- Đảm bảo tính giao tiếp
16 4,00 00 Số liệu của bảng 2.7 cho ta thấy có đến 91% sinh viên và 100% giảng viên
3.2.1. Về công tác quản lý tổ chức quá trình dạy –học
• Đảm bảo tính khoa học của kế hoạch dạy –học
- Hiện nay Trường Đại học Ngân hàng đang xếp lịch cho sinh viên học hết toàn bộ số tiết của môn học tiếng Anh ( 240 tiết ) vào 3 học kỳ liên tục rồi bỏ trống
môn học này trong các học kỳ còn lại của khoá học . Do đặc thù của môn học, làm như vậy sẽ giảm hiệu quả học tập và giảng dạy . Sinh viên vẫn phải được tiếp xúc với ngôn ngữ mình học một cách thường xuyên liên tục để nắm được những vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo về tiếng để có thể sử dụng ngôn ngữ họ đang học . Nếu không được tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên và liên tục, các kỹ năng giao tiếp của họ không trở thành kỹ xảo được .
Vì thời gian dành cho môn tiếng Anh chỉ có 240 tiết, nên số tiết học này cần tập trung vào dạy tiếng Anh chuyên ngành và kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành phải được bắt đầu từ phần cơ bản đến nâng cao .
Để việc học tiếng Anh chuyên ngành có hiệu quả, sinh viên cần phải nắm vững kiến thức về chuyên ngành . Vì vậy, môn tiếng Anh chuyên ngành nên được học khi sinh viên đã có kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng. Việc nhà trường xếp lịch học môn tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành quá lâu như hiện nay là không khoa học, không đảm bảo tính logic của chương trình đào tạo. Điều này đã cản trở và gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động dạy và học tiếng Anh ở trường. Trong thực tế, có những lúc sinh viên trải qua nhiều khó khăn mới hiểu được một số ngữ vựng có tính chuyên ngành. Nếu sinh viên được học những môn chuyên ngành trước tiếng Anh chuyên ngành thì các môn chuyên ngành sẽ là nền tảng của tiếng Anh chuyên ngành. Khi sinh viên đã có kiến thức chuyên ngành thì việc học tiếng Anh chuyên ngành sẽ rất thuận tiện. Lúc này thầy và trò có thể tập trung vào việc rèn luyện ngôn ngữ. Trên lớp học, giảng viên và sinh viên không phải đầu tư nhiều thời gian vào việc tìm hiểu những nét nghĩa về chuyên ngành tài chính ngân hàng của bài học vì sinh viên đã hiểu rõ những vấn đề này. Tuy
nhiên có một vấn đề đòi hỏi ở người thầy là ngoài kiến thức tiếng Anh, người thầy phải có kiến thức về chuyên ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.
- Để hoạt động dạy và học tiếng Anh chuyên ngành được tiến hành tốt, trường Đại Học Ngân Hàng cần có kế hoạch dạy –học hợp lý để tiếng Anh chuyên ngành được học sau một số môn chuyên ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành để đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy.
• Đảm bảo thời lượng dạy –học môn học tiếng Anh
Thời gian là một điều kiện vật chất đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Do đặc thù của môn học, để nắm được một ngôn ngữ, người học phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với các môn học khác. Để đạt được mục tiêu đào tạo đối với môn tiếng Anh cho học sinh ở bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản, cơ bản và phổ thông ở 4 lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết, bộ Giáo dục và Đào tạo đã đầu tư khoảng 700 tiết học trong 7 năm học ( từ lớp 6 đến lớp 12 ) thường xuyên và liên tục . Và cũng để có được một chứng chỉ tiếng Anh trình độ A hoặc B, người ta phải học 450 – 500 tiết học tại các trung tâm ngoại ngữ. Thế mà thời lượng cho môn tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng chỉ là 240 tiết, trong đó 150 tiết cho phần tiếng Anh tổng quát còn 90 tiết là cho phần tiếng Anh chuyên ngành tài chính – ngân hàng.
Với thời lượng quá ít như vậy, đặc biệt là số tiết dành cho phần tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng (90 tiết), chúng ta không thể đạt được mục tiêu của môn học là cung cấp kiến thức tốt ở trình độ từ cơ bản đến nâng cao về
tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng cho sinh viên để họ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này vào việc học tập ở Trường và trong công việc của họ ở tương lai ở 4 lĩnh vực nghe –nói –đọc –viết.
¾ Để đảm bảo nội dung chương trình của môn học tiếng Anh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng thời lượng cho môn học này để đảm bảo khối lượng kiến thức của chương trình nhằm đạt mục tiêu môn học . ¾ Nhà trường cần kết hợp hoạt động dạy –học tiếng Anh trong chương trình
chính khoá với hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ của Trường để những hoạt động này hỗ trợ được cho nhau . Cụ thể là : Quy định chuẩn về trình độ tiếng Anh cho sinh viên khi bắt đầu học môn này trong chương trình chính khoá, kiểm tra trình độ tiếng Anh của sinh viên mới vào trường để yêu cầu những sinh viên chưa đạt chuẩn tìm mọi cách đạt trình độ chuẩn trước khi học tiếng Anh chương trình chính khoá và Trường cần có biện pháp để Trung tâm Ngoại ngữ có thể hỗ trợ những sinh viên này .
Như vậy, thời lượng học tập môn tiếng Anh sẽ được tăng lên và toàn bộ sinh viên của trường sẽ được học tiếng Anh thường xuyên trong suốt khoá học và hoạt động dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao .
• Đảm bảo tính hợp lyù về số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh
Tính trung bình, một lớp học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có số lượng hơn 70 sinh viên và không ít lớp có số lượng là 100 và hơn 100 sinh viên .Với số lượng sinh viên nhiều như vậy trong một lớp học tiếng Anh, hoạt động dạy và học tiếng Anh đã gặp rất nhiều cản trở . Việc sử dụng phương pháp dạy – học tiếng Anh lấy người học làm trung tâm là không thể thực hiện được . Giảng viên không thể luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ , đặc
biệt là kỹ năng nghe và nói cho sinh viên . Hoạt động kiểm tra và đánh giá cũng mất chính xác và dẫn đến mất công bằng … Ở một số nước có điều kiện về kinh tế, một lớp học ngoại ngữ chỉ có dưới 10 người học. Với điều kiện của chúng ta, nhà trường chỉ nên bố trí tối đa 30 sinh viên trong một lớp học tiếng Anh .
• Đảm bảo tính đồng đều về trình độ của sinh viên trong một lớp học tiếng Anh
¾ Làm thế nào để hoạt động dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả khi một lớp học đã đông sinh viên mà lại có đến 26,95% sinh viên có học lực yếu và kém ( Kết quả kiểm tra trình độ đầu vào của sinh viên). Đây là vấn đề của khâu tổ chức quá trình dạy –học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của Trường. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý của Trường Đại học Ngân hàng phải tổ chức quá trình dạy và học tiếng Anh thực sự khoa học, thực sự phù hợp với những quy luật khách quan của quá trình hình thành kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài vì nhân tố tổ chức, quản lý có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của quá trình dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường . Chính vì thế, tính đồng đều về trình độ tiếng Anh của sinh viên phải được chú ý khi xếp lớp để đảm bảo cho những sinh viên có cùng trình độ được học với nhau. Có như vậy, chúng ta mới tạo được hứng thú cho người dạy và học và việc đổi mới phương pháp dạy và học mới có thể thực hiện được .
¾ Để đảm bảo tính đồng đều về trình độ của sinh viên trong một lớp học tiếng Anh, nhà trương cần cho thi kiểm tra trình độ đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới vào trường và xếp lớp học tiếng Anh theo trình độ của sinh viên để tạo hứng thú học tập cho sinh viên và loại trừ những cản trở không đáng có trong hoạt động dạy – học tiếng Anh .
¾ Nhằm tạo điều kiện cho những sinh viên chưa đạt chuẩn về trình độ tiếng