Nhận xét chung về các điểm tham quanDTLSVH tại TP Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 88)

Các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế chính là những giá trị vô cùng đặc sắc thể hiện những đặc trưng văn hóa Việt Nam tuy nhiên phần lớn điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn tập trung ở các DTLSVH nổi tiếng đã được UNESCO công nhận nằm trong Quần thể di tích cốđô Huế. Nhưng trong số những điểm tham quan DTLSVH đó cũng chỉ có một số DTLSVH có tổ chức các dịch vụ du lịch. Ngoài dịch vụ bán vé tham quan di tích, dịch vụ hướng dẫn tham quan tại các điểm tham quan DTLSVH, dịch vụ biểu diễn các hoạt động nghệ thuật, dịch vụ quầy hàng lưu niệm, dịch vụ giải khát …vv nhìn chung, các dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH vẫn còn nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn đối với du khách. Phần lớn khách du lịch tới tham quan các DTLSVH ngoài tham quan và chụp ảnh thì hầu như họ không biết làm gì khác. Chính vì vậy, thời gian lưu giữ khách du lịch tại các DTLSVH ở Huế vẫn chưa cao, tính bình quân khoảng từ 45 phút đến 60 phút cho mỗi di tích. Do vậy, khách du lịch khi đến tham quan TP Huế chỉ cần 1 ngày thì

quân của khách du lịch cũng rất thấp do ngoài chi phí vé tham quan di tích, vé hướng dẫn tại điểm, có thể thêm tiền mua vé xem biểu diễn nghệ thuật tại Đại Nội hay lăng Tự Đức, tiền công đức ở chùa Thiên Mụ…vv thì du khách gần như không biết tiêu tiền vào việc gì khác do quà lưu niệm ở các quầy hàng lưu niệm tại các điểm tham quan thường được bán ở giá cao, hầu hết các sản phẩm cũng nghèo nàn và được bày bán giống ở một số các điểm khác, kể cảở chợĐông Ba.

Hoạt động du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH ở TP Huế hiện nay đôi lúc vẫn còn mang tính tự phát, nếu đi từ sản phẩm đến khả năng cung ứng dịch vụ nói chung thì các sản phẩm du lịch không phản ánh hết được thực tế cung các sản phẩm du lịch, những người làm công tác tổ chức các hoạt động tại các điểm tham quan du lịch chưa thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường khách, chưa tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách để có thể đưa ra những loại hình dịch vụ phù hợp. Đội ngũ nhân viên tại các điểm tham quan DTLSVH vẫn chưa thực sựđáp ứng được những tiêu chuẩn cần có như thái độ, tác phong, kỹ năng phục vụ, kỹ năng bán hàng chưa được chuyên nghiệp. Ngoài ra giữa đơn vị phụ trách các điểm tham quan DTLSVH với các công ty kinh doanh lữ hành vẫn chưa thực sự phối hợp, gắn kết với nhau để có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn có thể thu hút khách du lịch. Một số thuyết minh viên tại điểm tham quan DTLSVH ở Huế trình độ ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, hiểu biết thực sự chi tiết về các DTLSVH vẫn còn non, việc tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thuyết minh, hướng dẫn vẫn chưa được phát huy, điều này có ảnh hưởng rất lớn, làm hạn chế nhiều đến việc cảm nhận các giá trị của DTLSVH đến du khách. Vì vậy, cần nghiên cứu kĩ hơn vềđiểm tham quan DTLSVH tại TP Huế để có thể phát huy tối đa những lợi thế, tập trung xây dựng Huế thành trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch, phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững gắn bảo tồn và phát huy môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái và xem du lịch là bước đột phá thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển, xây dựng TP Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung xứng tầm điểm đến của quốc gia và thế giới.

Tiểu kết chương 2

Toàn bộ chương 2, tác giả đề cập đến những nội dung chủ yếu: khái quát về tình hình phát triển của du lịch thành phố Huế trong đó tác giả đề cập đến tài nguyên du lịch TP Huế, loại hình và sản phẩm du lịch tại TP Huế, về thực trạng du lịch TP Huế và khái quát chung về hệ thống các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế. Tác giả cũng khái quát về ba điểm tham quan DTLSVH Đại Nội, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng đồng thời nêu thực trạng về khai thác các ba điểm tham quan nói trên và những đóng góp của các điểm tham quan DTLSVH đó trong phát triển du lịch. Từ đó tác giả phân tích kết quả điều tra tại ba điểm tham quan DTLSVH Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng TựĐức.

Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy Huế là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung rất có tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa do Huế có đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời đầy bản sắc. Nhìn chung, các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế hội tụ rõ nét tinh hoa văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên việc khai thác các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn và thu hút du khách, vẫn còn thiếu tính cạnh tranh và chưa thực sự làm nổi bật giá trị của các điểm tham quan DTLSVH, của các di sản, các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa thực sự khai thác hiệu quả với những tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể gắn với thực tiễn của các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huếđể từđó có thể khai thác và phát huy hiệu quả hơn các điểm tham quan DTLSVH tại địa phương này.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY ĐIỂM THAM QUAN DTLSVH

TẠI THÀNH PHỐ HUẾ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH 3.1. Những căn cứđề xuất giải pháp

3.1.1. Nhng mc tiêu và quan đim phát trin du lch thành ph Huế

Mục tiêu chung:

- Mục tiêu kinh tế: quy hoạch phát triển du lịch là nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung, để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành du lịch vào tổng GDP của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư.

- Mục tiêu văn hóa-xã hội: phát triển du lịch cần đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng miền trên cả nước và quốc tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vạt chất, tinh thần cho nhân dân, tạo thêm việc làm mới cho toàn xã hội.

Quan điểm phát triển:

- Phát triển du lịch TP Huế nói riêng và phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nói chung với tốc độ cao, có tính đột phá, tương xứng với tiềm năng và lợi thế tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Phát triển du lịch TP Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

- Phát triển du lịch TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung thành một điểm đến với dịch vụđồng bộ, các sản phẩm đặc trưng mang tính chất văn hoá, sinh

thái, du lịch biển...vv có sức cạnh tranh cao và hướng tới đẳng cấp khu vực và quốc tế.

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan. - Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy việc phát triển du lịch của TP Huế phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của TP Huế nói riêng và của tỉnh TT Huế nói chung và cũng phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch của các thành phố, các tỉnh khác cũng như của cả nước. Cụ thể phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, miền Trung - Tây nguyên và các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, khu vực ASEAN, hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Mục tiêu phát triển

Nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của TP Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung, đến năm 2020 du lịch Thừa Thiên Huế đảm bảo đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

- Tăng dần tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhất là đối với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng đóng góp ngân sách nhà nước

- Phát triển du lịch làm tăng thêm giá trị nền văn hoá dân gian, giá trị của các di tích lịch sử, tự nhiên đặc thù của TP Huế và của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời nâng cao dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư, tăng khả năng giao lưu văn hoá, thiết lập các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới.

Mục tiêu cụ thể: Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Đóng góp vào GDP Phấn đấu đóng góp dịch vụ du lịch vào GDP địa phương trên 50% Phấn đấu đạt từ 52-53% Về khách du lịch Lượng khách đến Huế đạt hơn 4,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế

Đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Về nhu cầu phòng lưu trú 12.000 phòng 22.000 phòng Về ngày lưu trú bình quân của khách du lịch Ngày lưu trú trung bình của khách đạt 2,26 ngày/khách (khách quốc tế đạt 2,5; khách nội địa 2,10); Ngày lưu trú trung bình của khách 2,6 ngày/khách (khách quốc tế đạt 3,0; khách nội địa 2,30). Công suất sử dụng phòng Giai đoạn 2105-2020 là 65%. Về nhu cầu lao động du lịch Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch là 126.412 người trong đó lao động trực tiếp: 36.118 người và lao động gián tiếp là 90.294 người

Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch là 206.753 người trong đó lao động trực tiếp: 59.072 người và lao động gián tiếp là 147.681 người

Về doanh thu từ vé tham quan các DTLSVH tại TP Huế

Phấn đấu thu từ vé tham quan di tích đạt 170 - 175 tỷ đồng và thu từ các hoạt động dịch vụ tại di tích đạt 20 tỷđồng.

Vềđầu tư giai đoạn từ 2015-2020:

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở nâng cao năng lực phục vụ. - Đầu tư phát triển mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú.

- Đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới. - Đầu tư mở rộng các cơ sởđào tạo.

- Tiếp tục đầu tư cho công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch. Trong đó cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước: 20%

- Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch: 10% - Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác: 20% - Vốn đầu tư tư nhân: 20%

- Vốn liên doanh trong nước: 10%

- Vốn đầu tư FDI hoặc LD với nước ngoài: 10% - Các nguồn vốn khác: 10%

3.1.2. Căn c thc tin

Căn cứ vào thực trạng của các điểm tham quan DTLSVH tại thành phố Huế nói chung và của ba điểm tham quan DTLSVH chủ yếu: Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng TựĐức đã được phân tích ở chương 2 của luận văn ta thấy bên cạnh những thuận lợi của nguồn tài nguyên du lịch Huế, của các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn luôn song song tồn tại những khó khăn, hạn chế trong việc khai thác các điểm tham quan phục vụ khách du lịch, cụ thể:

- Việc khai thác các điểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch tại TP Huế chưa xứng với tiềm năng của điểm tham quan. Trên thực tế, các điểm tham quan DTLSVH trên địa bàn TP Huế rất phong phú, đa dạng và đặc sắc, mang đậm tính đặc trưng vùng miền, hơn nữa, còn có lợi thế là phần lớn các điểm tham quan DTLSVH triều Nguyễn đều nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên việc khai thác các điểm tham quan DTLSVH đó vẫn còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn và thu hút du khách, vẫn còn thiếu tính cạnh tranh và chưa thực sự làm nổi bật giá trị của các điểm tham quan DTLSVH, của các di sản trong việc xây dựng chương trình, quảng bá và thiết kế các sản phẩm.

- Công tác quản lí nhà nước về quy hoạch, các dự án du lịch, tổ chức hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn vì vậy hiệu quả chưa cao.

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

- Các đơn vị kinh doanh du lịch như lưu trú, lữ hành, vận chuyển chủ yếu hoạt động cá nhân, với quy mô nhỏ và thiếu sự liên kết.

- Vềđầu tư du lịch: tiến độ triển khai còn chậm, chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở lưu trú, các lĩnh vực khác như phát triển các sản phẩm lưu niệm, các hoạt động du lịch tại các điểm tham quan hay các khu ẩm thực…vv chưa được chú trọng.

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị

3.2.1. Mt s gii pháp đối vi các đim tham quan DTLSVH ti TP Huế

3.2.1.1. Giải pháp về quản lí

- Xây dựng kế hoạch thống kê số liệu và phân loại các điểm tham quan DTLSVH trên địa bàn TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung.

- Tư vấn xây dựng các công cụ, các chỉ số về quản lí bền vững các điểm tham quan DTLSVH để có thể nâng cao ý thức và trách nhiệm về những hành vi tác động đến các điểm tham quan DTLSVH của các bên liên quan trong bảo tồn và khai thác các điểm tham quan DTLSVH, các di sản.

- Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy tắc bảo tồn,trùng tu và tôn tạo di tích. Khảo sát, thẩm định, đánh giá thường xuyên giá trị các điểm tham quan DTLSVH, các di sản và có kế hoạch ngăn chặn các tác nhân và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự tồn tại của di sản.

- Nên triển khai áp dụng các tiêu chí đánh giá như “ Tiêu chí đánh giá để cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan” cho các điểm tham quan DTLSVH.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức du lịch để có những cơ sở chính xác đối với các điểm tham quan DTLSVH, từđó tạo tiền đề cho các hoạt động khác phù hợp với các điểm tham quan

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý, đơn vị quản lí di tích và các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh lữ hành.

- Các đơn vị, các công ty kinh doanh lữ hành cần nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)