8. Kết cấu luận văn
2.4.2 Môi trường vi mô
2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Dựa trên những phân tích về nhu cầu tiêu thụ cũng như tốc độ tiêu thụ cà phê ngày càng gia tăng nhanh chóng, ta có thể thấy ngành cà phê đã phát triển tốt trong thời gian qua cũng như hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng trong tương lai.Cũng chính triển vọng phát triển đầy hứa hẹn ấy đã làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu cà phê lớn đang thống trịthị trường cà phê Việt Nam hiện nay là: Vinacafé Biên Hòa, Nestle và Trung Nguyên ngày càng trở nên gay gắt.
2.4.2.2 Khách hàng
Đa dạng sản phẩm, chất lượng tuyệt đối, xây dựng thương hiệu, đưa ra các sản phẩm chất lượng hướng đến người tiêu dùng chính đã giúp choVinacafé Biên Hòa dành được thị trường nhu hiện nay.Hướng đến chất lượng hoàn hảo đã giúp cho Vinacafé Biên Hòa chiếm được 41% thị phần, áp đảo Trung Nguyên và Nestle Việt Nam để trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
2.4.2.3 Nhà cung cấp
Trước những năm 1990 nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng tự cung tự cấp nên các nhà cung cấp chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh và các đại lý mua bán lẻ.Hiện nay chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng đa dạng hơn.
Ngoài các doanh nghiệp quốc doanh và các đại lý thu mua lẻ, bắt đầu từ năm 2000 Vinacafé Biên Hòa đã bắt đầu nhập nguyên liệu thô từ Ấn Độ và Brazil phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng nguồn nguyên liệu nhập này chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguyên liệu của công ty.Nguồn nguyên liệu chính của công ty chủ yếu từ nguồn cà phê Buôn Ma Thuột, đây cũng chính là vựa cà phê lớn nhất cả nước.
2.4.2.4 Đối thủ tiềm ẩn
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, những rào cản về thương mại sẽ bị xóa bỏ, các sản phẩm cà phê từ các thị trường nước ngoài sẽ du nhập vào thị trường Việt Nam.Bên cạnh đó, môi trường đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn sẽ giúp các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam, hình thành các đối thủ mới. Các sản phẩm mới chất lượng cao, đi kèm với dịch vụ và thương hiệu lớn sẽ chèn ép ngành cà phê nội địa nói chung và công ty Vinacafé Biên Hòa nói riêng.
Đứng trước các thực tế này, nếu các doanh nghiệp không đổi mới về tư duy, tìm chỗ đứng trên thị trường, hoàn thiện công nghệ, quản lý, đào tạo và hiệp lực cùng nhau để phát triển thì chắc chắn sẽ thất bại.
2.4.2.5 Sản phẩm thay thế.
Sản phẩm cà phê đang dần trở thành thức uống quen thuộc của người dân, nhưng với vị đắng đặc trưng của hạt cà phê nên không phải ai cũng có thể cảm nhận được hương vị đặc biệt của loại thức uống này.Chính vì vậy áp lực đến từ các sản phẩm thay thế là rất lớn.Uống cà phê có thế giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, đó là điểm đặc biệt mà không có loại thức uống nào có được, nhưng bên cạnh đó, nếu uống quá nhiều hoặc dị ứng với các thành phần có thể sẽ gây nhức đầu, mất
ngủ.Điều này làm khách hàng ngại uống cà phê và tìm đến các sản phẩm thay thế khác.
2.4.2.6 Cung – cầu thị trường cà phê
Theo thống kê năm 2014, sản lượng xuất khẩu cà phê ước tính đạt 1,04 triệu tấn và 2,12 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và tăng 24,7% về giá trị so với năm 2013.Giá cà phê xuất khẩu đạt 2.025USD/tấn, giảm 5.85% so với năm 2013. Thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là Đức và Hoa Kỳ với thị phần lần lượt là 14,35% và 9,76%.
Bảng 2.4 - Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người năm 2013 Xếp hạng Quốc gia Tiêu thụ (Kg/năm) Tiêu thụ (ly/ngày)
1 Brazil 5,8 2,3 2 Đức 5,5 2,2 3 Pháp 5,4 2,1 4 Mỹ 4,2 1,6 5 Costa Rica 3,8 1,5 6 New Zealand 3,7 1,4
Châu Á là thị trường tiêu thụ cà phê ít nhất thế giới, do thói quen uống cà phê của người châu Á chưa cao, dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ cà phê tại Châu Á là Nhật Bản, bình quân mỗi người Nhật tiêu thụ gần 3kg/năm, thứ 2 là thị trường tiềm năng Hàn Quốc, với lượng tiêu thụ 2,42kg/năm.
Bảng 2.5 - Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người tại Châu Á năm 2013
Xếp hạng Quốc Gia Tiêu thụ (Kg/năm)
1 Nhật Bản 2,9 2 Hàn Quốc 2,42 3 Thái Lan 1,95 4 Lào 1,4 5 Việt Nam 1,15 2.4.2.7 Triển vọng phát triển ngành.
Theo thống kê năm 2013, Việt Nam là nước sản xuất cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới.Với lợi thế giá cà phê rẻ và được ưa chuộng hơn ở những thị trường đang phát triển như Brazil, Indonesia, Đức… với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng trên 5%/năm.Ngoài ra, khi cà phê với sản phẩm cà phê hòa tan đang xâm nhập vào những thị trường có truyền thống uống trà như Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ cà phê sẽ tiếp tục gia tăng.
Thị trường cà phê Việt Nam tại các nước Châu Á tăng cao từ năm 2013, hứa hẹn là một thị trường tiềm năng khi cà phê dần trở thành thức uống quen thuộc của người Châu Á. Hiện nay thị trường cà phê của Vinacafé Biên Hòa khi xuất ra thị trường nước ngoài chủ yếu là các nước Châu Phi như Brazil. Costa Rica… hay Châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan thì từ năm 2013 sản lượng xuất sang các nước châu Á cũng đang dần tăng với nhiều thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.
Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của 2 nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn là Brazil và Indonesia tăng nhanh nên các nước này phải tăng cường phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước khiến sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu sẽ bị sụt giảm. Điều này là một lợi thế không nhỏ đối với ngành cà phê của Việt Nam vì hiện tại nước ta đang xuất khẩu khoảng 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất nội địa.Với
nguồn cà phê xuất khẩu đừng đầu thế giới, đây sẽ là lợi thế cho ngành cà phê Việt Nam trong cuộc chiến giành thị phần trong thị trường cà phê thế giới.
Mặt khác, ở thị trường hiện tại, lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ở tình trạng ôn định và có xu hướng tiếp tục tăng.Theo ông Đỗ Thành Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Intimex, kiêm Phó chủ tịch hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam cho biết, năm nay, xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng. Tính đến thời điểm hiện tại giá trị xuất khẩu cà phê đạt trên 3,2 tỷ.Ông Nam nhận định, trong năm 2015 giá cà phê có thể sẽ duy trì như năm 2014, kim ngạch xuất khẩu vẫn sẽ đạt trên 3tỷ USD.
2.4.2.8 Nguyên liệu
Ngành cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có đặc điểm là sản lượng cà phê được sản xuất ra có tính chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trên thế giới, Brazil là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất, tiếp theo đến Việt và Indonesia đứng thứ ba.
Có hai loại cà phê là Arabica và Robusta, trong đó Arabica là loại cà phê có chất lượng cao phù hợp để sản xuất cà phê rang xay, còn Robusta là loại cà phê có chất lượng thấp hơn nên thường chỉ phù hợp để sản xuất cà phê hòa tan. Ở Brazil và Indonesia có điều kiện phù hợp cho việc sản xuất cả hai loại cà phê Arabica và Robusra nhưng với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thì Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào Robusta.Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản lượng cà phê Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên như Dal Lak, Lâm Đồng, Dak Nông. Sản lượng mùa vụ 2012/2013 ở Tây Nguyên chiếm hơn 75% tổng sản lượng cà phê cả nước, trong đó sản lượng cà phê ở Dak Lak chiếm 33% tổng sản lượng, Lâm Đồng chiếm 24% tổng sản lượng và Dak Nông chiếm 19% tổng sản lượng, các khu vực còn lại chiếm dưới 25% tổng sản lượng cà phê cả nước. Nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chính của Vinacafé Biên Hòa tại Buôn Mê Thuột, Dak Lak với sản lượng khoảng 1,2 ngàn tấn/năm (Theo Vinacafé Biên Hòa). Dự kiến năm 2015 sẽ là một năm thách thức với công ty Vinacafé Biên Hòa do sản lượng mùa vụ đầu năm 2015 giảm so với cùng kỳ 2014, thời tiết thay đổi khắc nghiệt, cộng với giá đầu vào tăng, dự kiến sản lượng năm 2015 sẽ giảm so với năm 2014.
Biểu đồ 2.9- Sản lượng cà phê tại các khu vực trong cả nước
Mặc dù sản lượng cà phê mùa vụ 2013/2014 được dự báo giảm, nhưng diện tích canh tác vẫn tiếp tục được mở rộng do sự cạnh tranh về giá giữa cà phê với các loại cây trồng khác. Hiện nay giá cà phê vẫn giữ ở mức cao và tương đối ổn định, tạo động lực lớn cho người nông dân mở rộng diện tích canh tác.Theo Bộ NN&PTNT và thống kê của các Sở NN&PTNT, ước tính diện tích trồng cà phê nước ta năm 2012 đạt 616.000 ha, tăng 8% so với 571.000 ha năm 2011. Trong đó, các tỉnh Dak Lak, Lâm Đồng và Dak Nông vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng (chủ yếu là loại cà phê Robusta), chiếm 58% diện tích trồng cà phê của cả nước. Diện
tích trồng cà phê Arabica ước tính vào khoảng 40.000 ha, chiếm 6,5% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước.
Biểu đồ 2.10- Sản lượng và diện tích cà phê trong nước qua các năm