Tiêu thụ rau an toàn

Một phần của tài liệu Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam" pptx (Trang 41 - 44)

Tại Hà Nội hiện nay có hệ thống tiêu thụ khoảng trên 120 cửa hàng, siêu thị thuộc các thành phần kinh tế, lượng rau an toàn tiêu thụ đạt 8 – 10 tấn/ngày (khoảng 3.500 tấn/năm) chiếm 10% tổng sản lượng. Kênh tiêu thụ chủ yếu là thông qua mô hình hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ tại các cửa hàng rau an toàn của hợp tác xã hay giao theo hợp đồng trực tiếp tới các cơ sở. Người sản xuất phải tự lo đầu ra cho sản phẩm, còn người tiêu dùng thì băn khoăn rằng liệu sản phẩm mua có thực sự là các sản phẩm an toàn hay không. Mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau tại Hà Nội hiện nay được biểu hiện qua sơ đồ sau:

Hinh Hình 2.7: Kênh phân phối rau an toàn tại Hà Nội

Người trồng rau(Hộ nông dân,HTX, trạm,trại) Người bán Cửa hàng, siêu thị Người tiêu dùng cá nhân (Hộ Gia đình) Người tiêu dùng tập thể (Nhà máy chế biến, khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tập thể…) 1.Qua chợ bán lẻ + Giao trực tiếp theo hợp đồng

2. Chợ bán buôn hoặc giao trực tiếp

3. Giao theo hợp đồng

Hệ thống phân phối và tiêu thụ ở khu vực miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng chủ yếu là theo kênh 1, kênh 2 và kênh 3. Rau an toàn qua phương thức phân phối tiêu thụ này chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau chứ chưa có sự kiểm chứng cụ thể. Do vậy có hiện tượng rau sạch rau thường lẫn lộn. Điều đó thể hiện sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền về sản xuất rau an toàn. Minh chứng cụ thể là những con số đáng giật mình về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Rau không đảm bảo chất lượng ngay cả trong các hệ thống bán rau an toàn, siêu thị, nhà hàng…

Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề bức thiết và phải được đặt lên hàng đầu, tuy vậy rau an toàn có thương hiệu hiện nay vẫn còn khá ít ỏi, chỉ có vài thương hiệu như Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ… chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn. Bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính tự phát và đầu ra thường không ổn định. Giữa các tỉnh cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Đối với các doanh nghiệp thì tiền thuê cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lớn… khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường, có khi chênh lệch giá rau an toàn với rau thường đến tận tay người tiêu dùng lên đến 67%, thấp nhất cũng khoảng 33%. Qua tham khảo giá trên thị trường hiện nay ta có thể thấy sự chênh lệch giá giữa các sản phẩm rau an toàn một cách rõ nét hơn:

Biểu 2.6: So sánh giá rau an toàn và rau thường tại Hà Nội

Nguồn: RIFAV (tháng 11/2007)

. Về phía người tiêu dùng, hiện nay có 2 thái độ khác nhau:Những người biết tình hình sản xuất rau không an toàn đang phổ biến tràn lan, lo lắng đến sức khảo thì mong muốn có nơi bán rau an toàn tin cậy để mua. Tuy nhiên thực tế sản xuất và quản lý không tốt (rau không nhãn mác, “treo đầu dê, bán thịt chó”…) đã không chiếm lòng tin được lòng tin của khách hàng nên số người tìm cách mua cho được rau an toàn không đông; Số khác, biết thông tin về rau không an toàn, cũng thấy “sợ” nhưng hàng ngày vẫn mua rau, vẫn ăn, không thấy việc gì vì vậy, việc tìm mua rau an toàn đối với họ không cần thiết. Rất tiếc, những người như thế này lại chiếm số đông. Đa số còn dửng dưng với rau an toàn bởi họ chưa thật sự nhận thấy và lo cho sức khỏe vì tác hại tiềm tàng của chất độc.

Người tiêu dùng quyết định lớn đến thành công trong việc phát triển rau an toàn. Dù hàng tốt nhưng không có người mua cũng thất bại. Mà để người tiêu dùng tha thiết, tìm đến với rau an toàn, thực tế là một việc rất khó. Phải làm sao để họ hiểu nhiều hơn về mối nguy hiểm tiềm tàng của rau không an toàn, làm sao để họ

Loại rau Rau an toàn (đ/kg)

Rau thường (đ/kg)

Chênh lệch (đ/kg)

Rau an toàn cao hơn rau thường(%) Cà chua 6000 4500 1.500 33% Cải bắp 5000 3500 1.500 43% Cải thảo 6000 4000 2.000 50% Rau muống 5000 3000 2.000 67% Đậu côve 7500 5000 2.500 50% Bí xanh 5000 3000 2.000 67% Cà tím 6000 4500 1.500 33% Dưa chuột 8000 6000 2.000 33% Mùi tầu 12000 10000 2.000 20% Cải ngọt 5000 3500 1.500 43%

hiểu và ủng hộ người sản xuất như ủng hộ người đang chăm lo sức khỏe của mình…

Trong khi đó giá bán lẻ các loại rau an toàn tại siêu thị và các cửa hàng bán rau an toàn khá cao, nhưng giá rau an toàn mua tận tay người dân vẫn còn thấp, mặc dù người dân phải đầu tư khá nhiều. Điều đó cho thấy lợi nhuận chủ yếu vào tay các siêu thị và bán buôn chứ không thuộc về người sản xuất, khiến người trồng rau cũng không mấy mặn mà với rau an toàn. Giá sản phẩm rau an toàn mua tận tay người dân không cao hơn rau thường là mấy, chỉ khoảng 10 -20% (giá bán tại nơi sản xuất) mà sản xuất lại gặp nhiều khó khăn nên không gây sức hấp dẫn đối với người sản xuất.

Thu nhập bình quân của người dân trồng rau an toàn thường chỉ khoảng 100 -150 triệu đồng/năm/hộ gia đình. Nhưng với thu nhập này nếu sản xuất rau an toàn phát triển sẽ giúp người dân cải thiện cuộc sống của mình, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời nếu Nhà nước có những chính sách khuyến khích hợp lý và người dân có ý thức đầu tư công nghệ mới vào sản xuất rau an toàn thì hiệu quả thu được sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam" pptx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)