Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 30 - 34)

1.8.1.1. Cố Cung- Trung Quốc

Trung Quốc luôn tự hào là quốc gia sở hữu và gìn giữđược nhiều di tích lịch sử, nhiều di sản quý giá và phát huy rất hiệu quả giá trị của những di sản đó. Để có được thành quả như vậy, Trung Quốc luôn quan tâm và làm tốt công tác bảo tồn, trùng tu, đi đôi với việc giáo dục công dân về ý thức bảo vệ di sản. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, liên tiếp trong 2 năm 2013, 2014 Trung Quốc đã đứng

đầu trong top 10 những quốc gia đón nhiều du khách nhất trong năm. Trong đó, năm 2014, Trung Quốc đã có 2 thành phố đứng top 1 và 3 trong top 10 các thành phốđón nhiều khách du lịch nhất là Macao và Thâm Quyến.

Được xây dựng từ năm 1625-1626 đến năm 1783, Cố Cung còn có tên gọi khác là Cố Cung Minh- Thanh, Cố Cung Bắc Kinh hay Cố Cung Thẩm Dương nguyên là trung tâm quyền lực của triều Thanh trước khi kinh đô được dời về Bắc Kinh, gồm 114 tòa kiến trúc trong đó bao gồm cả thư viện, đã được Trung Quốc xếp hạng là văn vật cấp 1 và được Unesco đưa vào “Danh mục di sản thế giới” năm 1987.

Đóng vai trò là Hoàng Cung của các vịđế vương hai triều Minh và Thanh từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, đồng thời là trung tâm quyền lực quốc gia cuối cùng của Trung Quốc sau thời cổ đại, gồm Cố Cung Bắc Kinh (được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản thế giới năm 1987) và Cố Cung Thẩm Dương (được sáp nhập vào năm 2003). Trong đó, Cố Cung Bắc Kinh, tức “Tử Cấm Thành” là Hoàng Cung của các vị đế vương hai triều Minh, Thanh. Tổng cộng có 24 vị hoàng đế đăng cơ tại đây. Cố cung nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Bắc Kinh, do Chu Lệ, một vị hoàng đế của triều Minh cho xây dựng trong khoảng những năm 1406 – 1420. Kể từ thời điểm xây dựng đến năm 1911, Cố Cung liên tục đóng vai trò là Hoàng Cung của hai triều Minh, Thanh (Trung Quốc), kéo dài 505 năm. Tổng diện tích của Cố Cung là 72ha, hiện còn 179.700 m2 kiến trúc cổ và nền móng của các loại kiến trúc cung đình khác. Đây là một quần thể kiến trúc có quy mô hoành tráng, với vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga, được mệnh danh là “kiệt tác kiến trúc cung điện cổđại bậc nhất phương Đông”.

Cố Cung Thẩm Dương, còn có tên gọi khác là Cố Cung Hậu Kim, Hoàng Cung Thịnh Kinh, ở trung tâm thành phố Thẩm Dương, đóng vai trò là cung điện của thủ lĩnh tộc người Mãn (từ phía Bắc xuống) trước khi đánh chiếm được Bắc Kinh, lập ra vương triều Thanh. Quần thể kiến trúc này do Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi dựng năm 1625, sau đó trở thành cung điện tạm thời và hành cung của Hoàng gia triều Thanh đến tận năm 1911, trải qua 286 năm. Tổng diện tích của Cố Cung Thẩm

Dương là 12.96 ha, hiện còn 16.800 m2, với 114 toà kiến trúc cổ và nền móng của các loại kiến trúc cung đình khác. Đây là quần thể kiến trúc thể hiện rất rõ về bố cục không gian và đặc trưng kiến trúc địa phương của tộc người Mãn.

Cố Cung Minh - Thanh nói chung, Cố Cung Bắc Kinh nói riêng là nơi ngự trị của 14 vị Hoàng đế triều Minh và 10 vị Hoàng đế triều Thanh đã từng thống trị Trung Quốc, đồng thời là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Trung Quốc, là dấu mốc lịch sử quan trọng, phản ánh sự phát triển của văn minh Trung Hoa trong giai đoạn Minh - Thanh. Các phương diện về kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc của di sản này đều có giá trị nổi bật.

Cố Cung là thành tựu đỉnh cao trong lịch sử phát triển của kinh thành cổđại ở Trung Quốc, là quần thể kiến trúc cung điện tương đối hoàn chỉnh còn tồn tại, có quy mô vào loại bậc nhất thế giới. Đó là bằng chứng xác thực phản ánh về sự phát triển của xã hội Trung Quốc sau thời cổ đại, đặc biệt là về mặt văn hoá nghi lễ và văn hoá cung đình, đồng thời có giá trị lịch sử, văn hoá nổi bật trong lịch sử phát triển văn minh và văn hoá Trung Hoa. Từ góc độ bố cục, không gian, thiết kế kiến trúc, có thể nhận thấy, quần thể kiến trúc này đã kế thừa và phát huy được những đặc điểm ưu việt về bố cục, tính chất đăng đối qua trung tâm, nguyên tắc “điện chầu phía trước, khu nghỉ dưỡng phía sau” trong truyền thống quy hoạch đô thị và kiến trúc cung điện, thành quách, để trở thành một công trình trình mẫu mực theo quy chế xây dựng cổ đại ở Trung Quốc. Kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc cung điện của quần thể kiến trúc này đã đạt đến thành tựu đỉnh cao trong dạng thức kiến trúc cung đình cổđại ở Trung Quốc và có sựảnh hưởng mạnh mẽđối với kiến trúc cung đình Trung Quốc trong suốt 300 năm dưới triều Thanh. Kiến trúc tôn giáo trong cung, đặc biệt là những ngôi chùa gắn với Hoàng gia, đã kế thừa và phát huy được những nét tinh hoa của văn hoá Trung Quốc, phản ánh sinh động về quá trình giao lưu, hội nhập của các nền kiến trúc Mãn, Hán, Mông, Tạng trong suốt 14 thế kỷ. Đồng thời, còn lưu giữ được hàng triệu di vật, gồm những bộ sưu tập của Hoàng gia, dụng cụ sinh hoạt của Hoàng gia và nhiều tư liệu khác, như sách, thư pháp, tranh, bản đồ, mẫu vật … vv phản ánh về văn hoá cung đình và pháp luật, thể chế chính sách thời

Minh - Thanh (Trung Quốc). Những di vật quý báu này cùng với quần thể kiến trúc cung điện cấu thành giá trị nổi bật của di sản.

Hiện nay, trong số các kiến trúc cung đình ở Trung Quốc, về mặt quy mô, Cố Cung Thẩm Dương chỉ xếp sau Cố Cung Bắc Kinh. Cố Cung Thẩm Dương gắn liền với quá trình khai phá và phát triển vùng Đông Bắc Trung Quốc dưới triều Thanh, có giá trị lịch sửđặc biệt quan trọng. Về cơ bản, kiến trúc cung điện trong quần thể này đã thừa hưởng được nền tảng của truyền thống kiến trúc cung đình cổđại Trung Quốc, đồng thời cũng hấp thu những nét văn hoá đặc sắc của địa phương và của một số tộc người khác, bảo lưu được các giá trị ưu việt về mặt tạo hình và trang trí kiến trúc truyền thống Mãn. Những yếu tố này góp phần tạo nên một tổng thể kiến trúc có phong cách đặc biệt, mang những đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Hán, Mãn, Mông và có ảnh hưởng mạnh mẽđối với kiến trúc ở khu vực này vào các giai đoạn sau. Đặc biệt là, kiến trúc cung điện ở đây thường áp dụng nguyên tắc “Bát kỳ” (một hình thức tổ chức xã hội của người Mãn) vào việc tổ chức bố cục mặt bằng kiến trúc - một đặc trưng kiến trúc mà không một cung điện nào khác trên thế giới

có được. [58] Vì vây, từ phương diện bảo tồn cho tới phát triển tính đa dạng của văn

hoá kiến trúc của Cố Cung- Trung Quốc đều mang giá trị nổi bật.

1.8.1.2. Angkor - Campuchia

Là một trong những tuyệt tác có sức lôi cuốn vượt thời gian, nằm trong danh sách các công trình nhân tạo hấp dẫn nhất thế giới, từng là kinh đô của vương quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 14, là một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất ở Đông Nam Á và là công trình tín ngưỡng lớn nhất của Campuchia. Điểm tham quan DTLS Angkor đã nổi bật với những giá trị văn hóa, tôn giáo và biểu tượng nhất là kiến trúc, khảo cổ học và nghệ thuật.

Kể từ khi được ghi vào danh sách di sản thế giới năm 1992, Angkor đã trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế cho Campuchia, minh họa sức mạnh của văn hóa thúc đẩy kinh tế và nó cũng là hình mẫu để làm mới công tác bảo tồn di sản trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những nguy cơ đe dọa đến với Angkor vào lúc đầu khiến DTLSVH này bịđưa vào danh sách các di tích có nguy cơ, vì thế các nhà chức

trách Campuchia nói chung và các nhà quản lí khu di tích nói riêng đã thực hiện một dự án trong đó quyết tâm đưa người dân địa phương và các tăng lữ Phật giáo vào tất cả các giai đoạn phát triển xung quanh khu di sản và điều đó có tác động tích cực đến khu di sản này và một số ngôi chùa của khu di sản đã được giữ lại cho tôn giáo qua nhiều thế kỉ.

Bên cạnh những thế mạnh về các DTLSVH đó, Cam pu chia cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch văn hóa đáng để học hỏi như để tìm kiếm các nguồn khách du lịch thông qua đường Việt Nam nhưng không phụ thuộc vào Thái Lan, Cam pu chia đã miễn thị thực tại các cửa khẩu làm cho các giá tua du lịch đường bộ giảm hẳn. Để thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp du lịch với trọng tâm là thị trường Trung Quốc, Cam pu chia đã thuê kênh truyền hình CCTV1 của Trung Quốc để quảng bá hình ảnh cho du lịch Cam pu chia…vv. Ngoài ra, Cam pu chia còn hình thành một bộ máy điều hành các hoạt động du lịch chuyên nghiệp và khép kín từ việc bảo vệ rừng, tôn tạo các di tích, tổ chức biểu diễn các hoạt động nghệ thuật, cảnh sát du lịch bảo vệ an ninh cho du khách và cảđào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành du lịch dựa trên nền tảng ngoại ngữ. Hơn nữa, khi du khách đến với Cam pu chia còn là họ không bao giờ bị quấy rầy, làm phiền bởi đội ngũ bán hàng rong, trẻ em lang thang ăn xin hay chèo kéo khách tại các điểm tham quan, hàng hóa tại các điểm tham quan đều được yết giá cụ thể…vv. Tất cả những điều đó đã tạo nên một hình ảnh đẹp, một ấn tượng đẹp đối với du khách khi đến đất nước này: giản dị, gần gũi và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 30 - 34)