Quản lý việc thực hiện các phương pháp dạy học môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG (Trang 25 - 28)

Phương pháp dạy học là quá trình trong đó giảng viên tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên, hướng dẫn người học tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua việc dự đoán, đưa giả thiết, tham gia tranh luận và giải quyết các tình huống có vấn đề cũng như tạo cơ hội để sinh viên tích cực tham gia hoạt động thực hành giao tiếp thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và trong nhóm. Để có được phương pháp dạy tiếng Anh tốt, giảng viên cần được đào tạo

cơ bản, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có khả năng kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên.

Có nhiều phương pháp dạy-học ngoại ngữ khác nhau, sau đây là những phươg pháp hiện đang phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam

™ Phương pháp ngữ pháp – phiên dịch

Đây là một trong những phương pháp dạy – học ngoại ngữ ra đời sớm nhất thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng về chính trị, lãnh thổ, tôn giáo của các nhà nước Hi Lạp, La Mã, đạo Cơ đốc, ...thời cổ đại ở châu Âu.

Mục đích cơ bản của việc dạy-học ngoại ngữ cũng như tiếng Anh theo định hướng phương pháp ngữ pháp-phiên dịch là giúp người học nhanh chóng và có hiệu quả tiếp xúc với các văn bản được đặt lên hàng đầu và là tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc dạy-học. Các kĩ năng nghe, nói bằng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày là yêu cầu thứ yếu và là hệ quả tự nhiên của quá trình đọc-dịch hiểu văn bản. Nội dung chủ yếu của quá trình dạy-học theo phương pháp này là giới thiệu một cách có hệ thống toàn bộ ngữ pháp của tiếng nước ngoài gắn liền với việc đưa vào những thí dụ minh họa cho các hiện tượng ngữ pháp mới, giới thiệu theo từng giờ học và thường kết thúc bằng những bài tập đọc phục vụ cho yêu cầu rèn luyện nhằm nắm vững các kiến thức ngôn ngữ cần thiết. Sau khi đi qua hết một vòng ngữ pháp cơ bản, phương pháp dạy –học sẽ tập trung phân tích từ pháp, cú pháp, từ vựng của những bài học trích dẫn được lược giản hoặc được giữ nguyên bản để đạt được yêu cầu dịch đúng, hiểu đúng nội dung của bài khóa. Hệ thống bài tập thực hành tập trung phục vụ cho việc rèn luyện, nắm vững những qui tắc ngữ pháp, tiến tới vận dụng thành thạo chúng để

giải quyết các nhiệm vụ đọc dịch đúng văn bản ngoại ngữ và diễn đạt được nội dung, cần thiết sang tiếng nước ngoài, chủ yếu dưới dạng viết dịch.

Phương pháp ngữ pháp-phiên dịch hiện nay tuy đã không còn thịnh hành nữa, nhưng nó vẫn có sức sống và tỏ ra khá có hiệu quả đối với những người lớn tuổi học ngoại ngữ cốt đạt được mục đích đọc hiểu nắm bắt thông tin qua sách báo nước ngoài.

™ Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp)

Mục đích của phương pháp này đối lập lại các phương pháp truyền thống, lấy tiếng nói sinh động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày làm đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu (nên người ta thường gọi là học sinh ngữ) chứ không phải các văn bản viết như trước nữa. Để đảm bảo thực hiện triệt để mục đích, yêu cầu nêu trên, người ta đề ra một số luận điểm có tính nguyên tắc như :

- Bắt chước trực tiếp tiếng nói tự nhiên của người nước ngoài.

- Loại trừ tiếng mẹ đẻ ra khỏi quá trình dạy học, tuyệt đối cấm phiên dịch trong giờ học.

- Tạo tình huống học tập bằng các đồ dùng và thao tác trực quan để giải thích ý nghĩa của từ ngữ và nội dung câu nối.

- Tăng cường luyện tập thực hành (bắt chước máy móc), tránh giải thích lí thuyết ngôn ngữ dài dòng.

Phương pháp này thực sự đã làm đổi mới cách dạy, học ngoại ngữ và mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực so với phương pháp ngữ pháp – phiên dịch và tữ ngữ – phiên dịch, do đó nó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi tại nhiều nước ở

châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên dần dần phương pháp trực tiếp cũng bộc lộ những nhược điểm rất lớn cả trên cơ sở lí thuyết (ngôn ngữ học, tâm lí học, xã hội học), lẫn kết quả thực tiễn, mà về sau các nhà giáo học pháp một mặt vẫn thừa kế những điểm mạnh, mặt khác từng bước khắc phục những điểm yếu cơ bản để đưa ngoại ngữ vào nhà trường có chất lượng cao hơn. Từ đó xuất hiện những trường phái giáo học pháp ngoại ngữ tự nhiên (trực tiếp) như phương pháp nghe – nói, phương pháp nghe – nhìn, ... .

™ Phương pháp nghe – nói

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nghe nói là

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)