LỰC TÁC DỤNG LÊN ÔTÔ KHI PHANH VÀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG LỰC KHI PHANH

Một phần của tài liệu tính toán,thiết kế hệ thống phanh có ABS trên ô tô 12 chỗ (Trang 35 - 37)

a. Chức năng của hộp điều khiển điện tử (ECU).

2.1.LỰC TÁC DỤNG LÊN ÔTÔ KHI PHANH VÀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG LỰC KHI PHANH

BẰNG LỰC KHI PHANH

Trong trường hợp chung khi ô tô đang chạy trên dốc và tiến hành quá trình phanh ta có các lực tác dụng lên ô tô như sau:

Hình 2.1. Các lực tác dụng lên ô tô khi phanh

- G: Trọng lượng ô tô ( trọng lượng này được phân thành hai thành phần là Gsinα và Gcosα );

- Pf1, Pf2: Lực cản lăn của các bánh trước và các bánh sau; - PP1, PP2: Lực phanh sinh ra ở các bánh trước và các bánh sau; - Pω: Lực cản của không khí;

- Pj: Lực quán tính sinh ra trong khi phanh, lực này có chiều cùng chiều với chiều chuyển động của ô tô (vì khi phanh thi gia tốc chậm dần có chiều ngược với chiều chuyển động của ô tô, mà lực quán tính có chiều ngược với chiều của gia tốc);

- Pi: Lực cản dốc, chính là thành phần của trọng lượng chiếu lên trên mặt đường;

- Pη: Lực cản do ma sát trong hệ thống truyền động;

Lực phanh tổng cộng Pp sẽ là: Pp= Pp1 + Pp2

Giá trị cực đại của lực phanh Ppmax xác định như sau: Ppmax= φ.G (2.1) Trong đó: φ - là hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường

Lực cản chuyển động tổng cộng sẽ là: Pf = Pf1 + Pf2 = f.G (2.2) Trong đó: f - là hệ số cản chuyển động của đường

Lực cản không khí xác định như sau: Pω = K.F.v2 (2.3) Trong đó: K - Hệ số cản không khí

F - Diện tích chính diện của ô tô v - Vận tốc bắt đầu phanh.

Lực quán tính Pj được tính theo công thức: Pj = dt

dv g G . . δ (2.4) Trong đó: δ - Hệ số tính đến ảnh hưởng các trọng khối quay của ô tô;

g - Gia tốc trong trường (g= 9,81 m/s2); t - Thời gian phanh.

Hệ số δ được xác định ( ) 2 2 0 2 . . . . 1 bx h d r G g i i J η δ = + (2.5) Trong đó:

- Jd - Mômen quan tính của bánh đà và các chi tiết quay của động cơ; - Jbx - Mômen quan tính của bánh xe;

- rbx - Bán kính làm việc của bánh xe;

- ih - Tỷ số truyền của hộp số ở số cấp đang gài; - i0 - Tỷ số truyền của truyền lực chính;

- η- Hiếu suất của hệ thống truyền lực.

Chiếu các lực lên ô tô khi phanh lên bề mặt nghiêng của đường ta có phương trình cân bằng lực khi phanh như sau:

Pj = Pp + Pf + Pω + Pη ± Pi (2.6)

Lực cản dốc Pi có thể tính khi góc dốc α nhỏ: Pi = G.sinα ≈ G.tgα

Nhưng tgα = L i

H =

+ H, L - kích thước của đường dốc ở hình vẽ + i - Độ dốc của đường.

Vậy: Pi = G.i (2.7) Đối với đường loại I và loại II độ dốc i có giá trị i = 0÷3%

Thực nghiệm đã chứng minh rằng trong quá trình phanh thì lực phanh Pp chiếm 96÷98% của tổng các lực cản lại chuyển động của ô tô. Như vậy lực để hãm ô tô chủ yếu là lực phanh Pp.

Một phần của tài liệu tính toán,thiết kế hệ thống phanh có ABS trên ô tô 12 chỗ (Trang 35 - 37)