PHẦN IV: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN DẪN ĐỘNG PHANH

Một phần của tài liệu tính toán,thiết kế hệ thống phanh có ABS trên ô tô 12 chỗ (Trang 70)

a. Chức năng của hộp điều khiển điện tử (ECU).

PHẦN IV: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN DẪN ĐỘNG PHANH

VÀ TÍNH TOÁN DẪN ĐỘNG PHANH 4.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN ĐỘNG PHANH

Như đã phân tích trong phần giới thiệu chung về dẫn động phanh, vì phương án dẫn động phanh một dòng là không đảm bảo an toàn khi có sự cố ở bất kỳ một đường dầu nào đó. Nếu dùng xilanh một buồng để cho kết cấu xilanh đơn giản thì trong dẫn động phanh phải có thêm bộ chia dòng. Như vậy, làm tăng số lượng chi tiết, giảm độ tin cậy của hệ thống. Còn với dẫn động phanh hai dòng, ngoài việc đảm bảo hiệu quả phanh còn tính đến tính kinh tế. Các sơ đồ dẫn động dạng HT, LL, HH mức độ an toàn và hiệu quả phanh cao: Khi hỏng một dòng phanh thì hiệu quả phanh giảm không đáng kể, xe vẫn điều khiển tốt và chuyển động ổn định nhưng kết cấu phức tạp, gía thành cao. Đối với xe minibus thì có thể sử dụng sơ đồ dẫn động phanh dạng TT hoặc K hiệu quả phanh, mức độ tin cậy khi có sự cố vẫn đảm bảo mà giá thành không quá cao. Ở sơ đồ dạng K, nếu một dòng phanh nào đó bị hỏng sẽ gây nên chênh lệch lực phanh ở các bánh xe còn lại nên khi phanh ôtô đang chuyển động thẳng thì nó có thể bị quay trong mặt phẳng ngang. Do vậy, ta chọn sơ đồ dẫn động dạng TT với xilanh chính hai ngăn như đã trình bày ở trên. Vì khi phanh do có sự phân bố lại tải trọng lên các bánh xe cầu trước, cầu sau nên các bánh sau dễ bị bó cứng. Do đó, trong dẫn động ta bố trí thêm bộ điều hoà lực phanh.

Một phần của tài liệu tính toán,thiết kế hệ thống phanh có ABS trên ô tô 12 chỗ (Trang 70)