Thu thập và xử lí thông tin

Một phần của tài liệu Tích cực hóa vốn từ cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 38 - 40)

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2Thu thập và xử lí thông tin

Thu thập thông tin là hoạt động điều tra, khảo sát, phỏng vấn,… của người

học để thu thập thông tin từ những người khác nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.

Xử lí thông tin là hoạt động của người học nhằm giải quyết một vấn đề

thực tế dựa trên những thông tin cho trước.

Ví dụ : Bài MRVT : Du lịch – Thám hiểm ( TV4, tập hai, tr.116 ) những

nội dung HS cần biết là :

 Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

 Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

 Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch  Địa điểm tham quan du lịch.

.v.v…

GV chia cả lớp thành các nhóm ( 3 – 6 người ), mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ cụ thể : nhóm A tìm hiểu về đồ dùng cần cho chuyến du lịch; nhóm B

34

tìm hiểu về phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông; nhóm C tìm hiểu về tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch; …

Các bước thực hiện như sau :

+ Bước 1 : GV cho các nhóm thảo luận để tìm ra các từ thuộc nội dung

nhiệm vụ mà từng nhóm được giao. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm.

+ Bước 2 : GV thành lập nhóm mới trên cơ sở các nhóm cũ – đây là bước

thu thập thông tin. Ở bước này GV tách HS ở các nhóm cũ để thành lập nhóm mới sao cho nhóm mới. Mỗi nhóm cũ tách ra lấy một em rồi gộp lại thành nhóm mới. Ví dụ, một thành viên ở nhóm A ghép với một thành viên ở nhóm B ghép với một thành viên ở nhóm C, một thành viên ở nhóm D. Như vậy, nhóm mới này có bốn thành viên các thành viên đã có trong mình những thông tin mà mình vừa thảo luận được ở nhóm cũ. Các em trong nhóm mới sẽ thu thập thông tin của nhau để có được toàn bộ vốn từ về du lịch.

+ Bước 3: từng nhóm HS lên trình bày, thay vì việc nêu ra các từ có trong

nội dung GV hướng dẫn HS xâu chuỗi các từ đó thành một văn bản hoàn chỉnh có nội dung là một chuyến du lịch cụ thể. Mỗi nhóm chọn cho mình một đề tài thực hiện đóng vai dựa trên kịch bản mà nhóm mình đã viết kèm theo tranh ảnh minh họa.. Ví dụ, trong một nhóm một bạn đóng vai là người đi du lịch, một bạn đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, … ở bước này tất cả thành viên trong nhóm đều được thực hiện hoạt động giao tiếp. Các em phải tự huy động vốn từ sẵn có của bản thân kết hợp với hệ thống từ mà các em có được nhờ thảo luận nhóm. ). Nội dung chuyến du lịch ( thám hiểm ) phải bao gồm: công việc chuẩn bị đồ cần thiết cho chuyến du lịch ( thám hiểm ), dự tính sẽ đi du lịch ( thám hiểm ) bằng phương tiện gì, đi tham quan ở những địa điểm nào,… Trong khi HS trên bảng

35

trình bày về chuyến du lịch ( thám hiểm ) của mình, cả lớp lắng nghe sau đó có thể đưa ra những câu hỏi để hỏi lại bạn vừa trình bày :

- Tại sao các bạn lại chọn đi du lịch bằng ô tô ?

- Khi chọn đồ dùng cho chuyến đi du lịch ( thám hiểm ) cần chú ý điều gì ? - Bạn cảm thấy thế nào sau chuyến du lịch ( thám hiểm ) đó ?

- Theo bạn, đức tính nào là quan trọng nhất của người tham gia đoàn thám hiểm ?

- Nếu gặp nguy hiểm, khó khăn trong khi đi thám hiểm bạn sẽ làm gì ? .v.v…

Các bạn trình bày về chuyến du lịch ( thám hiểm ) đó phải có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi mà các bạn dưới lớp nêu ra. Câu hỏi nào khó quá mà các em không trả lời được các em có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bạn trong lớp cũng như sự giúp đỡ của GV.

Nhóm nào có kịch bản hay , diễn xuất ấn tượng và trả lời được nhiều câu hỏi mà các bạn đưa ra thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa vốn từ cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 38 - 40)