Thuyết trình – tranh luận

Một phần của tài liệu Tích cực hóa vốn từ cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 43 - 51)

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5. Thuyết trình – tranh luận

Thuyết trình – tranh luận là hoạt động của người học nhằm chia sẻ ý kiến,

lí lẽ, niềm tin và thuyết phục nhau về một vấn đề và giải pháp cụ thể. So với đóng vai thì thuyết trình – tranh luận dễ tạo tình huống thật hơn, đặc biệt là trong trường hợp đề tài tranh luận gần gũi với đời sống của HS, lôi cuốn các em tham gia cuộc trao đổi một cách tự nhiên, thoải mái. Điều kiện cần có khi thuyết trình – tranh luận :

- Phải có hiểu biết về vấn đề cần thuyết trình – tranh luận. - Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình – tranh luận. - Phải biết cách nêu lí lẽ, dẫn chứng.

Khi thuyết trình – tranh luận để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại ; tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ không chịu nghe ý kiễn đúng của người khác. Trong giờ học GV có thể tổ chức cho HS đóng vai để thuyết trình – tranh luận về một vấn đề nào đó.

Quy trình tổ chức cho HS thuyết trình bài học : Các bước chuẩn bị :

* Bước 1 : GV hướng dẫn HS những công việc cần thiết để chuẩn bị cho

một bài thuyết trình. Công việc này phải trải qua ba giai đoạn :

- Giai đoạn 1 : Thu thập thông tin và xây dựng cấu trúc bài thuyết trình.

Xác định rõ ràng chủ đề chính của bài thuyết trình, tiến hành việc thu thập thông tin ( tìm kiếm tài liệu ), sắp xếp các thông tin có được.

39

Quá trình thu thập thông tin nhất thiết phải được tiến hành theo đúng cấu

trúc của một bài thuyết trình : (1) Mở bài : giới thiệu mục đích, lợi ích mà bài thuyết trình mang lại cho người nghe. (2) Thân bài : Để đọng lại trong tâm trí người nghe, phần thân bài chỉ nên từ hai đến sáu phần nhỏ. (3) Kết bài : Tóm tắt

lại nội dung đã trình bày, chốt lại các điểm chính mà người nghe cần nhớ.

- Giai đoạn 2 : GV hướng dẫn HS cách luyện tập, bằng cách rèn cho các

em : Tập nói trước gương ( để biết mình như thế nào khi lên thuyết trình ); tập cười ( để các em biết tự tin ); nói chậm và rõ ràng ( thuận lợi cho người nghe ); bảo đảm bài thuyết trình trong thời gian qui định; học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè trong lớp và các người dẫn chương trình trên truyền hình.

- Giai đoạn 3 : GV hướng dẫn HS thuyết trình một cách hiệu quả và ấn

tượng bằng cách vận dụng hiệu quả các phi ngôn từ trong thuyết trình. Dưới đây là những chỉ dẫn giúp HS có nhưng bí quyết để sử dụng các phi ngôn từ trong thuyết trình một cách hiệu quả : (1) Ánh mắt : Nhìn bao quát cả lớp với ánh mắt tươi vui. (2) Gương mặt : Hãy ngẩng cao đầu, cười thật tươi với gương mặt rạng rỡ. (3) Trang phục : chỉnh tề, gọn gàng. (4) Giọng nói : rõ ràng, có sức cuốn hút với âm lượng lên bổng xuống trầm. (5) Khoảng cách : phù hợp với cả lớp, chọn vị trí làm sao cho tất cả khán giả đều nhìn thấy. (6) Sự giao lưu : hay thể hiện sự gần gũi, chia sẻ cảm xúc với người nghe.

* Bước 2 : GV phân nhóm và cho các nhóm bốc thăm chủ đề bài học. Đầu

năm học Gv chia HS trong lớp thành nhiều nhóm, số lượng có thể từ bốn đến sáu HS. Đến tiết học, GV cho HS bốc thăm các chủ đề của bài học. Sau đó, theo trình tự bốc thăm, đến nội dung bài học nào thì đại diện của nhóm bốc thăm nội dung đó lên thuyết trình.

* Bước 3 : GV thiết kế và phát cho HS bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết

trình. Đây là một công việc vô cùng quan trọng. Nó như một sự định hướng trước nội dung của bài học để giúp HS nghiên cứu, chuân bị và thuyết trình bài Tiếng Việt một cách có trọng tâm.

40 Các bước lên lớp :

- Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )

- Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) : GV tổ chức kiểm tra bài cũ theo hướng cho

HS tự kiểm tra, đánh giá, hình thức kiểm tra phải phong phú đa dạng.

- GV dẫn dắt HS vào bài mới và mời HS đại diện nhóm bốc thăm nội dung

bài học sắp thuyết trình. ( 2 phút )

- HS nhận nội dung thuyết trình vừa bốc được, về chỗ và tiến hành thảo

luận nhanh, phân công người lên thuyết trình bài học ( thảo luận 5 phút ; thuyết trình 10– 15 phút ). Mỗi nhóm có thể có hai, ba HS luân phiên thuyết trình.

- Cả lớp trao đổi thảo luận và đưa ra những câu hỏi vấn đáp với người

thuyết trình (5 phút ). Câu hỏi nào bạn không trả lời được có thể nhờ các bạn

trong lớp bổ sung hoặc nhờ GV giải đáp.

- GV chốt lại nội dung chính của bài học.(5 phút ) - GV cùng cả lớp đánh giá tiết học.( 2 phút )

Ví dụ : Ở tuần 29 , Luyện từ và câu ( lớp 4) – bài Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị GV tổ chức cho HS tranh luận về mẩu chuyện ở phần nhận xét để đưa ra câu trả lời đúng cho câu hỏi : Thế nào là lịch sự khi yêu cầu đề nghị ? Hoặc GV tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung của mẩu chuyện. Mỗi

em một vai, thể hiện đúng vai theo tính cách của nhân vật. Đồng thời, GV đưa ra yêu cầu đối với HS dưới lớp: Các em hãy theo dõi và tranh luận với nhau xem thái độ và cách cư xử của mỗi nhân vật như thế nào? Nhân vật nào đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị ? Nhân vật nào chưa lịch sự khi yêu cầu đề nghị ? Em hãy đưa ra một yêu cầu thể hiện phép lịch sự khi giao tiếp. Lần lượt mỗi HS đưa ra một yêu cầu, đề nghị (hoặc 2 HS thực hiện một cuộc đối thoại với nhau ) thể hiện

phép lịch sự khi tham gia giao tiếp.

GV cũng có thể tìm thêm những vấn đề khác được HS quan tâm để giúp các em phát triển kĩ năng quan sát, phân tích,lập luận, trình bày.

41

- Đức tính nào là quan trọng nhất với bạn nam ? - Đức tính nào quan trọng nhất đối với bạn nữ ? - Bạn nữ có nên chơi đá bóng không ?

- Bạn nam có cần học nấu ăn, may vá không ? …v.v

Để giúp HS thuyết trình một cách có hiệu quả GV cung cấp cho HS một số kĩ năng khi thuyết trình như sau :

- Chuẩn bị nội dung trình bày.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích.

- Giọng trình bày cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.

- Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… trong quá trình giao tiếp.

Ví dụ : Bài MRVT : Ước mơ ( Tuần 9 – lớp 4 ) GV hướng dẫn HS làm bài

tập 4 như sau :

- Đề bài : Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.

- GV có thể yêu cầu HS kể một câu chuyện ngắn về ước mơ mà các em đã nghe, đã đọc. Sau khi kể xong câu chuyện HS rút ra câu chuyện ước mơ đó thuộc loại ước mơ nào. Hoặc GV có thể chuẩn bị sẵn những tranh ảnh về chủ đề ước mơ có trong các bài tập đọc mà các em đã học trước đó, yêu cầu HS lên bảng dựa vào tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị trình bày lại câu chuyện. Cuối cùng HS rút ra được ước mơ đó thuộc loại ước mơ nào mà bài tập 3 đã nêu ra.

Hoạt động thuyết trình – tranh luận tạo không khí sôi nổi trong lớp, tạo ra sự công bằng vì HS nào cũng được nêu ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể. Trong hoạt động này, GV đóng vai trò là người điều khiển, người tổ chức; HS là người thực hiện, người phát hiện ra tri thức. Thuyết trình rèn luyện cho HS khả năng nói lưu loát, rõ ràng, mạch lạc; phát triển vốn từ cho HS; giúp HS tự tin hơn trong giao tiếp.

42 KẾT LUẬN

Hiện nay dạy Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng là vấn đề đang được quan tâm và cần bàn luận nhiều thêm. Các nhà phương pháp đều thừa nhận dạy tiếng Việt là rèn cho HS biết cách tạo lập ra các sản phẩm lời nói để làm phương tiện giao tiếp.

Dạy tiếng Việt phải gắn với hoạt động giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp cơ bản. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người, con người được giao tiếp trong một phạm vi rất rộng từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Hai phương tiện giao tiếp cơ bản, chủ yếu của con người là phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.Tích cực hóa vốn từ cho HS theo quan điểm giao tiếp giúp HS thêm khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp với mọi người.

Việc tích cực hóa vốn từ cho HS theo quan điểm giao tiếp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho GV và HS :

Đối với GV : Chỉ có khâu thiết kế bài là vất vả vì phải lựa chọn phương

pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài học và đặc điểm của từng lớp học. Đồng thời, GV phải lựa chọn câu chuyện và các tình huống giao tiếp phù hợp với nội dung bài học để minh họa và để HS luyện tập. Vào tiết học, GV chỉ có vai trò hướng dẫn, gợi ý HS cách tiếp thu bài học chỉ cho HS nội dung trọng tâm của bài học và yêu cầu HS luyện tập kĩ năng giao tiếp. Như vậy, GV không phải diễn giảng suốt tiết học nữa, không phải mệt nhọc thuyết giảng một chiều, mà ngược lại HS sẽ cùng nhau chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của GV, cùng với các bạn thực hành ứng dụng những điều đã học vào các bài tập tình huống giao tiếp. Như vậy GV đã thành công trong việc kích thích khả năng tự học và phát huy được tính tích cực trong học tập của HS.

43

Đối với HS : Tích cực hóa vốn từ cho HS theo quan điểm giao tiếp yêu

cầu HS phải xem kĩ nội dung bài học ở nhà và tìm những ví dụ trong quá trình giao tiếp hàng ngày để minh họa cho bài học ( dần dần các em sẽ có thói quen tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức ). Vào lớp, các em được GV tạo điều kiện để thảo luận theo nhóm ( rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, học hợp tác ); được phát biểu theo hiểu biết của mình ( không nhất thiết là phải đúng ); được thuyết trình trước lớp nội đung bài học mà mình đã chuẩn bị, mà nhóm đã thống nhất ( rèn kĩ năng trình bày trước đám đông, tính tự tin ); được nhận xét câu trả lời của bạn để cùng nhau đi đến thống nhất nội dung bài học; được thực hành để ứng dụng nội dung bài học, kiến thức được khắc sâu hơn. Như vậy, HS mới thực sự là học, vì kiến thức thu nhận được bằng con đường tự khám phá mới là kiến thức vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất, học như vậy mới có ích cho các em. HS được là chính mình ( thì sẽ hứng thú hơn trong học tập ) chứ không phải là người nói lại những điều trong SGK, sách học tốt đã viết ( HS nói được nhưng chưa chắc hiểu ), hoặc lặp lại những điều GV nói.

Với một xã hội như hiện nay thì việc dạy cho HS cách thức học tập, dạy cho HS kĩ năng tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và trở thành một con người chủ động sáng tạo, biết ứng dụng kiến thức vào thực tế, biết giao tiếp là việc làm thiết thực mà các GV nói riêng và các nhà làm công tác giáo dục nói chung cần quan tâm và thực hiện.

Trên đây là một số kết luận khái quát nhưng ít nhiều đã phản ánh được nội dung cơ bản của khóa luận. Việc vận dụng lí thuyết giao tiếp để tích cự hóa vốn từ cho HS là một vấn đề rất cần thiết và đúng đắn, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong các giờ học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Mặc dù năng lực có hạn và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một khối của một trường tiểu học nhưng tôi hi vọng những vấn đề đã trình bày sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy – học Tiếng Việt ở Tiểu học.

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Lê Lan Anh, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Đình Mai, Hoàng Thị Mai. (2009), Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Hoàng Hòa Bình (2001), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4 Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Bùi Minh Toán ( 1992 ), Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 11/ 1992.

[12]. Nguyễn Trí (1998), Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học, Nhà xuất

46

[13]. Nguyễn Trí (2008), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Trí ( 2009 ), Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp,Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa vốn từ cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)