Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam" pptx (Trang 61 - 64)

- Nhanh chóng có những văn bản có tính chất pháp lý, những hướng dẫn cụ thể, thiết thực sát với thực tế về các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, đặc biệt là ra đời sớm “quy định chung về GAP trong sản xuất rau an toàn ở Việt Nam (Việt GAP)”.

- Cần có cơ chế phù hợp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn các cấp, kể cả cấp cơ sở, nhằm giúp cho nông dân chủ động trong việc đầu tư sản xuất.

- Cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu (hỗ trợ nhà lưới, hệ thống điện, hệ thống tưới…) một cách cơ bản nhằm giúp cho nông dân giảm bớt một phần khó khăn. Cần có các công tác đào tạo, tập huấn các quy trình sản xuất rau an toàn cho người dân. Cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để phục vụ sản xuất rau an toàn.

- Cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ các chương trình sản xuất, ứng dụng những sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào việc phòng trừ bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

- Cần có những giải pháp thiết thực nhằm liên kết giữa nhà kinh doanh với nông dân ngày càng chặt chẽ và bền vững. Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn. Bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính chất tự phát và đầu ra thường không ổn định. Đối với các doanh nghiệp thì tiền thuê cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lớn…khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường. Cần có các chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh rau an toàn. Các doanh nghiệp hiện nay còn lo sợ đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.

- Đồng thời cũng cần có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn cho sản xuất rau an toàn. Huy động nguồn vốn tự có của người dân để phát triển sản xuất rau an toàn, hỗ trợ vốn cho hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật, tài liệu, tham quan, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Có chính sách vay vốn, lãi xuất ưu đãi đối với người sản xuất rau an toàn tùy theo nhu cầu vay vốn: Cho vay ngắn hạn để mua vật tư, chi phí trồng rau an toàn như hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất…; Cho vay trung hạn chi phí để mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồng ruộng để gieo trồng rau an toàn, đầu tư vào làm nhà lưới, máy bơm nước, hệ thống tưới tiêu; cho

vay dài hạn đối với hộ còn khó khăn để phát triển sản xuất… Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức để tạo vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn.

3.2.1.3.Về kiểm tra chất lượng rau an toàn

Hiện nay quản lý và kiểm tra chất lượng rau an toàn ở Việt Nam còn rất lỏng lẻo, làm cho người tiêu dùng không an tâm về chất lượng rau an toàn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn hiện nay cần quan tâm hơn nữa về vấn đề quản lý và kiểm tra chất lượng.

Giải pháp sản xuất rau an toàn theo hướng GAP (Good Agricultural Practices) đang từng bước được phổ biến hiện nay và cần được áp dụng rộng rãi hơn nữa để đảm bảo rau an toàn và chất lượng cao.

Cần thống nhất phương pháp nhanh kiểm tra chất lượng rau an toàn để mọi thành phần đều áp dụng được, tự kiểm tra, giám sát…Cần học hỏi kinh nghiệm kiểm tra chất lượng rau an toàn ở các nước để có thể tiến hành kiểm tra chất lượng rau an toàn đơn giản và ít tốn kém hơn.

Các cấp chính quyền, đoàn thể cần có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ về rau an toàn và có hệ thống kiểm tra chất lượng đồng bộ để người tiêu dùng an tâm về chất lượng rau an toàn cũng như tạo thuận lợi cho những người sản xuất rau an toàn tạo dựng được uy tín cho mình.

Cần có sự kiểm tra chất lượng rau an toàn thường xuyên, kịp thời để phát hiện các trường hợp rau không đảm bảo chất lượng. Đồng thời cần có sự quản lý đồng bộ để tránh tình trạng lẫn lộn giữa rau an toàn và rau thường gây mất niềm tin đối với người tiêu dùng.

Có sự xác nhận cụ thể đối với từng chủng loại rau đảm bảo an toàn để giữ uy tín cho người sản xuất, là cơ sở để người sản xuất an tâm tham gia phát triển sản xuất rau an toàn.

3.2.1.3. Về giải pháp kỹ thuật

- Hoàn thiện quy trình sản xuất an toàn cho từng loại rau một cách cụ thể. - Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao đến nông dân một cách rộng khắp (kể cả tập huấn phổ cập hay đào tạo theo suốt chu kỳ sống của từng loại rau),

đặc biệt là huấn luyện kỹ cho nông dân trong việc bảo quản, sử dụng các sản phẩm nông dược theo nguyên tắc 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian, hướng tới sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ…

- Xây dựng, hướng dẫn và phát triển nhân rộng vùng chuyên canh rau an toàn, ít hay không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhằm tăng chất lượng sản phẩm, chống suy thoái môi trường.

- Tăng cường khuyến khích người nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng trọt mới, mở rộng việc áp dụng chương trình IPM trên rau, quản lý thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất rau.

- Tăng cường lịch giám sát đồng ruộng theo định kỹ, thường xuyên thu thập mẫu, phân tích nhanh, kiểm tra kết quả nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời trong sản xuất.

- Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân các công đoạn từ thu hoạch, thu mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến khâu tiêu thụ theo đúng yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam" pptx (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)