VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động giải nghĩa từ theo quan điểm giao tiếp
Giải nghĩa từ là công việc vô cùng khó khăn, đối với cả GV chứ không riêng với HS. Mặc dù đã có những chỉ dẫn của các tài liệu hướng dẫn dạy giải nghĩa từ, nhưng tổ chức hoạt động giải nghĩa từ cho HS trong giờ học như thế nào vẫn còn là vấn đề nan giải. Vì thế GV cần cụ thể hóa được những nội dung học có tính chất trừu tượng này. Các biện pháp cụ thể này một mặt đưa từ vào hoạt động giao tiếp để giải nghĩa, mặt khác giúp việc học nghĩa từ tới từng cá nhân HS.
30
2.2.2.1. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi diễn tả nghĩa của từ
Trò chơi này yêu cầu chia HS làm hai nhóm, nhóm diễn động tác và nhóm
giải nghĩa, nói tên của từ. Ví dụ, cần giải nghĩa từ sững sờ, GV cho nhóm diễn
động tác biết từ cần giải nghĩa. Nhóm này thảo luận với nhau những biểu hiện
cơ bản (nghĩa) của hành động sững sờ và tìm cách biểu hiện. Nhóm giải nghĩa
sau khi xem xong phải nói rõ đây là hành động miêu tả nghĩa của từ nào ? Vì sao ? (Ví dụ, HS có thể lí giải điều mình quan sát được như sau : chúng tôi thấy bạn diễn tả vẻ mặt ngạc nhiên, xúc động sau đó đứng im lặng thẫn thờ…nên
chúng tôi đoán các bạn diễn tả nghĩa của từ sững sờ.)
Trò chơi này giúp HS cả nhóm diễn và nhóm giải phải tìm hiểu nghĩa của từ thật kĩ lưỡng. Có hiểu nghĩa HS mới diễn tả và giải nghĩa đúng. Trò chơi
giúp HS nhớ từ, hiểu nghĩa từ sâu sắc hơn. Các từ gườm gườm, lườm, đôn đả, cuống quýt, bối rối…nếu được giải nghĩa theo cách thức chơi trò chơi diễn-giải
nghĩa của từ,chắc chắn giờ học sẽ rất sinh động.