a. Cụm khách sạn Grand và Palace
3.3.1. Khuyến nghị với chính phủ
Trong giai đoạn hiện nay, du lịch và dịch vụ được coi là ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao và là ngành công nghiệp không khói, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trò như những nhà sản xuất cung ứng sản phẩm trực tiếp cho khách du lịch và là thành phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Nhà nước nên quan tâm nhiều tới các hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và tạo nên bản sắc riêng của đất nước. Có chiến lược thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Việt Nam.
Cần phải tăng cường nguồn lực và thay đổi quan niệm từ trước đến nay về
công tác chỉ đào tạo cái mình có chứ không phải cái mà thực tế cần; chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Cần mở rộng quy mô đào tạo, dự báo thị trường lao động, xây dựng và qui định các chuẩn kiến thức và tay nghề, đổi mới cơ chế quản lý về tài chính, tăng cường xã hội hóa, trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo để họ hợp tác với doanh nghiệp.
Quảng bá xúc tiến các khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam ra thế giới thông qua phương thức cung cấp thông tin quảng bá qua các cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên trách, thuê các công ty chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt Nam. Sử dụng các kênh truyền thông để giới thiệu về ẩm thực và văn hoá Việt Nam.
Khôi phục các lễ hội truyền thống, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian, bảo tồn các di tích lịch sử, di tích dân gian.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, giá cả, chất lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông.
Có cơ chế hành chính thông thoáng trong các thủ tục lưu trú và kinh doanh khách sạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh khách sạn, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài mở rộng liên doanh liên kết với nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ.
Đối với các cơ quan quản lý xã hội, các ngân hàng nên tạo điều kiện thuận
lợi trong việc cung cấp vốn đầu tư cho các khách sạn đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đối với cơ sở đào tạo, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ban đầu mạnh mẽ hơn, nhất là đối với các đơn vị có hợp đồng đào tạo nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các hỗ trợ này có thể là cơ chế tuyển sinh linh hoạt, kinh phí bồi dưỡng giảng viên, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Chỉ khi cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư tốt, giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ, khi đó mới có đủ điều kiện tối thiểu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo người học sau khi ra trường sẽ có trình độ làm việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp không phải đào tạo lại.
Để cung cấp thông tin cho các trường và cơ sở đào tạo, cần thiết phải xây dựng và củng cố các trung tâm dự báo nguồn nhân lực ở tầm quốc gia và khu vực, như Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động, Trung tâm thông tin nhân lực, Trung tâm hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, Trung tâm cung ứng nhân lực kỹ thuật, Trung tâm giới thiệu việc làm,…. Hầu hết các trung tâm hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức thu hút lao động đang tìm kiếm việc làm mà ít chú trọng đến đào tạo nghề cho lao động vì công việc này ít hiệu quả tài chính hơn. Vì vậy, cần phải giao thêm nhiệm vụ cho các đơn vị về dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực của từng địa phương, khu vực để tạo được mạng lưới cung cấp thông tin thị trường lao động quốc gia.