1 Đánh giá chung về vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG (Trang 43 - 50)

- Đảm bảo tính giao tiếp

2 1 Đánh giá chung về vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên

tương lai của sinh viên

Bảng 2.1: Đánh giá chung của sinh viên

Nội dung

Vai trò của tiếng Anh trong nghề nghiệp tương lai của sinh viên

Tần số đồng ý Tỷ lệ (%) Thứ bậc 1 Cực kỳ quan trọng 152 38,00 4 2 Rất hữu ích 186 46,50 3

3 Giúp kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường

120 30,00 6

4 Giúp kiếm được việc làm có lương cao 106 26,50 7 5 Là công cụ không thể thiếu được trong

công việc

187 46,75 2

6 Giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

191 47,75 1

7 Tạo cơ hội thăng tiến 140 35,00 5

Số liệu của bảng 2.1 cho ta thấy tiếng Anh “giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vu”ï trong tương lai là lựa chọn nhiều nhất của sinh viên (47,75%) ; tiếng Anh là “công cụ không thể thiếu được trong công việc” là lựa chọn số 2 của ho(46,75%)ï, tiếp theo, tiếng Anh “rất hữu ích cho nghề nghiệp” là lựa chọn đứng vị trí thứ 3 (46,50%); tiếng Anh “cực kỳ quan trọng” ở vị trí số 4 (38% );tiếng Anh “tạo cơ hội thăng tiến” là lựa chọn thứ 5 của sinh viên (35%);tiếng Anh có thể

“giúp kiếm được việc làm ngay sau khi ra truờng” được lựa chọn tiếp theo (30%); tiếng Anh sẽ “giúp kiếm được việc làm có lương cao” là lựa chọn ít nhất của sinh viên (26,50%) – xếp vị trí cuối cùng. Như vậy, phần lớn sinh viên đã lựa chọn vai trò của tiếng Anh đối với những mục tiêu lâu dài nhiều hơn những mục tiêu trước mắt trong nghề nghiệp tương lai của mình .

Bảng 2.2 : Đánh giá chung của giảng viên

Nội dung

Vai trò của tiếng Anh trong nghề nghiệp tương lai của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tần số đồng ý Tỷ lệ (%) Thứ bậc 1 Cực kỳ quan trọng 0 00,00 6 2 Rất hữu ích 5 83,33 1

3 Giúp kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường

1 16,67 4

4 Giúp kiếm được việc làm có lương cao 4 66,67 3 5 Là công cụ không thể thiếu được trong

công việc

1 16,67 4

6 Giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

5 83,33 1

7 Tạo cơ hội thăng tiến 0 00,00 6

Số liệu khảo sát của bảng 2.2 cho ta thấy: đa số giảng viên cho rằng tiếng Anh “rất hữu ích” và “giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ”ï trong

tương lai của sinh viên (83,33%)- xếp vị trí số 1; tiếp theo là đánh giá tiếng Anh “giúp sinh viên kiếm được việc làm có lương cao” (66,67%) ; một số giảng viên cho rằng tiếng Anh giúp sinh viên “kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường” và là “công cụ không thể thiếu được trong công việc” của người cán bộ ngân hàng (16,67%)- xếp vị trí số 4. Không có giảng viên nào cho rằng tiếng Anh là “cực kỳ” quan trọng, cũng như “tạo cơ hội thăng tiến” cho sinh viên trong nghề nghiệp tương lai.

Đánh giá của sinh viên và giảng viên về vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp của họ trong tuơng lai cho chúng ta thấy rõ tiếng Anh rất quan trọng và là công cụ không thể thiếu được đối với người công chức nói chung và người công chức của ngành ngân hàng nói riêng.

2.2.2.Thực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng

Bảng 2.3 : Đánh giá về thời lượng của môn học tiếng Anh hiện nay

Ý kiến của sinh viên Ý kiến của giảng viên Quá nhiều Đủ Quá ít Quá nhiều Đủ Quá ít

Số lượng 13 152 235 0 0 6

Tỷ lệ(%) 3,25 38,00 58,75 00,00 00,00 100,00 Số liệu của bảng 2.3 cho ta thấy, có tới 58,75% sinh viên cho rằng thời lượng học giành cho môn tiếng Anh là quá ít ; chỉ có 38,00% sinh viên cho rằng thời lượng giành cho môn học này là vừa đủ. Trong khi đó 100,00% giảng viên cho rằng thời lượng giành cho môn học tiếng Anh ở trường hiện nay là quá ít.

Thấy rõ vai trò của môn ngoại ngữ và đặc thù của nó, một số trường đại học đã cố gắng sắp xếp để dành cho môn học này một thời lượng đặc biệt hơn những môn học khác. Ví dụ: Số tiết tiếng Anh của Học viện Ngân hàng là 270 tiết, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là 330 tiết và Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội là 1200 tiết .

Rõ ràng là thời lượng mà Trường Đại học Ngân hàng giành cho môn học tiếng Anh là quá ít để sinh viên có thể đạt được yêu cầu của môn học.

Các nhà quản lý của Trường Đại học Ngân hàng cần giành cho môn tiếng Anh một thời lượng hợp lý để việc dạy và học tiếng Anh ở Trường đạt hiệu quả hơn nữa, giúp sinh viên dùng được nó làm phương tiện nắm bắt thông tin khoa học để phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.

Bảng 2.4: Nhận xét về việc phân bổ số tiết học tiếng Anh trong các học kỳ của khoá học

Nội dung Anh (chị) có tán thành ý kiến nên phân phối đều số tiết học tiếng Anh cho các học kì của khoá học không ?

Quý thầy, cô có tán thành ý kiến nên phân phối đều số tiếât học tiếng Anh cho các học kì của khoá học không?

Ý kiến của sinh viên Ý kiến của giảng viên

Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành

Số lượng 114 241 45 3 3 0

28,50 60,25 11,25 50,00 50,00 0,00 Tỷ lệ(%)

88,75 11,25 100 0,00 Về việc phân bổ số tiết học tiếng Anh trong các học kỳ của khoá học,

88,75% sinh viên tán thành và rất tán thành ý kiến nên phân phối đều số tiết học tiếng Anh trong các học kỳ của khóa học; 100% giảng viên cũng có cùng ý kiến như sinh viên. Việc này giúp cho sinh viên có thể tiếp xúc với tiếng Anh một cách thường xuyên trong suốt khoá học. Như vậy, việc phân bổ số tiết tiếng Anh hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học. Nếu học hết toàn bộ số tiết tiếng Anh trong học kỳ 2, 3, 4 một cách liên tục như hiện nay rồi bỏ trống môn tiếng Anh trong các học kỳ còn lại của khoá học, sẽ làm giảm hiệu quả học tập và giảng dạy. Vì vậy, nhà trường nên tạo mọi điều kiện để sinh viên được học tiếng Anh trong suốt khoá học.

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh tại trường Đại Học Ngân Hàng

Nội dung Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Không 104 26,00 0 0 Có 264 66,00 4 66,67

Số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh hiện nay có cản trở đến việc dạy và học không?

Rất cản trở 32 8,00 2 33,33

Với số luợng sinh viên

Có thể 87 21,70 0 0 hiện nay, giảng viên

tiếng Anh có thể luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe – nói cho từng sinh viên được không ?

Hoàn toàn

không thể 309 77,25 6 100,00

Quá đông 113 28,25 2 33,33

Vừa đủ 107 26,70 0 0

Theo anh (chị), số lượng sinh viên trong 1 lớp học tiếng Anh ở trường ta

hiện nay là Nên 20-30 sinh viên

185 45,00 4 66,67

Theo số liệu của bảng trên, 74,00% sinh viên cho rằng, số lượng sinh viên mà nhà trường xếp cho một lớp học tiếng Anh như hiện nay là cản trở và rất cản trở đến hoạt động dạy và học; 77,25% sinh viên cho rằng với số lượng sinh viên đông như thế trong một lớp học thì giảng viên không thể luyện tập được các kĩ năng tiếng đặc biệt là kĩ năng nghe và nói cho từng sinh viên; 28,25% sinh viên cho rằng số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh là quá đông. Hiện nay phần lớn các lớp của trường có sĩ số 70, 80, 90 sinh viên và không ít lớp học tiếng Anh có sĩ số 100 hoặc hơn 100 sinh viên, cá biệt có những lớp lên đến 140 sinh viên; 45% sinh viên cho rằng sĩ số của một lớp học tiếng Anh chỉ nên khoảng 20- 30 sinh viên là phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Khi phát biểu về số lượng sinh viên mà nhà trường xếp cho một lớp học tiếng Anh, 100% giảng viên của bộ môn tiếng Anh đã nhận xét rằng số lượng sinh viên mà nhà trường xếp cho một lớp học tiếng Anh hiện nay là cản trở và rất cản trở đến việc dạy và học. Với một số lượng sinh viên nhiều như vậy trong một lớp học, giảng viên hoàn toàn không thể luyện tập các kỹ năng tiếng đặc biệt là kỹ năng nghe – nói cho từng sinh viên; 100% giảng viên của bộ môn tiếng Anh cho rằng số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh hiện nay là quá đông. Ở

một số quốc gia, số lượng sinh viên trong một lớp học ngoại ngữ bình thường chỉ là dưới 10 người học.

Số lượng sinh viên quá đông trong một lớp học, bên cạnh những ưu điểm như tiết kiệm thời gian, chi phí… đã bộc lộ những nhược điểm của nó: chất lượng học tập không đảm bảo, kết quả kiểm tra, đánh giá không phản ánh chính xác trình độ của sinh viên.

Khi lớp học tiếng Anh có sĩ số phù hợp, giảng viên có thể kiểm tra, đánh giá sinh viên bằng phương pháp kiểm tra, đánh giá liên tục. Phương pháp kiểm tra, đánh giá nhiều lần nếu được áp dụng sẽ khắc phục được phần lớn các nhược điểm của phương pháp kiểm tra, đánh giá một lần tập trung cuối kỳ. Để nâng cao hiệu quả của kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học môn tiếng Anh ở trường Đại học Ngân hàng, nhà trường nên bố trí số lượng sinh viên phù hợp với môn học tiếng Anh để giảng viên có thể áp dụng được phương pháp kiểm tra đánh giá nhiều lần.

Bảng 2.6: Nhận xét về tính đồng đều của trình độ tiếng Anh trong sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Ý kiến của sinh viên Ý kiến của giảng viên

Rất đồng đều Khá đồng đều Hoàn toàn không đồng đều Rất đồng đều Khá đồng đều Hoàn toàn không đồng đều Số luợng 1 190 209 0 2 4 Tỷ lệ (%) 0,25 47,50 52,25 0,00 33,33 66,67

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên, có đến 52,25% sinh viên cho rằng trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn không đồng đều ; 47,50 % sinh viên cho là khá đồng đều ; 0,25 % sinh viên tức là hầu như không có sinh viên nào cho là rất đồng đều. Đánh giá của giảng viên cũng cho thấy rõ điều này – Gần 66,67 % giảng viên cho biết trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học là hoàn toàn không đồng đều, chỉ có hơn 33,33% giảng viên cho là khá đồng đều .

Bảng 2.7 : Nhận xét về tính hợp lý của chương trình và kế hoạch đào tạo của trường Đại học Ngân hàng

Nội dung Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Quá khó khăn 92 23,00 2 33,33 Khó khăn 272 68,00 4 66,67

Việc học tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành quá lâu như hiện nay có gây ra khó khăn trong việc học tập và giảng dạy

không ? Không khó khăn 36 9,00 0 0

Cần thiết 173 43,25 2 33,33

Rất cần thiết

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)