Trong sản xuất ván nhân tạo

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại tỉnh vĩnh phúc, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e coli và biện pháp phòng trị (Trang 71 - 74)

ở Việt Nam, loại hình chế biến hoá cơ (ván nhân tạo) đang ngày càng đ−ợc phát triển và coi trọng vì đó là biện pháp sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng hiệu quả nhất để gia công, sản xuất hàng mộc gia dụng và mộc xây dựng.

Sản phẩm của ván nhân tạo phong phú về chủng loại, đa dạng về kích th−ớc và khối l−ợng thể tích. Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi đề cập tới việc định h−ớng sử dụng gỗ cây Mỡ 10 tuổi vào công nghệ sản xuất ván dăm, ván ghép thanh và ván dán.

4.4.3.1. Trong công nghệ sản xuất ván dăm

Ván dăm là một loại ván đ−ợc chế tạo từ dăm gỗ, có sự tham gia của chất kết dính, trong điều kiện về nhiệt độ, thời gian và áp suất ép nhất định.

Hiện nay, ph−ơng pháp ép phẳng đang chiếm −u thế và loại ván dăm đang đ−ợc sử dụng rộng rãi trên thị tr−ờng là ván dăm thông dụng, 3 lớp.

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin đ−ợc đề cập kỹ hơn đối với loại hình ván dăm thông dụng, 3 lớp khi sử dụng gỗ Mỡ 10 tuổi làm nguyên liệu.

Nguyên liệu gỗ dùng cho sản xuất ván dăm rất đa dạng về kích th−ớc nh−ng thông th−ờng không sử dụng cây có thân lớn mà chỉ dùng những cây gỗ thân nhỡ hoặc củi có đ−ờng kính không quá 25 cm, trong sản xuất ván dăm th−ờng sử dụng gỗ có khối l−ợng thể tích là 0,4-0,65 g/cm3

Gỗ Mỡ 10 tuổi có đ−ờng kính từ 10,19 - 24,20cm và khối l−ợng thể tích phù hợp trong công nghệ sản xuất ván dăm. Tuy nhiên, đối với những gỗ có đ−ờng kính lớn hơn 20 ta có thể sử dụng vào trong mục đích sản xuất đồ mộc hoặc ván ghép thành sẽ mang tính giá trị lợi dụng gỗ cao hơn.

Gỗ Mỡ có thân cây t−ơng đối thẳng, vỏ mỏng có thể bóc vỏ bằng thủ công rất thuận lợi khi gỗ đang còn t−ơi. Vì vậy, khi thu gom nguyên liệu nên phân loại luôn những cây còn t−ơi để bóc vỏ ngay, còn những cây khó bóc vỏ thì nên sử dụng để băm dăm lõi.

Gỗ Mỡ 10 tuổi có c−ờng độ thấp, vì vậy thuận lợi trong quá trình băm dăm, do c−ờng độ gỗ thấp nên để tránh hiện t−ợng vỡ dăm trong quá trình băm cần băm ở độ ẩm 50ữ60% để đảm bảo chất l−ợng dăm, tỷ suất dăm công nghệ.

Trong gỗ không có ống dẫn nhựa, nên khâu sấy dăm sẽ không có muội bám trên thành thiết bị sấy làm ảnh h−ởng tới quá trình sấy và vệ sinh công nghiệp; khi ép ván cũng hạn chế đ−ợc các khuyết tật trong quá trình ép (nhất là hiện t−ợng nổ ván) do không có túi chứa tinh dầu hoặc tinh dầu làm cản trở quá trình thoát ẩm của dăm.

Gỗ Mỡ 10 tuổi có mật độ mạch gỗ rất ít nên l−ợng tế bào nhu mô vây quanh mạch không nhiều, số tế bào nhu mô phân tán và tụ hợp rất ít nên trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo chúng ta có thể bỏ qua khả năng thẩm thấm keo của tế bào nhu mô - có thể làm giảm hàm l−ợng keo trên bề mặt vật dán trong quá trình tráng keo.

Tuy nhiên, trong công nghệ sản xuất cần phải lựa chọn chính xác ph−ơng án công nghệ phù hợp với các đặc điểm nh−: độ cứng, khối l−ợng thể tích, độ PH, khả năng hút ẩm của gỗ, khả năng đàn hồi, giới hạn bền khi uốn tĩnh.

4.4.3.2. Trong công nghệ sản xuất ván ghép thanh

Ván ghép thanh là một loại sản phẩm ván nhân tạo xuất hiện từ rất sớm, nh−ng nó chỉ đ−ợc phát triển mạnh từ sau năm 1970. Vùng có khối l−ợng lớn nhất là Châu Âu, tiếp đó là Châu Mỹ. ở Châu á, Nhật Bản là n−ớc sản xuất ván ghép thanh nhiều nhất sau đó đến Nam Triều Tiên, Indonesia.

Ván ghép thanh có rất nhiều dạng với nhiều tên gọi khác nhau. Nếu định nghĩa theo tiêu chuẩn BS 6100-1984, ván ghép thanh phân chia thành một số loại chủ yếu sau:

- Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt (Laminated Board và Finger joint sawntimber);

- Ván ghép thanh khung rỗng (Veneer Spaced Lumber);

- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt (Core Plywood/ Block Board/ Laminboard) [7], [30]

Gỗ Mỡ có cấu tạo t−ơng đối đồng đều (theo ph−ơng bán kính và theo chiều cao thân cây); thớ gỗ thẳng và mịn, tia gỗ nhỏ. Chỉ tiêu về cấu tạo gỗ cho thấy: Mỡ đáp ứng đ−ợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh.

Tỷ lệ co dãn theo hai ph−ơng tiếp tuyến/ xuyên tâm nhỏ; điều này khẳng định sản phẩm ít cong, vênh, biến dạng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi khi sử dụng loại gỗ này để sản xuất ván ghép thanh.

Khả năng hút ẩm của gỗ lớn, đây là loài gỗ dễ sấy, dễ ngâm tẩm, bảo quản và thực hiện các giải pháp biến tính. Đặc điểm này là cơ sở khoa học để xem xét, xây dựng chế độ sấy hợp lý.

So với tiêu chuẩn gỗ để sản xuất ván ghép thanh (ΓOCT 20850-84: Wooden laminated structures and general specifications) [38], gỗ Mỡ có độ bền cơ học thấp, Phù hợp với công nghệ sản xuất ván ghép thành.

Từ đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học cho thấy: Mỡ là 2 loại gỗ dễ gia công, lực cắt gọt nhỏ, công nghệ sấy đơn giản, chất l−ợng bề mặt cao khi gia công trên các máy phay ngón, máy đánh nhẵn thông dụng.

Thớ gỗ thẳng, mịn, độ nghiêng thớ nhỏ - đây là một đặc tính công nghệ thuận lợi khi tạo ngón ghép; l−ợng chất kết dính sử dụng ít; khả năng tiếp xúc của thanh ghép tốt khi ép ván.

Gỗ sáng màu, thuận lợi cho quá trình trang sức sản phẩm (đặc biệt khi sử dụng các loại vật liệu, hóa chất trang sức hở nh−: Poly urethane, Melamine…).

4.4.3.3. Trong công nghệ sản xuất ván dán

ở Việt Nam công nghệ sản xuất ván dán ch−a đ−ợc phát triển đúng mức. Mặc dù hiện nay ở n−ớc ta gỗ rừng tự nhiên có đ−ờng kính lớn ngày càng giảm; song nhiều loại gỗ mọc nhanh rừng trồng có nhiều tính năng phù hợp với yêu cầu nguyên liệu để sản xuất ván dán - đó là một tiềm năng cho phát triển ngành sản xuất này [7]

Ván dán là sản phẩm thu đ−ợc bằng cách dán các lớp ván mỏng lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định. Ván mỏng đ−ợc tạo ra bằng ph−ơng pháp bóc hoặc lạng. Chiều dày của ván mỏng từ 1-10 mm [7].

Qua khảo nghiệm và thực tế sản xuất cho thấy rằng chỉ có một số loài cây gỗ có tính chất cơ - lý phù hợp với quá trình bóc và lạng. Th−ờng những loài cây này có công cắt bé, độ dẻo dai cao, đồng thời về mặt hình học gỗ phải t−ơng đối tròn đều và thẳng. ở Việt Nam, chủ yếu sử dụng các loại gỗ có khối l−ợng riêng γ = 0.4-0.6g/cm3 và mềm. Ván dán chất l−ợng cao (độ bền cơ học), yêu cầu gỗ có khối l−ợng thể tích: 0.70-0.75 g/cm3. Đ−ờng kính gỗ là một trong những yếu tố quan trọng, nó không chỉ ảnh h−ởng đến tỷ suất ván mỏng, mà nó còn ảnh h−ởng đến năng suất lao động (tr−ớc hết ở công đoạn bóc ván mỏng). Theo ISO 2427 - 1974 (E), yêu cầu đ−ờng kính gỗ lớn hơn 18 cm [7].

Đối với gỗ Mỡ 10 tuổi có cấu tạo (gỗ thẳng thớ, mịn, sáng màu, ít mắt, tròn đều), tính chất vật lý (khối l−ợng thể tích từ 0,4-0,54g/cm3, tỷ lệ co dãn nhỏ,… ), tính chất cơ học (c−ờng độ gỗ thấp, công cắt nhỏ…) Qua yêu cầu về nguyên liệu của công nghệ sản xuất ván dán ta thấy: gỗ Mỡ hoàn toàn có thể đáp ứng đ−ợc với công nghệ sản xuất ván dán. Tuy nhiên, đối với gỗ mỡ 10 tuổi chỉ một phần có thể sử dụng đ−ợc trong công nghệ sản xuất ván dán do có một số cây có đ−ờng kính nhỏ hơn yêu cầu là 18 cm.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại tỉnh vĩnh phúc, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e coli và biện pháp phòng trị (Trang 71 - 74)