- Đảm bảo tính giao tiếp
16 4,00 00 Số liệu của bảng 2.7 cho ta thấy có đến 91% sinh viên và 100% giảng viên
3.6. Nâng cao trình độ của giảng viên
Trong hoạt động dạy – học, người thầy có vai trò vô cùng quan trọng. Thầy chính là người dẫn dắt người trò đi đến chân trời của khoa học. Nếu thầy dẫn dắt tốt thì trò sẽ nhanh chóng tiếp thu được tri thức. Đội ngũ giảng viên của một trường đại học chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Để dạy tiếng Anh chuyên ngành tài chính – ngân hàng, giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh không những phải có kiến thức về tiếng Anh tổng quát mà còn phải có kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành. Để đảm bảo chất lượng dạy-học, giảng viên tiếng Anh của Trường đã phải nỗ lực tự học để nắm được kiến thức tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng vì họ không được đào tạo về lĩnh vực này. Tất cả giảng viên tiếng Anh của Trường đều được sinh viên đánh giá là nhiệt tình, tận tâm và có trách nhiệm trong giảng dạy. 100% giảng viên đã sử dụng kết hợp những phương pháp dạy ngoại ngữ ưu việt trong hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, còn nhiều sinh
viên đánh giá giảng viên tiếng Anh giảng dạy bình thường và một số ít sinh viên (9.75%) đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh ở Trường là chưa hiệu quả. Tất nhiên, không thể nói hạn chế này của hoạt động giảng dạy là hoàn toàn do yếu tố người thầy. Những yếu tố khác như kế hoạch day – học chưa hợp lý, thời lượng dành cho môn học còn quá ít, lớp học tiếng Anh quá đông sinh viên và trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học không đồng đều… cùng chính là nguyên nhân dẫn đến đánh giá nêu ở trên. Tuy nhiên, không thể loại trừ yếu tố người thầy. Trong những năm qua, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh chưa đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên tiếng Anh, đặc biệt là đầu tư để đội ngũ giảng viên tiếng Anh của Trường tiếp cận được với tiếng Anh chuyên ngành tài chínnh ngân hàng. Đây chính là một yếu tố không nhỏ làm hạn chế năng lực của người thầy.
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giảng viên tiếng Anh để đảm bảo chất lượng đào tạo và học tập môn học tiếng Anh . Đội ngũ giảng viên tiếng Anh cần được học tập để nâng cao trình độ và họ cần phải được giao lưu với giảng viên người bản ngữ. Việc đội ngũ giảng viên tiếng Anh của Trường cần phải tham gia những khóa học, đi tham quan và thực hành tiếng ở nước ngoài là một điều cần thiết và cấp bách. Nhà trường cần tìm kiếm nguồn đầu tư ở trong nước cũng như ngoài nước, quan hệ quốc tế trực tiếp nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ giảng viên
KẾT LUẬN
1. Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng đối với người cán bộ ngân hàng trong thời kỳ đổi mới của đất nước . Đa số sinh viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đều thấy rõ tiếng Anh có tầm quan trọng như thế nào
đối với nghề nghiệp của họ trong tương lai . Nhưng kết quả học tập môn tiếng Anh của họ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường phổ biến vai trò của tiếng Anh để tiếng Anh có thể trở thành một công cụ đắc lực cho sinh viên của Trường trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong nghề nghiệp của họ ở tương lai .
2. Trong những năm gần đây, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư nhiều thời gian, công sức vào việc soạn thảo, chỉnh đổi và cải tiến nội dung chương trình và kế hoạch dạy – học. Riêng đối với môn học tiếng Anh, để tạo điều kiện cho sinh viên học tốt tiếng Anh chuyên ngành, nhà trường cần chú ý bố trí cho sinh viên không học môn này ở 2 học kỳ đầu để sinh viên có thể bổ sung, nâng cao kiến thức tiếng Anh tổng quát trước khi vào học chương trình tiếng Anh ở trường vì số tiết hiện nay giành cho môn tiếng Anh là quá ít ( chỉ có 250 tiết, trong đó theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo thì 150 tiết dành cho tiếng Anh tổng quát ). Hiện nay, môn tiếng Anh chuyên ngành vẫn bị học trước các môn chuyên ngành. Điều này đã gây khó khăn và cản trở không ít đến quá trình dạy – học. Nhà trường cần bố trí cho cho môn tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành được học sau một số môn chuyên ngành để sinh viên có kiến thức về chuyên ngành khi học tiếng Anh chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn học này.
3. Thời lượng mà Bộ Giáo ducï –Đào tạo và Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh dành cho môn học tiếng Anh là quá ít để hoàn thành nội dung của chương trình học ( Bộ Giáo dục –Đào tạo quy định số tiết tiếng Anh tổng quát cho sinh viên ở các trường đại học là 150 tiết ; Trường Đại học Ngân hàng bố trí cho môn tiếng Anh chuyên ngành tài chính – ngân hàng là 90 tiết . Như vậy, tổng số tiết tiếng Anh của toàn khoá học cho sinh viên của Trường
là 240 tiết .) . Vì vậy, chỉ khi số tiết của môn học tiếng Anh được tăng lên, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của môn học .
4. Hiện nay, số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là quá đông –Tính trung bình, một lớp có khoảng 70 sinh viên và không ít lớp có số lượng 100 và hơn 100 sinh viên . Điều này rất cản trở quá trình dạy – học và không thể đổi mới phương pháp dạy – học. Với điều kiện ở nước ta, một lớp học tiếng Anh chỉ nên có số lượng tối đa là 30 sinh viên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học tiếng Anh .
5. Trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học không đồng đều . Theo kết quả kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới vào trường 26,95% sinh viên có học lực yếu, kém; 10,94% sinh viên có học lực loại xuất sắc và giỏi, số còn lại có học lực khá và trung bình. Điều này rất cản trở hoạt động dạy – học. Nếu giảng viên giảng theo trình độ của nhóm sinh viên có học lực yếu và kém thì nhóm còn lại thấy bài giảng nhàm chán, còn giảng theo trình độ của nhóm có học lực trung bình trở lên thì nhóm kia sẽ không tiếp thu được bài giảng. Điều này sẽ dẫn đến việc bi quan, chán nản của nhóm sinh viên có trình độ đầu vào tiếng Anh loại yếu kém. Những điều vừa nêu ở trên đã cản trở và làm mất hứng thú của giảng viên và sinh viên trong dạy – học và làm giảm đi hiệu quả dạy – học. Trường cần kiểm tra trình độ đầu vào môn học tiếng Anh của sinh viên và xếp cho những sinh viên có cùng trình độ học cùng một lớp để giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy – học tiếng Anh.
6. Một trong những điều kiện cần để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy – học. Đây là yếu tố quan trọng
để đánh giá một cơ sở đào tạo . Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy –học, đặc biệt đã xây dựng mới 39 phòng học ở Cơ sở 2 tại Thủ Đức . Tuy nhiên , nhiều phòng học ở Cơ sở 1 tại 36 Tôn Thất Đạm Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh còn chưa đủ chuẩn, phương tiện và trang thiết bị dạy –học hiện nay của nhà trường chưa đủ, lạc hậu và không thật hữu dụng, chưa đáp được yêu cầụ đào tạo ở bậc cao đẳng , đại học và sau đại học . So với nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác thì cơ sở vật chất của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cò quá nghèo nàn, điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng và kết quả đào tạo . Vì vậy, Trường cần gấp rút đầu tư xậy dựng các phòng học tiếng Anh đủ chuẩn, hiện đại hoá thư viện, phòng thực hành tiếng với phương tiện trang thiết bị hiện đại.
7. Phương pháp kiểm tra đánh giá một lần tập trung vào cuối mỗi kỳ học hiện nay Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng còn nhiều hạn chế, bất cập và thiếu chính xác. Mặc dù một phần nhỏ bài thi được thiết kế để đánh giá kỹ năng nghe hiểu của sinh viên nhưng hình thức thi vẫn nặng về thi viết.
Đổi mới phương pháp đánh giá không phải chỉ ở phương pháp và hình thức đánh giá mà còn ở việc quản lý, tổ chức thi, ví dụ như việc bố trí phòng thi, số lượng sinh viên trong một phòng thi, tư cách thi của người dự thi, việc thực hiện quy chế ra đề thi, coi và chấm thi. Việc này còn nhiều hạn chế như phòng thi nhỏ và quá đông sinh viên, cán bộ coi thi có lúc còn thiếu, việc kiểm tra tư cách thi của sinh viên còn chưa nghiêm .
Nói chung, việc kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên chưa được tiến hành đồng bộ với hoạt động giảng dạy và chưa thực sự là thước đo kết quả hoạt động dạy và học. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, hình thức thi và quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá cần được gấp rút thực hiện. Phương pháp đánh giá liên tục cần được áp dụng, và hình thức thi nghe, nói, đọc, viết để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên cần được áp dụng. Đặc biệt khâu quản lý tổ chức, kiểm tra, đánh giá cần phải được cải tiến kịp thời để kiểm tra, đánh giá thực sự là thước đo kết quả hoạt động dạy và học .
8. Giảng viên tiếng Anh của trường đã có nhiều cố gắng đảm bảo chất lượng dạy – học. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động dạy – học còn hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau trong đó có yếu tố được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn.
Việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong một trường đại học là không thể thiếu được. Nhà trường cần tổ chức cho giảng viên tiếng Anh đi thực tế và học tập ở trong và ngoài nước để họ kịp thời nắm bắt được những thông tin hiện đại về khoa học .
9. Trong thời gian gần đây, hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy đang được đẩy mạnh và ưu tiên trong nhà trường . Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ giữa giảng viên và sinh viên và nhà trường . Đổi mới phương pháp dạy – học sẽ không mang hiệu quả nếu không có sự kết hợp của người dạy và các nhà quản lý .
10. Đa số sinh viên và giảng viên tiếng Anh cho rằng chương trình và giáo trình môn học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng chỉ là khá phù hợp. Vì chương trình và giáo trình là xương sống của giáo dục đại học nên việc chuẩn hoá
chương trình và giáo trình môn học tiếng Anh phải được thực hiện một cách khoa học .
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm có uy tín chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam và các định chế tài chính khác ở các tỉnh phiá Nam và cả nước. Sự phát triển và hoà nhập của hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào hê thống ngân hàng thế giới có sự đóng góp không nhỏ của Trường .
KIẾN NGHỊ