0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Việt Nam ASEAN Thế giới Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản Nước
Kg
Nguồn:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản lượng rau/đầu người của Việt Nam là 116Kg/đầu người, ở mức khá cao, chỉ sau Trung Quốc với 180kg/đầu người, điều đó cho thấy nước ta có tiềm năng lớn trong sản xuất rau. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2006, năng suất rau bình quân đạt 149,9 tạ/ha, tăng 2,71%, bằng 86% so với năng suất trung bình toàn thế giới. Năng suất trung bình của nước ta tương đối cao, và Việt Nam có tiềm năng phát triển sản xuất rau cũng như xuất khẩu rau sang các nước khác trên thế giới. Thị trường tiêu thụ rau trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng, để chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước cũng như Quốc tế, nước ta phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề sản xuất rau an toàn.
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam
Biểu 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam
Nghìn USD
Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch rau Tỷ trọng rau/rau hoa quả (%)
2000 231.126 128.420 60,00 2001 329.972 201.283 61,00 2002 218.521 142.038 65,00 2003 182.554 105.881 58,00 2004 186.778 115.320 62,00 2005 198.625 133.213 67,00 2006 224.378 138.963 62,00 2007 300.000 201.886 67,30 Nguồn: Tổng cục thống kê
Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển.
Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu là ở Liên Xô cũ và thị trường các nước XHCN (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu). Thị trường này nhỏ bé và không phát triển. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ đạt con số 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị gần 330 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 1,2 lần năm 2000, chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm đáng kể, năm 2002 giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt hơn 200 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 182 triệu USD, giảm so với năm 2002. Đến năm 2004 là 186,778 triệu USD, tăng so với năm 2003 nhưng so với năm 2002 vẫn giảm mạnh. Điều dó là thực trạng đáng lo ngại cho vấn đề xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Cho đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đã có xu hướng tăng lên, đạt 300 triệu USD, trong đó tỷ trọng rau/ rau hoa quả đạt 67,3%. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, tuy nhiên cần có sự quan tâm hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (nghìn USD)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
0 50 100 150 200 250 300 350 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Các nước nhập khẩu chính hoa quả của Việt Nam
Các nước nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam trong những năm qua là:
- Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều
tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam, chiếm trên 50% về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng.
- Các nước khác trong khu vực: Đài Loan và Hàn Quốc cũng là thị trường
xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
- Nhật Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy
tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa… Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có năng lực sản xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam, chiếm 5-10% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tuy vậy, lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản.
- Thị trường EU: Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, Việt Nam
chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu các loại rau quả đóng hộp, nước quả. Các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực này là Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh và Thuỵ Sĩ. Trong những năm gần đây, các nước châu Âu có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới.
- Thị trường Bắc Mỹ: Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả của Việt
Nam sang thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD năm 2003, chiếm 10% tổng kim ngạch. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp
định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể.
- Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính
sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau quả từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh.
Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004 Năm 2000 Năm 2004 Nguồn: AIE Đài Loan 9.8 Hàn Quốc 6.4 Nhật Bản 5.5 Nga 2.2Mỹ 1.0 Các nước khác 8.6 Trung Quốc 56.5 Trung Quốc 16.3 Đài Loan 12.8 Mỹ 9.8 Các nước khác 25.4 Nhật Bản14.5 Campuchia 4.0 Nga 7.1 Neitherland 3.9 Đức 3.2 Hồng Kông 3.1