2.4.1. Nguyên vật liệu cung ứng của công ty
Quá trình lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa. Vật liệu sản xuất tốt thì sản phẩm của công ty làm ra mới có chất lượng tốt, giúp cho việc bán hàng đạt kết quả tốt h n rất nhiều.
Ngoài ra, nếu công ty quản lý tốt trong công tác mua hàng và quá trình sản xuất sẽ giúp công ty tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm số lượng sản phẩm hỏng. Chi phí sản xuất sản phẩm nhờ đó giảm, kéo theo giảm giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Đối với công ty Sao Mai nguyên vật liệu chính bao gồm: giấy, màng, keo hầu hết mua lại từ các công ty có nguồn cung ứng ổn định, uy tín và chất lượng tốt. Từ đó, công ty cho ra sản phẩm đẹp và chất lượng tối ưu nhất đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng. Một số nhà cung ứng có mối quan hệ thường xuyên với công ty như:
Công ty TNHH Thư ng Mại Giấy Duy Phát
Công ty TNHH Hưng Thành
Công ty TNHH Giấy Vĩnh Thuận Hưng
Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng
Công ty TNHH Thư ng Mại Giấy Thuận Phát
Công ty Giấy Lan Vi
Công ty Giấy Thuận An
Công ty Đầu Tư Thư ng Mại Dịch Vụ Tùng Phát
Công ty TNHH In Bao Bì Thành Vượng
Công ty TNHH An Hảo
Công ty In Liên Kết
Công ty In Mỹ Tú
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 31 2.4.2. Năng lực sản xuất của công ty Sao Mai
Ngoài việc có được một nguồn cung ứng tốt, trang thiết bị công nghệ hiện đại cũng là một yếu tố giúp sản phẩm của công ty đạt chất lượng ổn định, năng suất cao. Máy móc hiện đại cũng sẽ giúp công ty có thêm niềm tin của khách hàng, vì khi công ty đầu tư vào trang thiết bị chứng tỏ công ty đang ăn nên làm ra”, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm h n khi mua hàng từ công ty.
Hầu hết các máy móc hiện nay mà Công ty Sao Mai đang sử dụng đều có xuất xứ từ Nhật, tất cả đều là những máy móc hiện đại, tối tân nên công suất hoạt động và chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Cụ thể, dây chuyền sản xuất của công ty bao gồm các thiết bị như sau:
Bảng 2.5: Trang thiết bị, dây chuyền sản xuất của công ty Sao Mai MÁY IN OFFSET
Tên máy móc, thiết bị Xuất xứ Số lƣợng Công suất máy tối đa
KomoRi Nhật 1 6.000 tờ/giờ
D Y CHUYỀN
Tên máy móc, thiết bị Xuất xứ Số lƣợng
Máy cắt Nhật 2
Máy bế Nhật 2
Máy cán màng Nhật 1
Máy đóng túi xách Nhật 1
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 32 2.5. Năng lực cạnh tranh của công ty Sao Mai
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để có doanh số cao.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực và các yếu tố bên trong của m i doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính về các tiêu chí công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị mà năng lực cạnh tranh còn gắn liền với ưu thế sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Giá thành và chất lượng của sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu được doanh nghiệp rất coi trọng. Đó là bởi khách hàng luôn có xu hướng so sánh giá thành và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác nhằm lựa chọn cho mình cái tốt nhất. Nhưng yếu tố thường được quan tâm trước hết là chất lượng sản phẩm, đôi lúc khách hàng chấp nhận một mức giá cao để có được sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
Nắm bắt được tâm lý này của khách hàng, các sản phẩm của Công ty Cổ phần Sao Mai luôn đề cao chất lượng nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, vì thế mà có một số mặt hàng có giá thành cao h n so với các công ty cùng ngành.
Tuy giá cả có cao h n các công ty khác nhưng đi kèm theo đó công ty luôn tạo ra các sản phẩm đảm bảo về chất lượng. Đối với xu thế cạnh tranh ngày nay, ngoài việc sản phẩm đạt chất lượng cao thêm vào đó là mẫu mã luôn đa dạng và phong phú, các kiểu thiết kế đều hiện đại, sáng tạo. Điều này càng giúp cho uy tín và hình ảnh của công ty trên thị trường ngày càng tăng cao kéo theo sự trung thành của khách hàng đối với công ty.
Để làm rõ h n vấn đề này, ta có thể xem xét thêm bảng so sánh giá cả của một số mặt hàng có cùng chủng loại, quy cách của công ty Sao Mai và các công ty cùng ngành khác dưới đây:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 33
Bảng 2.6: So sánh giá cả sản phẩm với các công ty cùng ngành Tên Sản phẩm Quy cách Số lƣợng Cty CPhần Sao Mai Cty TNHH Hữu Nghị Cty TNHH Sắc Việt Đ n giá Thành tiền Đ n giá Thành Tiền Đ n giá Thành tiền Bao Thƣ nhỏ - Kích thước: (22 x 12)cm - In 4 màu 1 mặt - Giấy FOR 100gsm - Bế gián thành phẩm có keo miệng 1.000 cái 1.530 1.530.000 1.350 1.350.000 1.310 1.310.000 5.000 cái 740 3.700.000 750 3.750.000 630 3.150.000 Bao Thƣ lớn - Kích thước: (25 x 35)cm - In 4 màu 1 mặt - Giấy FOR 100gsm - Bế dán thành phẩm có keo miệng 1.000 cái 2.520 2.520.000 2.100 2.100.000 1.860 1.860.000 5000 cái 1.370 6.850.000 1.500 7.500.000 1.180 5.900.000
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 34
2.6. Phân tích biến động doanh thu của công ty cổ phần Thiết Kế - In Ấn – Quảng Cáo Sao Mai giai đoạn 2012 – 2014 Cáo Sao Mai giai đoạn 2012 – 2014
2.6.1. Phân tích tổng doanh thu trong giai đoạn 2012 - 2014
Bảng 2.7: Tình hình doanh thu của công ty Sao Mai giai đoạn 2012 – 2014
Năm 2012 2013 2014
Doanh thu hoạt động bán hàng
1.368.192.920 1.773.693.580 2.818.707.970 Các khoản giảm
trừ doanh thu
- - -
Doanh thu hoạt động tài chính
2.380.464 4.056.361 6.234.870
Tổng doanh thu 1.370.573.384 1.777.749.941 2.824.942.840
(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh c ng ty cổ phần Sao Mai, 2012 – 2014)
(Nguồn: Bảng 2.7 Tình hình doanh thu của công ty cổ phần Sao Mai, 2012 – 2014) Qua biểu đồ 2.1, ta thấy trong giai đoạn 2012 – 2014 doanh thu hoạt động bán hàng tăng liên tục qua các năm, cụ thể:
1,368,192,920 1,773,693,580 2,818,707,970 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 2012 2013 2014 Đồng Năm Biểu đồ 2.1: Biến động doanh thu bán hàng giai đoạn 2012 -
2014
Doanh thu hoạt động bán hàng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 35
Năm 2012 doanh thu bán hàng đạt 1.368.192.920 đồng, đến năm 2013 doanh thu bán hàng tăng lên thành 1.773.693.580 đồng, tăng 405.500.660 đồng, tư ng đư ng tăng 29.71%
so với năm 2012. Sang đến năm 2014, chỉ tiêu này đạt đến 2.818.707.970 đồng, tăng
1.045.014.390 đồng, tư ng đư ng tăng 58.92% so với năm 2013.
Đặc biệt h n là trong giai đoạn 2012 – 2014, công ty không hề phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, điều này là do 2 nguyên nhân như sau:
Một là chất lượng sản phẩm của công ty luôn được bảo đảm, các sản phẩm làm ra không có l i hay kém chất lượng. Đây là một trong các yếu tố quan trọng giúp công ty khẳng định uy tín của mình và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hai là do ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là dịch vụ in ấn và khách hàng của công ty hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các trường đại học nên khối lượng mua hàng thường rất lớn. Do vậy bộ phận kế toán của công ty hạch toán giá bán ghi trên hóa đ n giá đã giảm trừ chiết khấu thư ng mại nên khoản giảm trừ doanh thu sẽ không được thể hiện trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2012 – 2014, năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính đạt 2.380.464 đồng, đến năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính tăng lên thành 4.056.361 đồng, tăng 1.675.897 đồng, tư ng đư ng tăng 70.40% so với năm 2012. Sang đến năm 2014, doanh thu hoạt động tài chính đạt 6.234.870 đồng, tăng 2.178.509 đồng, tư ng đư ng tăng 53.71% so với năm 2013.
Doanh thu tài chính của công ty bao gồm các hoạt động từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa với số lượng lớn…Tuy tốc độ tăng trưởng của doanh thu hoạt động tài chính khá cao nhưng trên thực tế đây chỉ là con số khá nhỏ và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong c cấu tổng doanh thu của công ty.
Tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Năm 2012, tổng doanh thu đạt 1.370.573.384 đồng, đến năm 2013 tổng doanh thu đạt
1.777.749.941 đồng, tăng 407.176.557 đồng, tư ng đư ng tăng 29.71% so với năm 2012. Sang đến năm 2014, tổng doanh thu đạt 2.824.942.840 đồng, tăng 1.047.192.899 đồng, tư ng đư ng tăng 58.91% so với năm 2013.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 36
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong 3 năm liền doanh thu hoạt động bán hàng của công ty đều tăng, h n nữa tốc độ tăng doanh thu của năm sau còn cao h n năm trước.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao dù doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong c cấu tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân là do công ty thành lập chưa lâu và mới đi vào giai đoạn ổn định nên nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế, h n nữa trong những năm 2012 - 2014 công ty đang tập trung phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh để giúp cho hình ảnh của công ty ngày càng được nhiều người biết đến. Trong thời gian sắp tới, khi hoạt động của công ty đã đi vào quỹ đạo, công ty sẽ khai thác các c hội đầu tư khác để tăng thêm doanh thu, tạo thế đững vững chắc cho công ty trên thị trường.
2.6.2. Phân tích kết quả bán hàng theo nhóm dịch vụ kinh doanh Bảng 2.8: Doanh thu hoạt động bán hàng theo nhóm dịch vụ Bảng 2.8: Doanh thu hoạt động bán hàng theo nhóm dịch vụ
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thiết kế 232.592.796 17 319.264.844 18 479.180.354 17 In Ấn 1.012.462.761 74 1.330.270.185 75 2.114.030.978 75 Quảng cáo ngoài
trời 123.137.363 9 124.158.551 7 225.496.638 8 Tổng doanh thu 1.368.192.920 100 1.773.693.580 100 2.818.707.970 100
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 37
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu theo nhóm dịch vụ giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Bảng 2.8. Doanh thu hoạt động bán hàng theo nhóm dịch vụ) Các dịch vụ của công ty hiện nay chủ yếu phục vụ cho khách hàng nằm trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy các dịch vụ mà công ty Sao Mai cung cấp rất đa dạng, phong phú về hình thức nhưng tóm gọn lại vẫn nằm trong ba hoạt động chính đó là: thiết kế tạo mẫu, in ấn và thực hiện các quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên dịch vụ chủ lực mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty là dịch vụ in ấn.
Qua bảng biểu đồ 2.2, ta thấy dịch vụ in ấn luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong doanh thu từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể:
Trong năm 2012 doanh thu dịch vụ in ấn đạt 1.012.462.761 đồng, chiếm 74% trong tổng c cấu doanh thu của công ty. Năm 2013 doanh thu dịch vụ in ấn tăng lên
1.330.270.185 đồng và sang đến năm 2014 doanh thu dịch vụ này đạt 2.114.030.978 đồng, cả 2 năm 2013 - 2014, doanh thu dịch vụ in ấn đều chiếm 75% trong tổng c cấu doanh thu của công ty. Sự tăng lên cả về tỷ trọng lẫn giá trị chứng tỏ các sản phẩm in ấn mà công ty làm ra luôn đảm bảo về chất lượng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng giúp cho công ty ngày càng có vị thế trong lĩnh vực in ấn.
Doanh thu dịch vụ thiết kế, tạo mẫu đạt 232.592.796 đồng, chiếm 17% trong tổng c cấu doanh thu mang về năm 2012 và tăng lên 319.264.844 đồng, tư ng đư ng 18%
tổng doanh thu trong năm 2013. Đến năm 2014, doanh thu dịch vụ này đạt 479.180.354 đồng, nhưng trong tổng c cấu doanh thu thì chỉ còn 17%, giảm 1% so với năm 2013.
17% 74% 9% Năm 2012 18% 75% 7% Năm 2013 17% 75% 8% Năm 2014 Thiết kế In Ấn Quảng cáo ngoài trời
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 38
Đối với dịch vụ quảng cáo ngoài trời đây không phải là thế mạnh của công ty nên trong giai đoạn 2012 – 2014 dịch vụ này chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Trong năm 2012 doanh thu dịch vụ này đạt 123.137.363 đồng, chiếm 9% trong tổng c cấu doanh thu của công ty. Năm 2013, dịch vụ này mang về cho công ty
124.158.551 đồng, chiếm 7% tổng c cấu doanh thu, giảm 2% so với năm 2012. Sang năm 2014 doanh thu dịch vụ này đạt 225.496.638 đồng, chiếm 8% tổng c cấu doanh thu, tuy có tăng lên 1% so với năm 2013 nhưng mức tăng không đáng kể.
2.6.3. Phân tích tình hình ký kết hợp đồng của công ty qua các năm
Hai hình thức bán hàng mà công ty áp dụng chủ yếu là bán hàng truyền thống và bán hàng qua điện thoại trong thời gian qua cũng đạt hiệu quả khá tốt, bằng chứng đó là số lượng hợp đồng ký kết tăng lên theo từng năm, cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Tổng kết số lƣợng hợp đồng đã ký qua các năm
Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Đã ký Đã thực hiện Đã ký Đã thực hiện Đã ký Đã thực hiện
Hợp đồng 116 116 128 128 180 180
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ Phần Sao Mai, 2012 - 2014 ) Nhìn vào Bảng 2.9, ta có thể thấy được số lượng hợp đồng mà công ty ký kết qua các năm khá nhiều. Như năm 2012 số hợp đồng ký kết là 116, đến năm 2013 số lượng hợp đồng tăng lên là 128. Như vậy so với năm 2012 thì năm 2013 có số lượng hợp đồng ký kết tăng lên
12, tư ng đư ng tăng 10.34%. Năm 2014 số lượng hợp đồng ký kết là 180, tăng lên 52 hợp đồng so với năm 2013, tư ng đư ng tăng 40.63%. Lượng hợp đồng ký kết qua m i năm đều tăng, nhưng quan trọng nhất đó là hầu hết các hợp đồng Công ty Sao Mai đều đã thực hiện hết
100% đã cho thấy công ty đang rất n lực, cố gắng xây dựng hình ảnh, khẳng định uy tín của mình với khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Sang Trang 39
Ngoài tăng lên về số lượng, tổng giá trị hợp đồng đã ký kết trong một năm cũng tăng lên. Cụ thể:
Bảng 2.10: Tổng giá trị hợp đồng đã ký qua các năm
(ĐVT: đồng)
Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng giá trị
hợp đồng 1.368.192.920 1.773.693.580 2.818.707.970
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty cổ phần Sao Mai, 2012 - 2014 ) Qua bảng 2.10 ta thấy tổng giá trị hợp đồng đã ký kết cũng tăng tên qua các năm. Nguyên nhân là vì công ty đều hoàn thành tất cả các hợp đồng đã ký kết đúng thời hạn, đúng quy cách, đúng theo yêu cầu của khách hàng nên tổng giá trị hợp đồng cũng chính là tổng doanh thu trong từng năm.
Như vậy, việc tăng lên về cả số lượng lẫn giá trị của hợp đồng trong những năm 2012 – 2014 cho thấy công ty đang có một chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả, ngày càng khẳng định uy tín trên thị trường, cũng cố lòng tin với các khách hàng thân thuộc và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, Do đó, công ty cần n lực h n và tìm ra các chiến lược mới để duy trì và phát huy thế mạnh hiện có của mình