VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Điền khuyết thông tin
Trong thực tế, người ta giao tiếp để có được thông tin mà mình cần hoặc
muốn có nhưng chưa có. Những hoạt động trao đổi thông tin như vậy diễn ra trong lớp dưới sự tổ chức của GV nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập nhất định
A B
Gan dạ ( chống chọi ) kiên cường, không lùi bước Gan góc Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì
32
được gọi là điền khuyết thông tin. Cuộc tìm kiếm thông tin giữa HS trong lớp
học càng giống giao tiếp thật thì càng có lợi cho sự phát triển của các em.
Để làm rõ sự khác nhau giữa giao tiếp thật và giao tiếp không thật, có thể
so sánh hai cách làm sau đây trong giờ học MRVT về chủ điểm Ý chí – Nghị lực
ở lớp 4 : Cách thứ nhất GV treo một bức tranh hoặc tấm ảnh nói về người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống lên bảng và yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp về bức tranh ( ảnh ) đó. Cách thứ hai là GV chuẩn bị những bức tranh ( ảnh ) về người có ý chí, nghị lực tương đối giống nhau nhưng có một số đặc điểm khác biệt đưa cho mỗi HS một bức. HS không được phép nhìn bức tranh của nhau mà phải hỏi đáp để tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa hai bức tranh.
Có thể thấy rằng trong trường hợp thứ nhất, mặc dù HS từng cặp hỏi đáp với nhau nhưng các em thực sự không có động cơ trao đổi thông tin bởi cả hai cùng nhìn thấy bức ảnh, do đó không có sự khuyết thiếu thông tin nào ở cả hai người. Còn trong trường hợp thứ hai, HS thật sự trao đổi thông tin vì một em có thông tin mà em kia không có và vì thế các em có lí do để giao tiếp. Qua việc hỏi đáp tìm kiếm thông tin khuyết thiếu về bức ảnh, vốn từ của các em được bổ sung cho nhau, do đó được mở rộng thêm. Nếu những từ ấy các em đã gặp trong bài đọc, bài tập thì chúng sẽ được chuyển đổi từ vốn từ tiêu cực ( biết nhưng ít khi dùng ) sang vốn từ tích cực ( được huy động thường xuyên ).
Ví dụ : Bài tập 3 ( TV4, tập 1, tr.118 ) : Em chọn những từ nào trong ngoặc
đơn ( nghị lực, quyết tâm, nản chí,quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng ) để điền vào ô trống ?
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu . Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không . Ở nhà, em tự viết bằng chân. của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu , nhưng được cô giáo và các bạn tận tình giúp đỡ, em càng học hành. Cuối cùng Ký đã vượt qua khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng,
33
Nguyễn Ngọc Ký đạt trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.
Sau khi GV đưa ra đoạn văn và yêu cầu của bài tập cho HS, GV tổ chức cho HS thi điền từ. Các em có thể chọn bất kỳ câu văn nào trong đoạn văn để thực hiện điền từ. HS thực hiện điền từ vào câu mà mình lựa chọn. Sau đó, HS phải giải thích được tại sao mình lại điền như vậy. Nếu HS đó giải thích chưa thuyết phục được cả lớp và GV thì HS khác có quyền lựa chọn lại câu văn đó và thực hiện điền từ. Các em có quyền tranh luận với nhau bằng cách đưa ra các lí lẽ cụ thể để bảo vệ ý kiến của mình. Kết quả cuối cùng phải được HS cả lớp và GV đồng ý. Hoạt động này yêu cầu tất cả HS trong lớp đều phải tham gia thực hiện.