; tầng dưới 15 mét; tầng cây bụi và tầng thảm tươi, trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tầng tán với các loại ưu thế: Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Lim xanh

(Erythrophloeum fordii), Vàng anh (Saraca dives), Trường sâng (Pavieasia annamensis), Gội trắng (Aphanamixis grandiflora), Song xanh (Actinodaphne obovata), Lòng mang cụt (Pterospermum truncatolobatum)….

+ Tầng dưới tán với các loài ưu thế: Thị rừng (Diospyros montana),

Chòi mòi núi (Antidesma motanum), Thị rừng lông (Diospyros hirsuta), Bời lời lá tròn (Litsea monopetala)….

+ Tầng cây bụi thường gặp các loài Chòi mòi núi (Antidesma bunius), Ba bét

(Mallotus decipiens), Thị lông (Diospyros hirsuta), Bời lời vòng (Litsea verticillata)...

+ Tầng thảm tươi thường gặp các loài thuộc các họ: Gừng (Zingiberaceae), Họ cỏ (Poaceae), Họ ô rô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Đây là kiểu rừng chứa đựng nhiều giá trị về mặt bảo tồn và đa dạng sinh học, cùng với đó trữ lượng gỗ và giá trị gỗ của các loài cây rất cao, do vậy cần có biện pháp bảo vệ khỏi những nguy cơ xâm hại của con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.4: Kiểu rừng thƣờng xanh mƣa nhiệt đới trên núi đất đã bị tác động ở VQG Bến En (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Vũ Quang Hiển, Viện Điều tra Quy hoạch rừng)

- Kiểu thảm rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới trên núi đất bị tác động mạnh

Cấu trúc: cấu trúc rừng gồm 3 tầng bao gồm: tầng tán; tầng cây bụi và tầng thảm tươi, trong đó:

Tầng tán thường bị phá vỡ để lộ những khoảng trống lớn trong lâm phần, các loài ưu thế: Trâm trắng (Syzygium wightianum), Bời lời (Litsea balansae), Thị rừng

(Diospyros hirsuta), Đa (Ficus hispida), Thôi ba (Alangium chinense), Kháo vàng

(Machilus bonii), Ba soi (Mallotus paniculatus), Mò trung hoa (Cryptocarya chiensis),

Dẻ xanh (Lithocarpus peseudosundaicus), Bời lời lá tròn (Litsea rotundifolia), Trám trắng (Canarium album), Lim xanh (Erythrophloeum fordii);

+ Tầng cây bụi thường gặp các loài: Thị rừng (Diospyros hirsuta) và Sưa vẩy ốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài thuộc các họ: họ Gừng (Zingiberaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Na (Anonaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae) và Dương xỉ.

4.5: Tán rừng bị phá vỡ do bị tác động của con ngƣời

(Nguồn: Vũ Quang Hiển, Viện Điều tra Quy hoạch rừng)

- Kiểu thảm rừng tre nứa xen với cây lá rộng

Kiểu rừng này phân bố rải rác khắp Vườn. Ở kiểu rừng này Nứa chiếm ưu thế so với cây lá rộng, nhưng có nơi chỉ một vài cây bụi nứa xen lẫn với cây gỗ kiểu rừng này cũng gồm 3 tầng:

+ Tầng tán khoảng 15 mét: chủ yếu là cây gỗ vượt lên hẳn so với tre nứa, gồm những loài cây chủ yếu như: Mang xanh (Pterospermum heterophylum), Bạc tán xanh (Beilschmiedia balansae), Kháo vàng (Machilus bonii), Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), Endospermum chinense, Ba soi (Mallotus paniculatus),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tầng dưới tán: chủ yếu là tre nứa với mật độ dày khoảng 2000 cây/ha, chủ yếu là: Nứa (Schizotachyum funghomii), đôi khi xen lẫn một số Hóp gai (Bambusa Flexuos) và Vầu ngọt (Indosasa sinica).

+ Tầng cây bụi thảm tươi thường là một số ít loài thuộc học Họ gừng

(Zingiberaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Lúa (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Ô rô (Acanthaceae), và Dương xỉ, tuy nhiên khi tre nứa chiếm ưu thế thì không có lớp thảm tươi.

4.4.1.2. Phân bố số loài theo cấp chiều cao

Đối với nghiên cứu về số cây và loài cây theo cấp chiều cao và đường kính trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập tới 2 kiểu rừng đó là: kiểu thường xanh trên núi đất ít bị tác động và kiểu thường xanh trên núi đất bị tác động mạnh.

Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy, nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trưởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính da dạng sinh học của rừng phục hồi.

Từ kết quả đo đếm trên OTC cho cả 2 kiểu rừng nhằm so sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu giữa 2 kiểu rừng này. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.7. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao ở 2 kiểu rừng

Cấp chiều cao Kiểu rừng ít bị tác động Kiểu rừng bị tác động mạnh Cấp I (0-5) 10 20 Cấp II (6-10) 18 25 Cấp III (11-15) 12 20 Cấp IV (16-20) 10 4 Cấp V (21-25) 5 2 Tổng 55 71 0 5 10 15 20 25 30 2,5 7,5 12,5 17,5 22,5Chiều cao Số cây KR.ít bị tác động KR.bị tác động mạnh

Hình 4.6. Biểu đồ phân bố số loài theo cấp chiều cao

Từ kết quả của bảng và đồ thị cho thấy, cả 2 phân bố đều là phân bố giảm, tổng số loài ở các cấp chiều cao của kiểu rừng bị tác động mạnh nhiều hơn so với kiểu rừng bị tác động ít và đã có thời gian phục hồi dài, đồng thời chiếm tỷ lệ cao so với tổng số loài (91%). Điều này phản ánh đúng quy luật sinh thái, khi các trạng thái rừng càng đi vào ổn định thì số lượng loài càng giảm bởi lúc đó chỉ còn lại những loài còn lại sau quá trình đấu tranh sinh tồn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cấp chiều cao I, II và III kiểu rừng bị tác động mạnh có số lượng loài tham gia nhiều hơn, đây là những cấp chiều cao có số lượng loài tham gia mạnh nhất. Đối với cấp chiều cao này sự cạnh tranh ánh sáng chưa mạnh mẽ do vậy có nhiều loài còn tồn tại được. Tuy nhiên, ở cấp IV và cấp V kiểu rừng ít bị tác động có số loài tham gia nhiều hơn, nguyên nhân chủ yếu là do số cây trong kiểu rừng này nhiều hơn và đồng thời số loài cùng nhiều hơn. Đối với cấp chiều cao này, chỉ có những loài có khả năng cạnh tranh mới vượt lên được.

4.4.1.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để dành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần. Kết quả nghiên cứu phân bố số cây theo cấp chiều cao đối với 2 kiểu rừng nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:

4.8. Số cây theo cấp chiều cao

Cấp chiều cao KR. ít bị tác động KR. tác động mạnh Cấp I (0-5) 10 30 Cấp II (6-10) 50 80 Cấp III (11-15) 30 60 Cấp IV (16-20) 22 7 Cấp V (21-25) 8 3 Tổng 120 180

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 4.7. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao

Từ kết quả của bảng và biểu đồ cho ta thấy: Cả 2 phân bố đều là phân bố giảm, tổng số lượng cây của các cấp chiều cao trong kiểu rừng bị tác động mạnh nhiều hơn số lượng cây của kiểu rừng ít bị tác động và có thời gian phục hồi dài. Nguyên nhân bởi trong kiểu rừng bị tác động lượng ánh sáng chiếu xuống tán rừng nhiều và có nhiều loài cây ưu sáng mọc nhanh tham gia, đồng thời mức độ cạnh tranh sinh tồn vẫn chưa cao. Tuy nhiên, sau khi rừng đã khép tán, giữa các loài có cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ lúc đó số lượng cây sẽ giảm và đi vào ổn định.

Ngoài ra, từ kết quả của bảng 4.9 cho ta thấy, tuy tổng số lượng cây ít nhưng đối với tầng trên của tán rừng số lượng cây của kiểu rừng ít bị tác động nhiều hơn so với kiểu rừng bị tác động mạnh, điều này phản ánh chất lượng rừng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 67 - 75)