VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.2. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa
Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết. Nhất thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ.
Ví dụ :
+ Bự ( TV4, tập một, tr.5 ) : to, dày quá mức.
+ Nặc nô ( TV4, tập một, tr.16 ) : ( đàn bà ) hung dữ, táo tợn.
Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái cho nên cách giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách giảng theo lối miêu tả. Vì thế bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa
28
để đối chiếu, cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ. Mặc dù khi giải nghĩa chúng ta có thể chỉ cần làm rõ nghĩa một từ, nhưng việc xác định loạt đồng nghĩa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa của từ cần giải nghĩa hơn.
Ví dụ :
Khi giải nghĩa từ lườm ( lườm nguýt ) chúng ta đưa từ này về loạt đồng nghĩa: lườm, ngắm, nhìn,soi.... Trong loạt từ trên, chúng ta chọn từ nhìn làm từ
trung tâm rồi giảng nghĩa từ thật kĩ, rồi bổ sung những nghĩa đặc thù cho các từ
lườm, ngắm, soi,...
Giải nghĩa từ bằng cách so sánh với từ trái nghĩa, giáo viên cần chú ý bản chất của từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược, đối lập nhau xét theo một phạm trù nhất định. Tuy nhiên cần phân biệt, có những cặp từ trái ngược nhau tạo thành hai cực mâu thuẫn, phủ định cực này tất yếu phải chấp nhận cực kia.
Ví dụ : sống – chết; có – không; chẵn – lẻ; còn – hết; nóng – lạnh; trong- ngoài; trên – dưới; trước – sau;.. Khi nói nó chết rồi có nghĩa là nó không còn sống nữa.