Cơ hội hiện nay mở ra cho rau an toàn hiện nay là Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, với các điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể xuất khẩu rau quả sang các nước khác trên thế giới. Gia nhập WTO là cơ hội để giảm thuế xuất khẩu rau, tăng khả năng cạnh tranh tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Sản xuất rau an toàn nói riêng cũng như rau, hoa, quả nói chung ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào thị trường thế giới. Việt Nam có ưu thế cơ bản là có nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới, thời tiết khá thuận lợi cho gieo trồng, chính vì vậy có thể gieo trồng quanh năm, với các chủng loại phong phú. Đặc biệt, các giống rau nhiệt đới sẽ càng có điều kiện để xuất khẩu sang các nước EU.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng. Thị trường rau an toàn trong nước ngày càng tăng nhanh do đời sống người dân càng ngày càng được nâng cao. Vấn đề sức khỏe dần được đưa lên làm vấn đề quan tâm hàng đầu. Nhìn chung, nhu cầu về rau an toàn càng ngày càng gia tăng, đặc biệt nếu rau an toàn đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng sử dụng rau an toàn. Dân số thế giới ngày càng gia tăng, nhu cầu về rau cũng theo đó mà gia tăng thêm. Đó là cơ hội lớn cho sản xuất rau an toàn phát triển. Sản xuất rau an toàn hiện nay ở Việt Nam phải có những giải pháp phát triển hợp lý để có thể nắm bắt được cơ hội này.
Trong những năm tới phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn đã được xác định trong “Quy hoạch phát triển rau quả đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể là:
- Tiếp tục chương trình phát triển rau quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất
chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây, rau có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, cần chú trọng đến thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật…
- Sản xuất rau phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ngay tại thi trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010 – 2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
Định hướng quy hoạch theo Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha; diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha, đến năm 2020 khoảng 750 ngàn ha; giữ quy mô diện tích hồ tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 50 ngàn ha); trong đó, đến năm 2010: diện tích rau sẽ là 700 ngàn ha; sản lượng: 14 triệu tấn. Trong đó: rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha.
Về kim ngạch xuất khẩu: Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó, đến năm 2010: Kim ngạch xuất khẩu rau (200 ngàn tấn): 155 triệu USD