Cấp chiều cao KR. ít bị tác động KR. tác động mạnh Cấp I (0-5) 10 30 Cấp II (6-10) 50 80 Cấp III (11-15) 30 60 Cấp IV (16-20) 22 7 Cấp V (21-25) 8 3 Tổng 120 180
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 4.7. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao
Từ kết quả của bảng và biểu đồ cho ta thấy: Cả 2 phân bố đều là phân bố giảm, tổng số lượng cây của các cấp chiều cao trong kiểu rừng bị tác động mạnh nhiều hơn số lượng cây của kiểu rừng ít bị tác động và có thời gian phục hồi dài. Nguyên nhân bởi trong kiểu rừng bị tác động lượng ánh sáng chiếu xuống tán rừng nhiều và có nhiều loài cây ưu sáng mọc nhanh tham gia, đồng thời mức độ cạnh tranh sinh tồn vẫn chưa cao. Tuy nhiên, sau khi rừng đã khép tán, giữa các loài có cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ lúc đó số lượng cây sẽ giảm và đi vào ổn định.
Ngoài ra, từ kết quả của bảng 4.9 cho ta thấy, tuy tổng số lượng cây ít nhưng đối với tầng trên của tán rừng số lượng cây của kiểu rừng ít bị tác động nhiều hơn so với kiểu rừng bị tác động mạnh, điều này phản ánh chất lượng rừng tốt hơn.
4.4.2. Cấu trúc ngang
4.4.2.1. Phân bố số loài cây theo cấp đường kính
Phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính phản ánh rõ cấu trúc tổ thành và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tính ổn định của hệ sinh thái rừng trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành hiện tại phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với rừng trồng, khả năng sinh trưởng của các cá thể trong quần thể gần tương đương nhau, nên sự phân hoá về đường kính là không lớn. Nhưng đối với rừng tự nhiên, sức sinh trưởng của các loài cây là hoàn toàn khác nhau ngay trong cả cùng một loài, những cá thể sống ở những điều kiện khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng không giống nhau, nên sự phân hoá về đường kính rất lớn không chỉ những cá thể trong cùng một loài mà cả các cá thể của các loài khác nhau cũng như vậy.
Kết quả nghiên cứu phân bố loài cây theo cấp đường kính của 2 kiểu rừng được nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:
4.9. Số loài cây theo cấp đƣờng kính
Cấp đƣờng kính KR. Ít bị tác động KR. tác động mạnh I (5-10) 10 II (11-15) 4 30 III (16-20) 17 20 IV(21-25) 20 9 V (26-30) 10 7 VI (31-35) 8 4 VII (36-40) 5 3 VIII (41-45) 3 1 IX (46-50) 1 1 X (51-55) 1 XI (56-60) 1 Tổng 70 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 5 10 15 20 25 30 35 0-5 11-15 21-25 31-35 41-45 51-55 Cấp đường kính S ố lo ài KR.ít bị tác động KR. tác động mạnh
Hình 4.8. Phân bố số loài cây theo cấp đƣờng kính
Từ biểu đồ trên cho ta thấy, phân bố của cả 2 kiểu rừng đều là phân bố giảm dần và lệch phải. Khi đường kính càng cao thì số lượng loài càng giảm, đặc điểm này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng loài, số lượng loài chỉ tập trung nhiều ở những cấp đường kính nhỏ. Kiểu rừng bị tác động mạnh tập trung nhiều loài hơn, tuy nhiên đối với cấp đường kính lớn và thể hiện chất lượng rừng thì số loài của của kiểu rừng này lại thấp hơn so với kiểu rừng ít bị tác động. Tuy nhiên, nếu được bảo vệ tốt cùng với biện pháp tác động phù hợp kiểu rừng này sẽ đi vào ổn định khi đó số lượng loài sẽ giảm dần và ổn định.
4.4.2.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D)
Cùng với phân bố số loài cây theo cấp đường kính, phân bố số cây theo cấp đường kính là chỉ tiêu phản ánh cấu trúc ngang lâm phần quan trọng. Phân bố (N/D) phản ánh sản lượng, trữ lượng của lâm phần. Kết quả phân bố N/D của kiểu rừng được nghiên cứu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.10. Số cây theo cấp đƣờng kính của 2 kiểu rừng Cấp kính KR.ít bị tác động KR. tác động mạnh Cấp I (5-10) 30 Cấp II (11-15) 7 62 Cấp III (16-20) 26 40 Cấp IV (21-25) 32 22 Cấp V (26-30) 24 15 Cấp VI (31-35) 10 6 Cấp VII (36-40) 7 3 Cấp VIII (41-45) 5 1 Cấp IX (46-50) 3 1 Cấp X (51-55) 3 Cấp XI (56-60) 3 Tổng 120 180 0 10 20 30 40 50 60 70 5-10 16-20 26-30 36-40 46-50 56-60 Cấp kính Số cây KR.ít bị tác động KR. tác động mạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cũng giống như các phân bố (N/H) và số loài theo cấp kính, phân bố (N/D) cũng là phân bố giảm dần. Ở kiểu rừng ít bị tác động, đường kính trung bình 25cm, số lượng cây tập trung nhiều nhất ở cấp kính từ 21-25 cm với 32 cá thể chiếm 27%. Đối với kiểu rừng bị tác động mạnh, đường kính trung bình 15 cm, số cây nhiều nhất ở cấp II (11-15cm) với 62 cá thể chiếm 34,4%. Mặc dù số lượng cây trong kiểu rừng tác động mạnh nhiều hơn kiểu rừng ít bị tác động, nhưng giá trị về mặt trữ lượng lại thấp hơn. Đối với các cấp kính cao trên 50cm chỉ có thể bắt gặp các cá thể trong kiểu rừng ít bị tác động, điều này một lần nữa khẳng định giá trị về mặt trữ lượng của kiểu rừng ít bị tác động. Đối với kiểu rừng ít bị tác động nếu có biện pháp bảo vệ và phục hồi tốt trong tương lai sẽ đi vào ổn định, số lượng cây và số loài sẽ giảm xuống.
Từ kết quả phân tích cấu trúc ngang và đứng cho thấy, tất cả các phân bố của cấu trúc ngang và đứng của 2 kiểu rừng đều là phân bố giảm dần với 1 đỉnh lệch trái, số lượng loài và số cây của kiểu rừng bị tác động mạnh nhiều hơn kiểu rừng ít bị tác động. Tuy nhiên, những cấp đường kính và chiều cao lớn thì chỉ xuất hiện ở kiểu rừng ít bị tác động, điều này phản ánh chất lượng rừng tốt hơn.
4.5. Đánh giá yếu tố ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng VQG Bến En
4.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố nhân tạo
a) Công tác quy hoạch VQG
Diện tích hiện tại của VQG Bến En là 14.734,67 được chia thành các phân khu chức năng như sau:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 6.273,5 ha, nằm trên địa bàn các xã: Xuân Quỳ, Xuân Hòa, Bình Lương, Xuân Thái, Hóa Quỳ, có chức năng bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đất điển hình, bảo vệ các khu cư trú và hoạt động sinh sống thường xuyên của động vật, bảo vệ cảnh quan tự nhiên.
Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 6.461,17 ha, nằm trên địa bàn các xã: Tân Bình, Bình Lương, Xuân Thái, đây là khu vực tài nguyên rừng đã bị tác động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều, cần được khôi phục. Nhiệm vụ của phân khu PHST là bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái chủ yếu bằng phục hồi tự nhiên và thực hiện biện pháp lâm sinh.
Phân khu dịch vụ hành chính: Diện tích phân khu 2000 ha, bao gồm toàn bộ mặt nước và 6,7 ha tại xã Hải Vân thuộc trụ sở khu hành chính của Vườn. Với lợi thế về mặt nước và hệ thống đảo, đây là khu vực chính cho hoạt động tham quan du lịch của Vườn.
Nhận xét chung về thực trạng quy hoạch ranh giới phân khu
Các phân khu chức năng của Vườn được phân chia tương đối cân đối, liền vùng, thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ của Vườn, tuy nhiên qua quá trình điều tra thực địa chúng tôi thấy một số bất cập như sau:
+ Đường ranh giới các phân khu cắt cơ giới, khó phân biệt ngoài thực địa, đặc biệt với địa hình núi đất thấp như VQG Bến En. Do vậy, rất khó cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
+ Ranh giới của Vườn đã được xác lập trên bản đồ từ ngày thành lập năm 1992, tuy nhiên trên thực địa ranh giới VQG còn nhiều khu vực vẫn chưa rõ, vẫn xảy ra tranh chấp với các chủ sở hữu khác. Đặc biệt, những khu vực người dân sống cạnh rừng nguy cơ tài nguyên rừng bị xâm lấn là rất cao. Ngoài ra, ranh giới của VQG Bến En qua nhiều lần điều chỉnh cho đến nay vẫn chưa liền khu liền khoảnh, gây khó khăn cho công tác quản lý.
+ Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, đây là phân khu chứa đựng giá trị về bảo tồn và đa dạng sinh học cao nhất của VQG Bến En với các trạng thái rừng tập trung chủ yếu là rừng trung bình và rừng giàu. Tuy nhiên, một số trạng thái rừng nghèo kiệt, đất trống không có khả năng tự phục hồi, nằm liền vùng với phân khu PHST các diện tích này nên chuyển sang PHST để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
+ Một trong những vấn đề mà ngay từ khi thành lập Vườn cho đến nay vẫn còn tồn tại, đó là tình trạng người dân sống tập trung thành làng, xóm trong vùng lõi của Vườn như ở xã: Tân Bình, Xuân Quỳ, Hóa Quỳ. Do tập quán canh tác và gắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bó với khu vực từ lâu cùng với đó là nguồn ngân sách hạn chế, do vậy chưa có đề án chuyển người dân sang khu vực khác để ổn định đời sống.
Hình 4.10: Sơ đồ các phân khu và dân cƣ trong VQG Bến En
+ Phân khu DVHC chủ yếu là phần diện tích hồ Sông Mực, một hệ sinh thái đa dạng các loài thủy sinh, tuy nhiên đây cũng là khu vực diễn ra các hoạt động du lịch chính của Vườn cùng với việc đánh bắt trái phép của người dân, do vậy cần có biện pháp bảo vệ sự đa dạng các loài thủy sinh của hồ.
b) Hoạt động xây dựng
Được thành lập từ những năm 1992 và được đầu tư rất nhiều cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, công tác bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái. Các công trình xây dựng phục vụ bảo vệ rừng phát huy hiệu quả trong công tác QLBVR như: chòi canh lửa; đường băng cản lửa; biển báo. Tuy nhiên hoạt động du lịch sinh thái phát triển đã ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng nói chung và thực vật nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của hoạt động xây dựng đó là việc hoàn thành đập Mẩy, một trong những công trình được đầu tư và xây dựng kiên cố và quan trọng. Đập Mẩy hình thành đã chia hồ sông Mực thành hồ trên và hồ dưới phục vụ tốt hơn cho việc điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên mực nước ở hồ trên được nâng cao rất nhiều (khoảng 1 mét) đã làm ngập rất nhiều diện tích của VQG, biến những vùng đất thấp thành vùng bán ngập, điều này làm thay đổi điều kiện sinh cảnh của rất nhiều loài thực vật và động vật, và cũng tạo điều kiện cho nhiều loài mới thích hợp phát triển. Điển hình như sự xâm nhập của quần thể Mai dương (Mimosa pigra) theo nguồn nước đang là mối đe dọa cho hệ sinh thái bán ngập này. Với đặc tính sinh trưởng nhanh, phát tán rộng theo nước và gió diện tích của quần thể này có mặt ở hầu hết các khu vực bán ngập của Vườn làm ảnh hưởng đến các quần thể bản địa khác trong khu vực.
c) Công tác phục hồi rừng
Trồng mới
Trong giai đoạn 2008-2011, thực hiện chương trình 661 của Chính phủ, VQG Bến En đã trồng mới được 80 ha rừng trong đó năm 2009 trồng 50ha, năm 2010 trồng 30ha, cây trồng chủ yếu là cây bản địa được trồng tại phân khu phục hồi sinh thái của Vườn, hiện tại diện tích rừng trồng của Vườn là 258,15ha.
Khoanh nuôi có tác động
Tổng diện tích khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung trong giai đoạn 2005-2011 của toàn Vườn là 590 ha, trong đó giai đoạn 2005-2008 thực hiện được 46ha, giai đoạn 2008-2011 thực hiện 544 ha, diện tích khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung chủ yếu tập trung vào khu vực có cây gỗ rải rác, tỷ lệ cây tái sinh mục đích. Các dự án bảo tồn loài Lim xanh và các loài cây quý hiếm khác trong những năm vừa qua đã được triển khai điển hình như: Chương trình bảo tồn Lim xanh giai đoạn 2005- 2010; Bảo tồn và phát triển một số loài cây quý hiếm ở VQG Bến En trong giai đoạn 2003-2007; Nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở Vườn quốc gia Bến En
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giai đoạn 1997-2007. Kết quả của các công trình đã làm tăng độ che phủ rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Tổng diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trong giai đoạn 2006-2011 của cả Vườn đạt 12.084 ha, trong đó giai đoạn 2006-2008 thực hiện 8.083 ha, giai đoạn 2009-2011 thực hiện 4.001ha. Các diện tích khoanh nuôi thuộc cả phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái, tại các khu vực có cây gỗ rải rác, tỷ lệ cây tái sinh mục đích cao. Nguồn vốn chính của chương trình này chủ yếu là vốn thuộc Dự án 661 của Chính phủ.
Kết quả của công tác phát triển rừng trong giai đoạn 2005-2011 góp phần vào việc nâng cao độ che phủ rừng, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng rừng và đa dạng sinh học. Công tác phục hồi sinh thái tập trung chủ yếu vào khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung và khoanh nuôi tự nhiên, điều này đảm bảo diễn thế tự nhiên của rừng. Tuy nhiên, công tác phục hồi sinh thái giai đoạn 2005-2011 cũng đặt ra một số vấn đề như: tỷ lệ rừng trồng thành rừng thấp, sau khi trồng bổ sung cây bản địa thường bị chết, điều này cần được điều tra, nghiên cứu, xác định rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục để hoạt động gây trồng rừng những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
d) Ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên rừng
Như đã đề cập ở phần trước, VQG Bến En được thành lập năm 1992 với hiện trạng rừng đã bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác do lịch sử để lại. Từ một nơi từng được coi là khu dự trữ Lim xanh của miền Bắc, tuy nhiên do quá trình khai thác quá mức dẫn đến trữ lượng suy giảm mạnh, chỉ còn lại những cây đường kính nhỏ và trung bình. Trong thời gian chiến tranh, Lim xanh được khai thác cho việc chế tạo thuốc súng; sau khi giải phóng, Lim xanh ở VQG Bến En được khai thác để phục vụ cho các công trình phát triển kinh tế như: xây dựng đường sắt, làm nhà cửa người dân, và nhiều công trình khác. Từ việc khai thác quá mức Lim xanh và các loài cây khác để lại hậu quả đối với tài nguyên rừng. Diện tích rừng giàu chỉ còn lại khoảng 2% tổng diện tích của Vườn, diện tích rừng nghèo và phục hồi là chủ yếu, điều này cho thấy mức độ suy giảm cả về trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học của VQG Bến En là rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sau khi thành lập, Ban quản lý của Vườn được thành lập với mục tiêu nhằm bảo vệ và phục hồi lại tài nguyên rừng của VQG. Từ đây công tác quản lý bảo vệ rừng được quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù ranh giới tiếp giáp với nhiều khu vực dân cư, tuyến đường Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng chạy qua ranh giới VQG, đây là những mối đe dọa làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên thực vật rừng nói riêng. Do sức ép của phát triển dân số và phát triển kinh tế nhu cầu của con người về tài