Thực trạng phát triển các ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 41 - 43)

3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp trên toàn vùng

a. Trồng trọt

Cây lương thực: Cây trồng chủ yếu như: lúa nước, ngô, khoai, sắn,...quá trình canh tác còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy năng suất còn thấp điển hình như: Lúa từ 4-4,5 tấn/ha; ngô 3,3 tấn/ha; cây khoai 5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng cây lương thực cây có hạt năm 2011 đạt 14.647,7 tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 290kg/người/năm (trong đó lúa đạt 261 kg/người/năm), với năng suất như vậy không đảm bảo được an ninh lương thực cho người dân trong vùng.

Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng tại khu vực VQG Bến En chủ yếu là cây mía; cao su, diện tích chủ yếu tại khu vực vùng đệm, và một phần đất vùng lõi VQG, năng suất mía bình quân đạt khoảng 41,2 tấn/ha. Trong những năm vừa qua diện tích trồng mía được mở rộng phục vụ nhu cầu nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn, điều này dẫn đến không ít diện tích đất rừng của Vườn bị xâm lấn phục vụ trồng cây công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo số liệu thống kê năm 2011 trên toàn khu vực Vườn hiện có: tổng đàn trâu 7.968 con; bò 1.498 con; lợn 11.890 con; gia cầm 158.358 con. Trong đó số lượng gia súc, gia cầm được nuôi nhiều nhất tại khu vực các xã: Xuân Thái và Xuân Bình, ít nhất tại khu vực 2 thị trấn Yên Cát và TT Bến Sung. Nhìn chung, với điều kiện đồi núi thấp, diện tích rộng, thuận lợi cho các hoạt động chăn nuôi gia súc lớn như: trâu, bò, dê,… Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết trên cả nước ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động chăn nuôi của người dân khu vực Bến En.

a. Trồng rừng

Công tác trồng rừng trên địa bàn được thực hiện nhiều năm nay. Những năm gần đây được sự đầu tư của các dự án 327, dự án 661, dự án trồng rừng sản xuất..., diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, toàn vùng đã có 1.254 ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Mỡ, Luồng... ngoài ra, trong khu vực vùng đệm VQG Bến En trên địa bàn các xã diện tích trồng cao su đến nay bắt đầu cho thu hoạch mủ.

Nhìn chung, các chương trình trồng rừng đã góp phần làm tăng diện tích rừng trong khu vực, đặc biệt là khu vực vùng đệm. Đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân từ đó góp phần vào việc ổn định đời sống trong khu vực.

b. Giao đất giao rừng

Công tác giao đất theo nghị định 02/CP được tiến hành nhiều năm nay. Do vậy, cho đến nay phần lớn diện tích đất rừng đã có chủ, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng, thúc đẩy người dân đầu tư cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ,... Tuy nhiên, công tác giao đất tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất không rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy hoạch, đúng mục đích trên đất được giao.

c. Khai thác và chế biến lâm sản

Hiện tại trên địa bàn khu vực VQG Bến En hiện có 8 cơ sở chế biến lâm sản được cấp phép hoạt động. Trong đó, nguyên liệu chủ yếu là gỗ tròn được khai thác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từ rừng trồng trong khu vực và nhập từ nơi khác, sản phẩm chủ yếu của các cơ sở này là gỗ xẻ, ván sàn, cốt pha và đồ mộc gia dụng,...

Diện tích khai thác chủ yếu là rừng trồng, hàng năm khai thác trong khu vực khoảng 1.500m3, 50.000 ster củi, 22.000 cây Luồng, 100.000 cây tre nứa khác. Ngoài ra, đối với khu vực vùng lõi vẫn còn hiện tượng người dân khai thác trái phép gỗ, củi từ rừng tự nhiện, điều này làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng của Vườn.

d. Tình hình thực hiện một số chương trình dự án nông - lâm nghiệp

- Dự án 661, trồng rừng sản xuất: các hạng mục bao gồm bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng. Hiệu quả của dự án góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao chất lượng rừng.

- Dự án trồng rừng nguyên liệu: Các xã nằm trong vùng đều trong quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Lam Sơn.

- Chương trình trồng cây Cao su thuộc chương trình đầu tư của Công ty Cao su và một số dự án nhỏ của chương trình khuyến nông, khuyến lâm.

Các ngành kinh tế khác chưa phát triển, sản xuất công nghiệp trong vùng hầu như không có. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp gồm các ngành nghề như làm gạch ngói, khai thác đá (Xuân Khang, Xuân Phúc, Hải Vân), rèn đúc, làm mộc, đan lát… Quy mô sản xuất còn nhỏ, phần lớn do tư nhân quản lý. Khối lượng sản phẩm hàng năm không lớn (gạch 60 vạn viên/năm, đá xây dựng 10.000m3).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khu hệ thực vật và cấu trúc các kiểu rừng chủ yếu để đề xuất các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia bến en giai đoạn 2014 2020 (Trang 41 - 43)