Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 34 - 37)

Du lịch văn hóa đã và đang được xác định là định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Đã có những địa phương, những khu du lịch, điểm du lịch hoạt động tốt, mang lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường cũng như bảo tồn di tích, di sản. Trong sốđó, chúng ta không thể không nói đến khu di tích Kim Liên và du lịch phố cổ Hội An.

1.8.2.1. Khu di tích Kim Liên - Nghệ An

du lịch di tích lịch sử nổi tiếng, không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới vì khu di tích lịch sử này là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng một vĩ nhân, đã chứng kiến những năm tháng tuổi thơ đầy gian khó của Người và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách một con người, niềm tự hào của cả dân tộc và nhân loại - Hồ Chí Minh.

Nằm trên một địa bàn khá rộng, khu di tích Kim Liên gồm có 9 di tích được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Ngoài các điểm tham quan chính như Cụm di tích Hoàng Trù, di tích nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu mộ bà Hoàng Thị Loan, những năm gần đây các di tích lịch sử của các vùng phụ cận khác như nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm (nhà ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh), nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cử nhân Vương Thúc Quý (nhà Thầy dạy học của Chủ tịch Hồ Chí Minh)… cũng đã được đưa vào điểm tham quan khai thác phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách.

Khác với các DTLSVH khác có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước, các DTLSVH ở khu di tích Kim Liên đều có kết cấu dân dã, chủ yếu là tranh, tre, nứa, lá, gỗ…vv. Hầu hết các di tích đều nằm ở ngoài trời, các hiện vật ởđây rất đơn sơ và khó bảo quản trong môi trường khí hậu khắc nghiệt của Nghệ An. Vì vậy công tác bảo tồn, trùng tu DTLSVH này gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những nỗ lực của mình, khu DTLSVH Kim Liên đã khắc phục những khó khăn, phải vừa làm công tác bảo tồn, gìn giữ vừa làm công tác phát huy giá trị của DTLSVH phục vụ khách tham quan du lịch. Hàng năm, số lượng du khách đến tham quan, tìm hiểu khu DTLSVH này tăng lên đáng kể, cụ thể như:

Năm 2011: 1 523 774 lượt khách Năm 2012: 1 571 217 lượt khách Năm 2013: 1 815 679 lượt khách [17]

Qua số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng, điểm tham quan DTLSVH Kim Liên đã phát huy được giá trị và khả năng thu hút khách đặc biệt của mình. Để đạt được tất cả những điều đó, ngay từ khi mới thành lập, công tác phát huy giá trị các DTLSVH được đưa lên vị trí hàng đầu. Bản thân các di tích, các hiện vật ởđây đã

có sức giáo dục sâu sắc nhưng để có thể chuyển tải hết ý nghĩa của điểm tham quan đó đến được với du khách tham quan thì công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vai trò và vị trí của các thuyết minh viên tại điểm được xem là khâu quan trọng nhất và được xem là thế mạnh của khu DTLSVH Kim Liên. Công tác tuyên truyền giáo dục, các hình thức đón tiếp, nội dung thuyết minh luôn được đổi mới. Các thuyết minh viên ở Kim Liên luôn là “cầu nối” giúp du khách có thể hiểu rõ hơn về quê hương, về gia đình, về thời niên thiểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cùng với hệ thống các di tích và bảo tàng Hồ Chí Minh trên cả nước, khu DTLSVH Kim Liên đã nổi bật góp phần nâng cao giá trị và trở thành một điểm tham quan tiêu biểu, có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và Nghệ An- Nam Đàn nói riêng.

1.8.2.2. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố cổ được hình thành từ thế kỉ XVI-XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung. Hội An hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. Phố cổ Hội An đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1999, là thành phố duy nhất ở châu Á đón nhận “Giải thưởng kiệt xuất về bảo tồn di sản” do Unesco trao tặng, được tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh Waderlust (phát hành ở 112 quốc gia) bình chọn là thành phố du lịch được yêu thích nhất và giải thưởng Asia Destination Awards 2013 của website du lịch Trip Advisor vào năm 2013, Phố cổ Hội An đang ngày càng khẳng định “thương hiệu” trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.[35]

Là một quần thể di tích kiến trúc với hơn 1.350 di tích, trong đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng, tín ngưỡng nhưđình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc, nhà ở, giếng, cầu,…vv. Phố cổ Hội An được bảo vệ gần như nguyên trạng cho đến ngày nay do sớm nhận thức được giá trị của các di tích cũng như có những hành động thiết thực trong công tác quản lí, bảo tồn và phát huy các giá trị của nó để phục vụ dân sinh của chính quyền và người dân nơi đây.

nguyên vẹn không gian môi trường văn hóa của một đô thị cổ còn lại duy nhất trên thế giới cách đây hơn 300 năm. Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc thì Hội An vẫn còn lưu giữ được một nền tảng văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, đó là những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, làng nghề, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa…vv. Đểđạt được điều đó, ở Hội An, công tác duy tu, bảo tồn, bảo dưỡng đối với các di tích phải là công việc thường xuyên, thậm chí là hàng giờ, hàng ngày. Vấn đề bảo tồn được ưu tiên hàng đầu, được thực hiện một cách nghiêm ngặt, khoa học và ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhất là sau khi được Unesco công nhận là di sản. Với phương châm “bảo tồn di sản vững chắc và phát triển du lịch bền vững”, chính quyền cũng như người dân nơi đây luôn nhận thức rõ tầm quan trọng hàng đầu của việc bảo tồn hoàn nguyên di tích có giá trị thiết thực đến thế nào.

Hội An nổi bật là một điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị DTLS, giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch. Là một điển hình trong việc giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản, luôn điều hòa lợi ích của cộng đồng trong hoạt động du lịch, xây dựng được môi trường du lịch văn minh, lịch sự và thân thiện với du khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)