2.1.3.1 Về cơ sở lưu trú:
Hiện nay TP Huế có 541 cơ sở lưu trú với tổng số phòng đạt 9.925 phòng, 16.880 giường, trong đó có 205 khách sạn với 7.343 phòng, 13.206 giường; khách sạn từ 1 sao đến 5 sao hiện có 122 cơ sở với 5.214 phòng, 9.486 giường, khách sạn từ 3 sao đến 5 sao có 25 cơ sở với 2.918 phòng với 5.087 giường.
Tại Huế có nhiều loại hình lưu trú khác nhau gồm khách sạn và nhà nghỉ, Homestays. Khách sạn được xếp hạng (từ 1 đến 5 sao) chiếm tỷ lệ 34% trong tổng số khách sạn hiện có trên địa bàn, khách sạn cao cấp (4 đến 5 sao) chiếm tỷ lệ thấp 7,6%, khách sạn chưa được xếp hạng còn chiếm tỷ lệ rất cao 66%, khách sạn có chất lượng trung bình (từ 1 đến 3 sao) chiếm tỷ lệ khá cao 21,4% Đa số các khách sạn cao cấp đều nằm ở vị trí trung tâm thành phố, có vị trí đẹp, tiện nghi và thuận lợi cho du khách.
Về dịch vụ trong các cơ sở lưu trú: khá đa dạng gồm: lưu trú qua đêm, ăn uống, tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo, dịch vụ massage, sauna, xông hơi, dịch vụ vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, đặt vé máy bay, giặt là, internet...vv. Tuy nhiên, mức độ phục vụ tuỳ thuộc vào loại hình và cấp hạng của cơ sở lưu trú.
2.1.3.2 Về các đơn vị kinh doanh lữ hành:
Tất cả các cơ sở lữ hành của tỉnh Thừa Thiên Huế đều đóng trên địa bàn thành phố Huế. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế có 75 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 35 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, 40 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, văn phòng du lịch, đại lý du lịch, vận chuyển Open tour...vv. Tổng lượt khách (quốc tế và nội địa) do các đơn vị lữ hành địa phương khai thác ngày càng tăng lên đáng kể.
2.1.3.3 Về tình hình khách và doanh thu của ngành du lịch TP Huế
Từ năm 2011 đến năm 2013, lượng khách du lịch đến TP Huế có sự tăng trưởng cao và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu khách quốc tếđến Việt Nam.
Bảng 2.1 : Biến động lượt khách du lịch đến Huế từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: lượt khách Khách Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 1.600.258 1.731.597 1.763.575 Quốc tế 653.856 731.081 753.108 Nội địa 946.402 1.000.516 1.010.467 Ngày khách 3.258.565 2.141.045 2.465.306 Quốc tế 1.332.390 3.474.810 3.545.350 Nội địa 1.926.175 1.487.437 1.508.902
(Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)
Bảng 2.2 : Doanh thu du lịch TP Huế từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013
Doanh thu 1.652.193 1.987.373 2.036.448
* Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung: Khách du lịch đến Huế trong năm luôn có tính mùa vụ cao, trong đó mùa vụ của khách quốc tế và khách nội địa khác nhau. Tháng cao điểm của khách quốc tế là từ tháng 10 đến tháng 4, khách nội địa là từ tháng 5 đến tháng 8; tháng thấp điểm của khách quốc tế từ tháng 5 đến tháng 9, còn khách nội địa là từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm.
Do tính mùa vụ của khách quốc tế và khách nội địa lệch nhau đã làm giảm tính mùa vụ nói chung của du lịch Huế. Tuy vậy, vào tháng 6 hàng năm là thời gian tổ chức Festival nên lượng khách đến Huế đã tăng đột biến, trong đó chủ yếu là khách nội địa nên đây cũng đang là một khó khăn cho việc phát triển hạ tầng du lịch TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung.
2.1.3.4 Thị trường khách
Theo thống kê của Sở VHTT&DL, nguồn khách quốc tế chủ yếu của TP Huế từ năm 2011 đến năm 2013 vẫn là Pháp, Nhật, Đức, Anh, Mỹ , Thái và Việt kiều. Thị trường khách quốc tế năm 2013 chủ yếu là Thái Lan (17,5%), Pháp (14,07%), Úc (7,56%), Anh (7,04%), Đức (7,24%), Mỹ (5,49%). Đặc biệt, khách du lịch Hàn Quốc và Nhật Bản đã vươn lên xếp vào 10 thị tr ường hàng đầu có khách du lịch đến TP Huế.
Khách đến TP Huế với mục đích chủ yếu là du lịch thuần tuý, tỷ lệ khách công vụ đang có xu hướng tăng dần nhờ Huế có điều kiện để tổ chức các hội nghị, hội thảo, khách quốc tế chủ yếu đi theo tua (chiếm gần 70%)
2.1.3.5 Lao động trong ngành du lịch
Tính đến hết tháng 6 năm 2014, tổng số lao động toàn ngành đạt 34.000 người, trong đó lao động trực tiếp gần 10.000 người, lao động gián tiếp hơn 24.000 người. Lực lượng lao động ngành du lịch TP Huế đã có sự gia tăng đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và đem lại thu nhập cho một bộ phận người dân; chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao và cải thiện cả về kỹ năng phục vụ và ngoại ngữ; công tác đào tạo và đào tạo lại được quan tâm đúng mức, bài bản. Trong đó, ngành VH-TT & DL đã chủđộng, thường xuyên cập nhật kiến thức cho các đối
tượng thường xuyên phục vụ khách du lịch như: hướng dẫn viên, lái xe, lái thuyền phục vụ du lịch. Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng được quan tâm đào tạo như tham gia các khóa đào tạo, các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý du lịch... vv.
2.1.3.6 Cơ sở kinh doanh ăn uống
Các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ du lịch chủ yếu là các nhà hàng thuộc các khách sạn, nhà khách và một số nhà hàng truyền thống quản lý theo kiểu gia đình. Hiện tổng số nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố Huế có khoảng hơn 170 cơ sở, với nhiều món ăn Âu - Á mang sắc thái riêng, tuy nhiên số lượng các nhà hàng sang trọng, cao cấp, đảm bảo các điều kiện phục vụ khách quốc tế, khách VIP chưa nhiều, theo thống kê của Sở VH-TT &DL thì chỉ có 12 nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, nếu tính khách sạn thì thêm 26 khách sạn từ 3 đến 5 sao. Các nhà hàng tư nhân đang có hướng phát triển mạnh, một số nhà hàng đã và đang khai thác kiểu kiến trúc nhà vườn và các món ăn đặc sản Huế, kể cả món ăn chay, nhưng quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tưđúng mức, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, trình độ của đội ngũ phục vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do chưa được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch.
2.1.3.7 Cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch
Các loại hình vận chuyển khách được từng bước đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh, chất lượng các loại hình vận chuyển bằng xe thô sơ từng bước được nâng lên, với khoảng 500 chiếc, trong đó 260 chiếc nằm trong nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế. Số lượng thuyền du lịch trên sông có hơn 130 thuyền du lịch gồm cả thuyền đơn và thuyền đôi.
2.1.3.8 Về tình hình đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch
Hiện nay trên địa bàn TP Huế có khoảng 41 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 40 nghìn tỷđồng, trong đó có 14 dự án đã khởi công và đang triển khai xây dựng với số vốn đăng ký khoảng hơn 16 nghìn tỷđồng, 27 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị khởi công với số vốn đăng ký là 25 nghìn tỷ đồng,
trong đó có một số dự án đang triển khai thực hiện như: dự án khu du lịch Về nguồn, Dự án xây dựng và cải tạo khách sạn Thuận Hóa, dự án Trung tâm dịch vụ du lịch Huế Plaza,...vv. Tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi, tình hình triển khai các dự án cũng gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với cam kết theo giấy phép đầu tư, các dự án đã giản tiến độđầu tư do thiếu vốn đầu tư.
2.1.3.9 Về cơ sở hạ tầng giao thông
Đã triển khai các dự án đầu tư hệ thống giao thông đến các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch cũng như các vùng phụ cận của TP Huế như hệ thống đường khu du lịch Lăng Cô; đường đô thịđoạn QL 1A qua TP Huế; đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài; TP Huế đã và đang nâng cấp ga Huế thành ga trung tâm của thành phố du lịch…vv đảm bảo kết nối tất cả các khu du lịch, tuyến điểm du lịch. TP Huế cũng đã triển khai và hoàn thiện các dự án cấp điện, cấp nước và xử lý hệ thống nước thải tại các khu vực phát triển du lịch trọng điểm ở TP Huế, và các vùng phụ cận như tam giác du lịch Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương .Ngoài ra, TP Huế còn có sân bay quốc tế Phú Bài, cách trung tâm TP Huế 12km đã được nâng cấp và có thểđón được máy bay cỡ lớn, có cảng nước sâu Chân Mây có khả năng đón tàu du lịch cỡ lớn cập cảng.