Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 30)

2.4.1. Phƣơng pháp điều tra thực vật

Do diện tích rộng và thời gian ngắn cho nên chúng tôi chọn và áp dụng tổng hợp các phương pháp điều tra, phúc tra thực vật hiện có cho từng nội dung cụ thể:

- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đã công bố về thực vật VQG Bến En, các bản đồ, báo cáo,…

- Phương pháp điều tra theo tuyến điển hình.

- Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình. - Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân.

a. Tham khảo tài liệu có sẵn

- Sử dụng số liệu và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng do Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá và VQG Bến En cung cấp.

- Tham khảo các báo cáo:

+ Dự án xây dựng VQG Bến En, tỉnh Thanh Hoá, năm 1995;

+ Báo cáo kết quả điều tra khu hệ động - thực vật VQG Bến En - tỉnh Thanh Hoá, năm 2005 (Phân viện ĐTQHR Bắc Trung Bộ-Viện Điều tra Quy hoạch rừng);

+ Sử dụng tên cây rừng trong cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” (2000) và trong “Sách đỏ Việt Nam” 2007 (Phần thực vật);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Bến En giai đoạn 2012-2020 của Phân viện ĐTQHR Tây Bắc Bộ- Viện Điều tra Quy hoạch rừng.

b. Phương pháp điều tra theo tuyến

- Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 100-150m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí OTC 1000m2 (25mx40m) và ODB 100m2(10x10m) để thu thập số liệu OTC.

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC là 1000m2 (25m x 40m) cho các trạng thái rừng và cây bụi. Ô dạng bản (ODB) được bố trí tại các góc và tâm của OTC.

Với thảm cỏ dùng ODB diện tích 10x10m. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC, chúng tôi tiến hành xác định tên loài cây (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại), dạng sống và đo chiều cao của cây để xác định cấu trúc phân tầng của các trạng thái thảm thực vật).

- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Tiến hành đo đường kính tất cả các cây trong ô có đường kính >6 cm + Chiều cao thân cây vút ngọn (Hvn), được đo bằng thước đo cao chuyên dùng đo cao với độ chính xác 0,2 m.

+ Trong mỗi ô đo đếm (1000 m2), tiến hành đặt 05 ô dạng bản 100 m2 (10m x 10m), 01 ô ở trung tâm và 04 ô ở 4 góc để điều tra tái sinh. Trong ô điều tra tái sinh xác định tên cây, chiều cao chia thành 4 cấp: H1 < 0,5m, H2: từ 0,51 -1,00 m, H3 : từ 1,1-1,5 m, H4 từ 1,6-2,0, m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu trên các ô, tuyến điều tra được ghi chép tại chỗ vào các biểu điều tra. Tiến hành thu mẫu trên tuyến, ô để xác định tên loài, những loài chưa xác định được lấy mẫu, mô tả, chụp ảnh và lấy tiêu bản để đem về phòng tiêu bản giám định. Ngoài ra, còn tiến hành lấy mẫu, chụp ảnh các loài quý hiếm.

Những loài cây quý hiếm được cập nhật theo Sách đỏ Thực vật Việt Nam, Danh lục đỏ Việt Nam năm 2007, IUCN năm 2010.

Thang phân loại các yếu tố địa lý được áp dụng theo thang phân loại của P.Jomas và tham khảo phương pháp phân tích tính đa dạng yếu tố địa lý của Lê Trần Chấn năm 1990.

Giá trị sử dụng được phân theo nhóm loài công dụng được ghi trong “Tên cây rừng Việt Nam” [5]năm 2000 và “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” năm 2007 [11] . Cấu trúc tổ thành, đặc điểm phân bố được tính toán dựa trên số liệu thu được của các ô tiêu chuẩn, tuyến điều tra.

- Phát hiện các loài thực vật có phân bố trong khu bảo tồn. - Xác định tên các loài cây đã phát hiện và lập danh lục thực vật.

- Phân tích, đánh giá những giá trị của thảm thực vật, của tài nguyên thực vật trong VQG.

c. Phương pháp phỏng vấn người dân và cán bộ VQG

+ Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm của VQG Bến En

+ Chọn những người cao tuổi là người địa phương để phỏng vấn

+ Thuê người dân dẫn đường vào rừng, kết hợp phỏng vấn chính những người đưa đường lên rừng để xác định cây và công dụng của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thuê người dân lấy mẫu cây cao khó mà chỉ người dân mới biết nơi phân bố của chúng để giám định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá cấu trúc rừng của một số kiểu rừng chủ yếu, trên cơ sở các ô tiêu chuẩn đã lập tiến hành đo đếm các chỉ số điều tra như: đường kính; chiều cao; chiều cao tán rừng,…Các kết quả điều tra này được nhập và xử lý trên phần mềm Excel, đối với các chỉ tiêu sẽ tiến hành tính toán theo cách khác nhau.

- Cấu trúc tầng thứ: căn cứ vào kết quả đo đếm OTC, tiến hành phân loại tầng tán cây theo từng kiểu thảm cụ thể, đồng thời tổng hợp được số loài chiếm ưu thế theo từng tầng của từng kiểu thảm.

- Phân bố số loài, số cây theo các nhóm đường kính: Số loài và số cây được tính cho các nhóm đường kính với khoảng cách 4 cm tính từ cỡ nhỏ nhất 6 cm. Xây dựng quan hệ giữa số cây theo đường kính.

- Phân bố số loài, số cây theo các nhóm chiều cao: Số loài và số cây được tính cho các nhóm chiều cao 1-5 m; 6-10 m; 11-15 m... kết quả được thể hiện bằng đồ thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên 14.734,67 ha, nằm trên 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây - Nam.

- Tọa độ địa lý:

+ Từ 19031’ đến 19043’ độ vĩ Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa

+ Phía Bắc giáp xã Hải Long, Xuân Khang huyện Như Thanh; + Phía Đông giáp xã Hải Vân, Xuân Phúc huyện Như Thanh;

+ Phía Nam giáp xã Xuân Bình, Xuân Hòa huyện Như Xuân và xã Xuân Thái huyện Như Thanh;

+ Phía Tây giáp xã Tân Bình, Bình Lương, Xuân Quỳ và Hóa Quỳ huyện Như Xuân.

Địa hình của Vườn là sự kết hợp của đồi, núi, sông và hồ. Khu vực giữa là hồ Sông Mực với các đảo nổi được bao phủ bởi rừng và nhiều sông suối. Rừng núi đá vôi nằm ở phía Tây Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong VQG, những khu rừng núi đá còn lại chủ yếu nằm ở vùng đệm, vị trí cao nhất trong khu vực là 497m, độ dốc trung bình 20-250.

VƢỜN QUỐC GIA BẾN EN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Địa chất đất đai

Lịch sử hình thành địa chất trong khu vực khá phức tạp, nhưng chủ yếu là các loại đá trầm tích từ kỷ Jura - Creta như phiến thạch sét, đá sa thạch và phiến thạch mica, phân bố nhiều ở các xã Bình Lương, Xuân Bình, Xuân Thái. Một số đã biến chất nhẹ do ảnh hưởng của hiện tượng phun trào hình thành đá Mắc ma, tập trung vùng Xuân Lý, Xuân Thái, Đức Lương. Các trầm tích không phân cách như đá vôi ở núi Đàm, Bào Khế và các dãy núi đá vôi khác ở của đập sông Mực như: núi Động Hang, Đồng Mười, Đồng Thổ, núi Đầu Lợn. Trải qua một thời gian dài của quá trình hoạt động địa chất đã tạo ra nhiều thung lũng trong Vườn.

Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có 4 loại đất chính như sau:

- Đất phù sa sông suối (đất vàng, nâu) có diện tích khoảng 310 ha. Đất có tầng loang lỗ, quá trình ngập nước không thường xuyên trong năm nên bị biến chất do glây hóa. Đất thường có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày, thành phần cơ giới cát pha hay thịt nhẹ.

- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét có diện tích khoảng 11.438 ha. Đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng phù hợp với nhiều loại cây trồng, khả năng giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém, phân bố chủ yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn.

- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát có diện tích khoảng 1.240 ha. Đất có tầng mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, khả năng giữ nước kém, thoát nước và thu nhiệt tốt, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, đất tương đối nghèo dinh dưỡng.

- Đất phong hóa trên núi đá vôi có diện tích khoảng 1.077 ha. Đất nhiều mùn, màu xám đen, thành phần cơ giới nặng, thiếu nước.

Nhìn chung đất khu vực Bến En có độ phì tương đối cao, tầng đất từ trung bình đến dày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo nên tính đa dạng về thực vật cho khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Bến En)

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

a. Khí hậu:

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Như Thanh cho thấy: - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,30C

- Nhiệt độ cực tiểu: 30 C (tháng 1) - Nhiệt độ cực đại: 410C (tháng 5) - Tổng lượng mưa cả năm: 1.790 mm - Độ ẩm trung bình hàng năm: 85% - Tổng nhiệt cả năm: 8.5000C

Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có các đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm.

Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm thường gây nên những trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa hàng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ Bến En nên giữ được độ ẩm cho cây cối trong vùng.

b. Thủy văn:

Khu vực VQG Bến En có hệ thống sông chính là Sông Mực nằm trọn trong địa giới VQG Bến En, toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn:

- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè; - Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng; - Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc Khoan chảy qua Bình Lương, Làng Yên.

+ Hồ Bến En có dung tích biến động từ 250-400 triệu m3 nước, là thủy vực của 4 suối chính ở trên, diện tích của hồ trên 2000ha đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho nông nghiệp 4 huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống và Tỉnh Gia, cũng như nuôi trồng thủy sản.

+ Nước ngầm: Là kho dự trữ nước điều tiết cho các dòng chảy về mùa khô, phụ thuộc vào độ dày phong hóa và lượng mưa hàng năm. Qua khảo sát cho thấy một số khu vực chỉ cần khoan 1-2 m đã có nước, khu vực sâu nhất 7-8m, mức độ chênh lệch mực nước ngầm trong năm lớn 1-2m.

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

3.2.1.1. Dân số, dân tộc và lao động

a. Dân số trong toàn vùng

Vườn Quốc gia Bến En nằm trên 2 huyện Như Thanh và Như Xuân bao gồm 13 xã và 2 thị trấn (cả vùng lõi và vùng đệm). Theo số liệu từ niên giám thống kê 2 huyện năm 2011, kết hợp số liệu thu thập tại các xã, dân số trong toàn vùng hiện nay là 12.369 hộ, 56.143 nhân khẩu, trong đó nam 28.064 người (chiếm 49,98%), nữ 28.079 người (chiếm 50,01%) tổng nhân khẩu, cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.1. Thống kê dân số trong khu vực VQG Bến En

Đơn vị tính: người Hộ GĐ Tổng dân số Nam Hải Vân 744 3.720 1.845 1.875 Hải Long 872 3765 1.770 1.995

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hộ GĐ Tổng dân số Nam Xuân Thái 862 3.655 1.870 1.785 Tân Bình 647 2.583 1.273 1.310 Bình Lương 683 3.076 1.580 1.496 Xuân Hòa 674 2.935 1528 1.407 Xuân Quỳ 478 2.193 1.123 1.070 Hóa Quỳ 1.020 5.012 2.527 2.485 Xuân Bình 1.389 5.850 2.900 2.950 Yên Lễ 513 2.157 1.084 1.073 TT Yên Cát 810 3.729 1.886 1.843 Xuân Phúc 714 3.428 1.770 1.658 Phúc Đường 406 1.911 953 958 Xuân Khang 1.443 6.664 3.313 3.351 TT Bến Sung 1.114 5.465 2.642 2.823 TỔNG 12.369 56.143 28064 28079 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Như Thanh, Như Xuân 2012)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên toàn vùng là 0,93%, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất ở các xã Hải Vân, Xuân Quỳ (0,8%), các xã có tỷ lệ tăng cao như Tân Bình (1,5%), Xuân Thái (1,17%).

Phân bố dân số dân số bình quân toàn vùng là 95 người/km2, khu vực đông nhất ở 2 thị trấn TT Bến Sung (1.137 người/km2) và TT Yên Cát (779 người/km2), thấp nhất ở các xã Xuân Hòa (25 người/km2), Bình Lương (42 người/km2).

b. Dân số trong vùng lõi

Hiện tại vùng lõi VQG Bến En vẫn còn người dân thuộc 9 thôn sinh sống thuộc 3 xã: Tân Bình; Xuân Quỳ; Hóa Quỳ với mật độ dân số khá đông, gồm 440 hộ với 1.813 nhân khẩu. Trong đó xã có số dân đông nhất Tân Bình 1.111 người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên 274 hộ, xã Xuân Quỳ 495 người trên 75 hộ, xã Hóa Quỳ 207 người trên 58 hộ. Chi tiết các xã được thể hiện tại bảng sau:

3.2. Thống kê dân số các thôn trong vùng lõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: người TT Thôn Số hộ Tổng dân số 1 Tân Bình Làng Lung 49 200 Sơn Thủy 45 199 Thanh Bình 42 185 Sơn Bình 63 236 Đức Bình 47 186 Roọc Nái 28 105

2 Xuân Quỳ Tân Thành 60 275

Xuân Thành 48 220

3 Hóa Quỳ Xuân Đàm 58 207

Tổng cộng 9 440 1.813

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Như Thanh, Như Xuân 2012)

Với 1.813 nhân khẩu, 440 hộ đây là một áp lực rất lớn đến tài nguyên của Vườn như: việc chăn nuôi gia súc, gia cầm; người dân vén đất rừng lấy đất canh tác; khai thác gỗ củi; các hoạt động đã làm ảnh hưởng tới tài nguyên của Vườn. Đây là vấn đề đòi hỏi cần sớm có phương án di dời người dân ra khỏi vùng lõi của Vườn hoặc phương án cắt đất cho người dân để ổn định cuộc sống.

c. Dân tộc

Khu vực vườn Quốc gia có các dân tộc sau: - Dân tộc Kinh: 26.027 Người chiếm 51,01%. - Dân tộc Thái: 10.096 Người chiếm 17,98%. - Dân tộc Mường: 10.513 Người chiếm 18,73%. - Dân tộc khác: 6.897 Người chiếm 12,28%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ d. Lao động

Cơ cấu lao động: Theo số liệu thống kê năm 2011 tổng lao động trong vùng có 31.541 lao động, chiếm 56,16 % dân số. Trong đó lao động nam 16.006 người (chiếm 50,75 %), lao động nữ 15.535 người (49,25 %), lực lượng lao động khối sản xuất chiếm tới 83,80%. Số lao động này chủ yếu là lao động thủ công phần lớn chưa qua đào tạo.

Nhìn chung, tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động thủ công trong lĩnh vực nông nghiệp, các hoạt động mang tính thời vụ và phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khai thác tài nguyên rừng, điều này làm ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 30)