Đổi mới phương pháp dạy –học

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG (Trang 89 - 93)

- Đảm bảo tính giao tiếp

16 4,00 00 Số liệu của bảng 2.7 cho ta thấy có đến 91% sinh viên và 100% giảng viên

3.4. Đổi mới phương pháp dạy –học

Đổi mới phương pháp dạy – học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo . Hoạt động này đòi hỏi ở sự kết hợp giữa người dạy, người học, hoạt động quản lý quá trình đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học . Trong thời gian qua, đặc biệt là thời gian gần đây, đội ngũ giảng viên của Trường rất

tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy mới. trường cũng đã hỗ trợ cho giảng viên trong hoạt động này .

Tuy nhiên,trong thời đại bùng nổ thông tin của thế giới hiện đại ngày nay, phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết để người dạy và người học phát huy nội lực vì vậy ,việc đổi mới phương pháp dạy – học không phải chỉ của riêng người thầy mà hoạt động này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như yếu tố người học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học việc quản lý tổ chức quá trình đào tạo, về mục tiêu chương trình, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá… .

Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy –học không phải chỉ là nhiệm vụ của người dạy phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần tích cực học tập của người học mà còn là nhiệm vụ nặng nề của các nhà quản lý công tác đào tạo.

¾ Ngày nay có nhiều phương pháp dạy – học tiếng Anh hiệu quả, nhưng để áp dụng những phương pháp này vào hoạt động dạy và học, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đáp ứng đủ điều kiện để đổi mới phương pháp dạy – học tiếng Anh như đã trình bày ở trên .

¾ Có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhau để đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh . Những hoạt động này rất đa dạng và phong phú .

Để hoạt động dạy – học tiếng Anh ở trường có hiệu quả, phương pháp dạy – học truyền thống nặng về thuyết trình, với phương tiện giảng dạy chủ yếu là bảng đen và phấn trắng cần phải được thay thế bằng phương pháp giảng dạy hiện đại lấy người học làm trung tâm, hoạt động của người học được ưu tiên khuyến khích để phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực của người học. Để những bài

giảng được sinh động và gây hứng thú cho người học, người thầy cần tạo mọi điều kiện để cho người học có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, tạo thói quen và kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ họ đang học .

Giảng viên cần đa dạng hoá các loại bài tập thực hành tiếng như cho sinh viên học tiếng Anh qua con đường đọc chuyên, xem phim, kể chuyện bằng tiếng Anh, đọc tài liệu tiếng Anh để sinh viên phát huy được tính tích cực của họ trong học tập. Giảng viên cần lên kế hoạch cụ thể để kiểm tra việc học của sinh viên ở trong và ngoài lớp. Giảng viên nên chia sinh viên thành nhóm và kết hợp với nhóm trưởng để tiến hành công việc này. Các nhà quản lý của Trường cần thường xuyên đối thoại với sinh viên để kịp thời cùng họ giải quyết những khó khăn , vướng mắc trong việc học tiếng Anh .

Có đến 73% sinh viên và 100% giảng viên nói sinh viên ít khi giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể và còn gần 16% sinh viên nói không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh, cũng còn gần 70% sinh viên nói chưa tích cực đọc thêm sách báo tham khảo bằng tiếng Anh .

Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, việc dạy và học không chỉ bó gọn trong lớp học mà còn phải được tiến hành ngoài lớp học . Hoạt động này nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập. Vì vậy để hoạt động ngoài lớp học có hiệu quả cao , Trường cần chú ý tới những điểm sau :

¾ Tăng cường sách báo tiếng Anh có nội dung phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Trường và tìm mọi cách để tuyên truyền sách báo tiếng Anh đến sinh viên để họ có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn.

¾ Tổ chức các kỳ thi Olympic tiếng Anh đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên để thúc đẩy và động viên họ trong học tập.

¾ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, giao lưu khoa học và tư liệu khoa học bằng tiếng Anh trong sinh viên .

¾ Đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh

Câu lạc bộ tiếng Anh là một trong những nơi lý tưởng để người học thực hành tiếng. Bởi vậy, Câu lạc bộ tiếng Anh Trường Đại Học Ngân Hàng do Đoàn Thanh niên tổ chức cầân chú ý vào các nhóm đối tượng có trình độ khác nhau (trình độ A, B hoặc C) để chuẩn bị nội dung và chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng chứ không phải chỉ cho một nhóm đối tượng có cùng trình độ tiếng Anh khá như hiện nay. Để câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động có hiệu quả hơn, Đoàn Thanh niên cần cử đoàn viên là giảng viên có trình độ chuyên môn kết hợp với ban chủ nhiệm câu lạc bộ tham gia tổ chức và quản lý câu lạc bộ này. Nếu để cho sinh viên tự điều hành câu lạc bộ như hiện nay thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn và hoạt động của câu lạc bộ sẽ ít hiệu quả.

¾ Tổ chức hội thảo để sinh viên trao đổi với nhau về phương pháp học tập tiếng Anh, tuyên truyền để họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay và tạo cho họ niềm say mê, hứng thú trong học tập.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)