Thực trạng về khai thác điểm tham quanDTLSVH Đại Nội Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 56)

Tại Đại Nội, du khách đến tham quan, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻđẹp của thành quách, cung điện, khám phá, tìm hiểu các giá trị của di tích Đại Nội thì còn được chứng kiến và thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật tái hiện lại các hoạt động cung đình do các nghệ sĩ của Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế tổ chức biểu diển như:

- Lễ Đổi gác: tái hiện lại một đám rước nhỏ gồm quan và lính ngự đi từ cửa Hiển Nhơn ra cửa Ngọ Môn để thực hiện nghi thức đổi gác. Lễ Đổi gác diễn ra trước cửa Ngọ Môn từ 9h00 đến 9h30 hàng ngày

- Tại Duyệt ThịĐường: biểu diễn Nhã nhạc và múa hát cung đình, có 2 suất mỗi ngày. Giờ biểu diễn: Buổi sáng: Từ 10h00 đến 10h30, Buổi chiều: từ 14h30 đến 15h00. Tại đây cũng có dịch vụ tổ chức thưởng thức ẩm thực cung đình, uống trà cung đình, trà sen Huế cùng với các loại mứt truyền thống của Huế phục vụ du khách. (xem phụ lục- Giá vé xem nghệ thuật )

- Tại sân Thế Tổ Miếu trong Đại Nội: chương trình biểu diễn Đại nhạc từ 10h00’ đến 10h15’và từ 16h00 đến 16h15’ hàng ngày. Đại nhạc là một thể loại âm nhạc được dùng trong một số nghi lễ lớn của triều đình như tế Nam Giao, tế Miếu, lễĐại triều.

- Tại sân điện Thái Hòa trong Đại Nội: chương trình biểu diễn Tiểu nhạc từ 8h00 đến 8h15 và từ 14h00 đến 14h15 hàng ngày. Tiểu nhạc là một thể loại âm nhạc dùng trong nghi lễ của triều đình như lễĐại triều, lễ Thường triều và các buổi yến tiệc.

- Các điểm trưng bày: hiện nay Bảo tàng cổ vật cung đình Huế có các điểm trưng bày trong Đại Nội ở Tả Vu, Trường Lang và cung Diên Thọ.

Ngoài ra, qua các kỳ Festival Huế, trong Đại Nội, chương trình Đêm Hoàng Cung cũng đã được tổ chức và đã trở thành thương hiệu riêng của Huế với điểm nhấn là chương trình dạ nhạc tiệc với những món ăn cung đình Huế, tái hiện lại các buổi chiêu đãi của hoàng gia triều Nguyễn tại hoàng cung cùng với sự hợp tác của các nghệ nhân ẩm thực Huế.

Về thời gian tham quan tại Đại Nội:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan tại các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, TTBTDTCĐ Huế có quy định về thời gian bán vé và đóng mở cửa ra vào các điểm tham quan di tích như sau:

- Mùa hè: từ 6h30 đến 17h30; Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00. (xem phụ lục- Giá vé tham quan DTLSVH Đại Nội)

Hướng dẫn viên/ Thuyết minh viên: ngoài việc du khách liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích với các mức giá vé 150.000đ/1 điểm di tích hoặc 300.000đ/1 tuyến tham quan.

Dịch vụ chụp ảnh lưu niệm trang phục cung đình: để phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách trong trang phục cung đình. (xem phụ lục- Giá dịch vụ chụp

ảnh lưu niệm)

Dịch vụ tham quan Đại Nội bằng xe ngựa: là một trong những phương tiện đi lại dành cho giới quý tộc xưa và hiện nay du khách có thể chọn tham quan Hoàng Thành Huế bằng xe ngựa khi đến tham quan Đại Nội.

Dịch vụ tham quan Đại Nội, bảo tàng cổ vật và bảo tàng cách mạng bằng xe điện: nhằm tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian, Ngoài ra còn có không gian diễn xướng ở lầu Tứ Phương Vô Sự nằm phía Bắc khu vực Đại Nội Huế. Tòa nhà hai tầng của Tứ Phương Vô Sự cũng là một di tích lịch sử mang phong cách kiến trúc giai đoạn đầu thế kỷ XX với những giá trị

độc đáo về nghệ thuật và kiến trúc tân cổ điển được kết hợp hài hòa, tạo nên nét riêng giữa khu di sản Huế.

Hơn nữa, với mục tiêu kế thừa, phát huy và góp phần quảng bá sâu rộng những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, ẩm thực Huế, tăng thêm sức thu hút của khu di sản Huế, từđầu năm đến nay, TTBTDTCĐ Huế đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các tuần lễ kích cầu, thực hiện miễn giảm vé cho nhiều đối tượng du khách khác nhau, bổ sung, tăng cường các hoạt động biểu diễn, trưng bày tại các di tích, tái hiện và tiến đến tổ chức định kỳ hoạt động biểu diễn về đêm tại Duyệt Thị Đường, vườn Cơ Hạ, Phủ Nội Vụ, tổ chức các cuộc triển lãm, giao lưu giới thiệu sách, tổ chức giới thiệu các trò chơi dân gian và cung đình Huế xưa, kết hợp với các chương trình ca múa nhạc mang đậm bản sắc Huế đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các di sản văn hóa của cố đô Huế. Các hoạt động đó đã góp phần tạo điều kiện đưa du khách tiếp cận gần hơn với di sản văn hóa Huế, đặc biệt là các DTLSVH- di sản vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể, và hồi sinh không gian di tích sau khi trùng tu để di sản thực sự sống trong lòng cộng đồng, trở thành điểm nhấn văn hóa góp phần làm phong phú thêm các chương trình du lịch của khách tham quan gần xa, là điểm kết nối và giới thiệu các giá trị văn hóa Huếđến với bạn bè trong nước và quốc tế.

2.4.2. Thc trng v khai thác đim tham quan lăng Minh Mng và lăng TĐức.

Tại lăng Minh Mạng, các hoạt động chủ yếu của du khách vẫn chính là tham quan DTLS, di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Lăng Tự Đức, ngoài hoạt động tham quan du khách còn có thể sử dụng dịch vụ xem biểu diễn nghệ thuật tại Minh Khiêm Đường do các nghệ sĩ của Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế tổ chức biểu diển.

Về thời gian tham quan tại lăng Minh Mạng và lăng TựĐức:

Cũng như các điểm tham quan di tích khác do TTBTDTCĐ Huế quản lí, thời gian bán vé và đóng mở cửa ra vào các điểm tham quan di tích của Lăng Minh Mạng và Lăng TựĐức được quy định:

Hướng dẫn viên/ Thuyết minh viên: Tương tự như các điểm tham quan khác, ngoài việc liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích với các mức giá vé 150.000đ/1 điểm di tích hoặc 300.000đ/1 tuyến tham quan.

2.5. Biến động lượng khách đến các điểm tham quan Đại Nội, lăng TựĐức và lăng Minh Mạng

Bảng 2.4: Biến động lượng khách đến điểm tham quan Đại Nội, TựĐức và Minh Mạng qua các năm (từ 2011 đến 2013)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính, Trung tâm bảo tồn di tích cốđô Huế)

Với số lượng du khách đến TP Huế tại bảng 2.7 có thể thấy điểm tham quan DTLSVH Đại Nội là điểm thu hút phần lớn khách du lịch khi đến Huế.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, lượng khách tham quan đến với các điểm Đại Nội, lăng TựĐứcvà lăng Minh Mạng cũng có xu hướng tăng. Cụ thểđiểm Đại Nội, lượng khách đến tham quan là 411948 lượt (khách quốc tế: 215787 lượt, khách Việt Nam 196161 lượt), khách đến lăng Tự Đức là 154637 lượt (khách quốc tế: 96995 lượt, khách Việt Nam 57642 lượt) và lăng Minh Mạng là 48207 lượt (khách quốc tế: 31757 lượt, khách Việt Nam 16450 lượt).

2.6 Phân tích kết quả điều tra đánh giá của khách du lịch về các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế quan DTLSVH tại TP Huế

2.6.1. Thng kê mô t v thông tin mu nghiên cu

Qua quá trình khảo sát, các đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu với số lượng phiếu điều tra phát ra là 190 phiếu, thu về 186 phiếu có thể sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu, còn lại 4 phiếu do khách hàng đánh còn thiếu thông tin và không hợp lệ nên không được sử dụng. Mẫu điều tra khách du lịch đến các điểm tham quan DTLSVH Đại Nội. lăng Tự Đức và lăng Minh Mạng tại TP Huế với những đặc điểm dưới đây:

2.6.1.1. Giới tính

Hình 2.1. Mu điu tra theo gii tính

(Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu)

Xử lý kết quả điều tra cho thấy có sự khác biệt giới tính giữa số lượng nam và nữ. Trong đó, giới tính nam chiếm tần số 106 người với tỷ lệ là 57%, giới tính nữ chiếm tần số 80 người với tỷ lệ là 43%.

2.6.1.2. Độ tuổi

Theo kết quả điều tra, có sự khác biệt về số lượng khách du lịch đến các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế theo tiêu chí độ tuổi. Cụ thể, độ tuổi từ 46-60 có tần số cao nhất, 61 người, chiếm 32,8%. Tiếp theo là độ tuổi trên 60, với tần số 54 người, chiếm 29%. Thứ 3 là độ tuổi từ 31-45, với tần số 46 người, chiếm tỷ lệ 24,7%. Độ tuổi từ 18-30 có tần số không cao, chỉ 17 người, với tỷ lệ 9,1%. Cuối

cùng là độ tuổi dưới 18, với tần số là 8, tỷ lệ 4,3%. Qua đó, chúng ta có thể thấy phần lớn du khách đều ởđộ tuổi trung niên.

Hình 2.2. Mu điu tra theo độ tui

(Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu) 2.6.1.3. Quốc tịch

Qua điều tra và thống kê cho thấy, trong tổng số 186 phiếu đã xử lý, trong đó 77 du khách Việt Nam, chiếm 41,4%, đến từ châu Âu với 57 người, chiếm 30,6%, khách quốc tế đến từ châu Á, có tần số 34, chiếm tỷ lệ 18,3% và thấp nhất là Bắc Mỹ khu vực có số lượng du khách đến các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế thấp nhất, chỉ 18 người ứng với tỷ lệ là 9,7%.

Hình 2.3. Mu điu tra theo quc tch

2.6.1.4. Nghề nghiệp

Qua kết quảđiều tra khách du lịch đến các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế cho thấy khách có nghề nghiệp công chức, viên chức chiếm 27,4% và nghỉ hưu chiếm 24,2% là 2 đối tượng có số lượng người cao nhất. Đối tượng doanh nhân chiếm 34 người, tỷ lệ 18,3%. Còn lại là các nghề nghiệp được sắp xếp theo tỷ lệ giảm dần, nhân viên văn phòng 14,5%, hành nghề tự do 9,7% và các nghề khác 5,9%.

Hình 2.4. Mu điu tra theo ngh nghip

(Nguồn: Phụ lục SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu)

2.6.2. Thng kê mô t vđặc đim mu nghiên cu

2.6.2.1. Địa điểm tham quan

Bảng 2.5. Mẫu điều tra địa điểm tham quan

Địa điểm Tần số Tỷ lệ (%) Lăng TựĐức 62 33.3 Lăng Minh Mạng 58 32.2.2 Đại Nội 66 35.5 Tổng 186 100.0 (Nguồn: Phụ lục SPSS, đặc điểm mẫu nghiên cứu)

Thống kê mô tả vềđiểm tham quan DTLSVH tại thành phố Huế cho thấy Đại Nội là điểm được hầu hết khách du lịch đến Huế mong muốn được tham quan và khám phá, chiếm tần số 66 trên tổng 186 người, ứng với tỷ lệ là 35,5%, lăng TựĐức là 62 người, chiếm tỷ lệ 33,3%, lăng Minh Mạng là 58 người, chiếm tỷ lệ 31,2%.

2.6.2.2. Lý do du khách đến tham quan DTLSVH

Hình 2.5. Mẫu điều tra lý do tham quan

(Nguồn: Phụ lục SPSS, đặc điểm mẫu nghiên cứu)

Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều lí do khách đến tham quan du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế. Trong đó, có đến 130 người lựa chọn câu trả lời là điểm đến trong tour du lịch, chiếm tỷ lệ 69,9%, nghiên cứu công việc là lí do khách đến tham quan, với tần số 25 người, chiếm tỷ lệ 13,4%. Các lí do còn có thể kể đến là do quảng cáo hấp dẫn (1,6%), do tò mò (9,7%) và do mục đích khác (5,4%).

2.6.2.3. Số lần du khách đến tham quan di tích lịch sử văn hóa

Qua điều tra nghiên cứu nhận thấy rằng, có 88,7% khách du lịch trả lời đến điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế lần đầu tiên, với tần số 165 trên tổng 186 người chọn. Đối với số lần từ 2-3 lần chiếm tỷ lệ 8,1% hay hơn 3 lần chiếm tỷ lệ 3,2%.

Hình 2.6. Mu điu tra s ln đến tham quan di tích

2.6.2.4. Về cách khách tìm hiểu, tiếp cận điểm tham quan DTLSVH

Kết quảđiều tra cho thấy phần lớn du khách khi đến với các điểm tham quan Đại Nội, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng đều sử dụng thuyết minh viên của di tích, chiếm tỷ lệ 72,6%(135 khách), 17% du khách sử dụng hướng dẫn viên đi theo đoàn vàchỉ có 11% (20 khách) khách du lịch chọn cách tự tham quan tìm hiểu.

Hình 2.7. Mu điu tra cách khách du lch tìm hiu, tiếp cn đim tham quan di tích (Nguồn: Phụ lục SPSS, đặc điểm mẫu nghiên cứu)

2.6.3. Phân tích nhân t khám phá EFA đối vi tt c các biến quan sát

Phân tích nhân tố ( Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽđược tính một tỷ số gọi là “Hệ số tải nhân tố” ( factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO ( Kaiser-Mayer – Olkin) phải có giá trị lớn (0,5<KMO<1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO<0,5 thì phân tích nhân tố là không thích hợp với dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,5, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn

hơn 1 (mặc định của phần mềm SPSS), và tổng phương sai dùng để giải thích bởi mỗi nhân lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988).

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố cần kiểm tra việc dùng phương pháp này có phù hợp hay không. Việc kiểm tra được thực hiện bởi việc tính hệ số KMO and Bartlett’s Test. Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007) thì giá trị Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0.5<KMO<1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp.

Khi tiến hành phân tích nhân tố, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là Principal components với phép quay được sử dụng là Varimax và phương pháp phân tích nhân tố là phương pháp Regression.

Quá trình phân tích nhân tốđược thực hiện qua các bước sau:

Bảng 2.6. Kết quả kiểm định KMO – Bartlett đối với biến quan sát KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .805 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 2.086E3

Df 406

Sig. .000

(Nguồn: Phụ lục SPSS, phân tích nhân tố khám phá EFA)

Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0.5<0.805<1 và Sig. của Bartlett’s Test là 0.000 nhỏ hơn 0.05, cho thấy các biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp để phân tích nhân tố.

Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, gồm 5 nhân tố, 5 nhân tố này giải thích được 60,013% của biến thiên của các biến quan sát. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các nhân tố trong từng yếu tốđều lớn hơn 0.5.

Tiếp theo, để xác định số lượng nhân tố, trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả phân tích EFA cho ra 5 nhân tố có giá trị Eigenvalue > 1.

+ Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.

Dựa theo bảng Total Variance Explained thuộc phụ lục “phân tích EFA”,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)