Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 58)

1.2.2.1 .Truyền thông giáo dục dinh dưỡng.

Việc các bà mẹ, ngƣời chăm sóc thiếu kiến thức, ít hiểu biết về dinh dƣỡng hợp lý, đặc biệt ở các bà mẹ trẻ, các bà mẹ vùng núi cao, nông thôn xa đô thị đã ảnh hƣởng tới tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu và các tác giả đề cập đến những hiệu quả thu đƣợc sau khi thực hiện chƣơng trình giáo dục dinh dƣỡng tại cộng đồng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng liên quan với tình trạng SDD ở trẻ là kiến thức- thực hành nuôi dƣỡng trẻ của bà mẹ, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và GDDD [9],[49]. Trong những năm qua một số can thiệp GDDD đã đƣợc tiến hành tại một số địa phƣơng, đƣợc đánh giá có hiệu quả. Các chƣơng trình này có thể chỉ là GDDD, hoặc GDDD kết hợp với cấp vốn nhỏ, tạo nguồn thực phẩm sẵn có hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình [69],[4]. Hoàng Khải Lập đã triển khai nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng tại 2 xã của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên với thời gian can thiệp 12 tháng, trên nhóm đối tƣợng bà mẹ và trẻ em dƣới 5 tuổi. Ở nhóm chứng trẻ đƣợc nuôi dƣỡng bình thƣờng, nhóm can thiệp, trẻ đƣợc ăn những thức ăn do bà mẹ đã đƣợc GDDD chuẩn bị. Kết quả KT-TH của bà mẹ tăng ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm ở xã can thiệp nhiều hơn so với nhóm chứng [23]. Phạm Hoàng Hƣng đã triển khai nghiên cứu đánh giá hiệu quả truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn và TTDD bà mẹ trẻ em tại 2 xã huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, với thiết kế can thiệp cộng đồng, so sánh trƣớc sau, có nhóm đối chứng. Đối tƣợng là bà mẹ có con từ 6-24 tháng, bà mẹ tuổi sinh đẻ 20-35, trẻ em 6-24 tháng. Can thiệp GDDD đƣợc thực hiện trong 18 tháng với các hình thức phát tờ rơi, poster phòng chống thiếu máu, in những thông điệp chính về các biện pháp phòng chống thiếu máu, tập huấn cho CBYT, CTV dinh dƣỡng và cán bộ hội phụ nữ (HPN). Kết quả nghiên cứu cho thấy KT-TH của bà mẹ tăng, tần suất tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật giàu sắt tăng lên có ý nghĩa tại xã can thiệp. Chỉ số đa dạng hóa nhóm và loại thực phẩm tăng, nồng độ Hb của bà mẹ tăng, tỷ lệ thiếu máu giảm [56].

Mai Văn Quang đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dƣỡng tổng hợp thực hiện tại 5 xã ở huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999-2007 [37].

Nghiên cứu có thiết kế đánh giá trƣớc và sau can thiệp, không có nhóm đối chứng. Can thiệp bao gồm cân trẻ, chấm biểu đồ tăng trƣởng, tổ chức nấu cháo dinh dƣỡng, tuyên truyền giáo dục phục hồi trẻ SDD, chăm sóc dinh dƣỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai, thăm hộ gia đình, phát triển vƣờn ao chuồng, cải thiện bữa ăn gia đình bằng thức ăn sẵn có để phòng chống SDD, chăm sóc thai nghén, cung cấp hạt, cây và con giống cho các gia đình có con SDD và phụ nữ có thai, tổ chức tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi và nhân rộng ra cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp tác động tích cực đến TTDD trẻ em, hành vi sức khỏe của ngƣời mẹ đƣợc cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu này có can thiệp đa dạng, và thời gian tƣơng đối phù hợp cho chuỗi kết quả dài. Tuy nhiên thiết kế nghiên cứu là đánh giá trƣớc và sau can thiệp không có nhóm đối chứng, cho nên kết quả nghiên cứu có thể còn hạn chế.

Phou Sophal và cộng sự tiến hành đánh giá can thiệp GDDD nhóm nhỏ, có nhóm chứng sau 12 tháng. Đối tƣợng là trẻ em dƣới 5 tuổi và bà mẹ tại 4 xã thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn [58]. Kiến thức nuôi dƣỡng chăm sóc trẻ đƣợc truyền đạt hàng tháng cho các bà mẹ với nguyên tắc cụ thể “cầm tay chỉ việc” tập trung vào 4 nội dung: Hƣớng dẫn cho trẻ ăn bổ sung, hƣớng dẫn nguồn thực phẩm tại chỗ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, viêm đƣờng hô hấp cấp tính, sử dụng biểu đồ theo dõi tăng trƣởng. Bà mẹ đƣợc phát tài liệu những thực hành dinh dƣỡng cơ bản. Kết quả cho thấy GDDD nhóm nhỏ với sự hƣớng dẫn thƣờng xuyên chi tiết cụ thể của CTV dinh dƣỡng đối với bà mẹ đã có hiệu quả làm tăng chiều cao, cân nặng của trẻ ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi của hai nhóm qua các thời điểm nghiên cứu nói chung ở nhóm can thiệp đều thấp hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 8 tháng và 12 tháng sau can thiệp. Chỉ số HAZscore không thay đổi sau một

năm can thiệp. Chỉ số WAZ-score ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm không can thiệp [58].

Đói nghèo và SDD ảnh hƣởng nặng nề đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, sức khoẻ của mỗi cá nhân, không những thế nó còn ảnh hƣởng đến lực lƣợng lao động, sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó sự nỗ lực tập trung để xoá đói giảm nghèo và SDD không chỉ đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân, mỗi quốc gia mà còn đem lợi ích cho toàn thế giới [115].

Để phòng chống SDD hiệu quả ở mỗi huyện nên chọn ít nhất một xã để xây dựng mô hình điểm về truyền thông giáo dục dinh dƣỡng phối hợp với các chƣơng trình khác nhằm mục tiêu xoá đói và giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng.

1.2.2.2 Giải pháp dinh dưỡng

- Dinh dưỡng cho trẻ.

+ Nuôi con bằng sữa mẹ.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên mà không cần phải cho trẻ ăn thêm hoặc uống thêm bất cứ thức ăn, nƣớc uống nào khác. Cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi nếu cai trƣớc 24 tháng dễ bị suy dinh dƣỡng.

+ Cho con ăn dặm.

Để cung cấp đủ vi chất dinh dƣỡng cho trẻ thì cần biết cách sử dụng hợp lý các thức ăn hàng ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ nên chế biến có đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột (nhƣ gạo, mỳ, khoai sắn...); Đạm (nhƣ thịt, cá trứng, tôm, cua...); dầu động vật, thực vật; các loại Vitamin, khoáng chất, chất xơ từ nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau

- Chǎm sóc chế độ ăn người mẹ khi có thai.

Cải thiện chế độ ăn phải nói đến cải thiện cả về chất lƣợng và số lƣợng.Thời kỳ phát triển trong bào thai có vai trò vô cùng quan trọng, trẻ sơ sinh có cân nặng, chiều dài thấp có nguy cơ chậm phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy để phòng ngừa suy dinh dƣỡng trẻ em, ngƣời ta đã chú trọng

vào can thiệp và cho thấy hiệu quả tốt trong việc giảm nguy cơ đẻ nhẹ cân và chiều dài không đạt chuẩn. Chăm sóc dinh dƣỡng cho phụ nữ có thai, đặc biệt tập trung vào các bà mẹ có chỉ số khối cơ thể thấp, tỏ ra rất có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân. Bằng chứng cho thấy khi xem xét một cách hệ thống 13 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên, đặc biệt là nghiên cứu tại Giambia cho thấy phụ nữ mang thai có BMI thấp đƣợc bổ sung 700 kcal/ngày làm giảm tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 32% (RR=0,68; CI95% = 0,56- 0,84). Nuôi con bằng sữa mẹ đã đƣợc chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ[112].

Chǎm sóc ngƣời phụ nữ khi có thai nhằm đảm bảo một thai kỳ bình thƣờng và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai ngƣời mẹ cần đến trạm y tế hoặc cơ sở y tế có khoa sản đǎng ký khám thai, để đƣợc nhân viên y tế khám, theo dõivà quản lý thai nghén.

Bắt đầu có thai, một số ngƣời mẹ thƣờng cảm thấy mệt mỏi, chán ǎn, hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ǎn những thức ǎn theo sở thích riêng của từng ngƣời. Các hiện tƣợng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó ngƣời mẹ cần chǎm lo ǎn uống hợp lý và giữ gìn sức khoẻ để thai phát triển tốt.

1.2.2.3 Phòng chống nhiễm trùng và ký sinh trùng đường ruột

Bao gồm các hoạt động tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm nhƣ nâng cao thói quen rửa tay đúng cách, vệ sinh nơi ở và các chiến lƣợc nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do sốt rét đối với phụ nữ có thai [160].

Vệ sinh cá nhân, bao gồm rửa tay đúng cách có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, gián tiếp giảm nguy cơ SDD. Nhƣ vậy, tiến hành song

song nhiều biện pháp can thiệp mới có thể góp phần giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ SDD của trẻ [160]

- Tẩy giun.

Khi xem xét 1 cách hệ thống 25 nghiên cứu về tác động của việc tẩy giun với thay đổi cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ, cho thấy, nếu trẻ sử dụng 1 liều tẩy giun thì chiều cao trung bình tăng 0,14cm ( CI95%= 0,04 – 0,23) và tăng 0,07cm (CI95%= 0,01 – 0,15) nếu sử dụng nhiều lần trong vòng 1 năm[160]. Sự lƣu hành của bệnh giun liên quan chặt chẽ với nghèo đói, VSMT kém... Bệnh giun ảnh hƣởng đến TTDD của trẻ nên phòng chống SDD cần phối hợp với phòng chống nhiễm giun đƣờng ruột

+ Cần phải phối hợp các biện pháp trong phòng chống GTQĐ: Cải thiện tình trạng nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng: đối với những cộng đồng có khó khăn về nƣớc sạch và VSMT cần có giải pháp tiếp thị xã hội, kích thích nhu cầu sử dụng, hỗ trợ xây dựng hệ thống nƣớc sạch và VSMT [84],[57].

+ Truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống bệnh giun sán: Nhằm thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực. Phối hợp truyền thông rộng rãi qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông trực tiếp

+ Chẩn đoán và điều trị cộng đồng: Nhằm mục đích diệt giun trƣởng thành từ nguồn bệnh, cần thực hiện điều trị bằng thuốc đặc trị hoặc thuốc có phổ rộng với nhiều loại giun. Việc lựa chọn phƣơng án điều trị chọn lọc, điều trị chiến lƣợc hay điều trị hàng loạt tùy theo tỉ lệ và cƣờng độ nhiễm của cộng đồng, các nguồn lực của cộng đồng, thuốc men [84]. Các thuốc đƣợc khuyến cáo tẩy giun tại cộng đồng là Mebendazole và Albendazole. Ở Việt Nam, các chƣơng trình tẩy giun tại cộng đồng đƣợc áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi. WHO khuyến cáo tẩy giun cho trẻ từ 12 tháng [120]. Bộ Y tế cũng đã có hƣớng dẫn

bổ sung vitamin A cho trẻ 6-60 tháng kết hợp với tẩy giun cho trẻ 24-60 tháng [3].

- Chăm sóc khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT)

Ngoài việc điều trị triệu chứng, nguyên nhân trẻ bị NKHHCT cần phải chú ý đến chế độ dinh dƣỡng của trẻ.

Tăng cƣờng bú mẹ, cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thƣờng. Khi cho bú có thể giữa chừng cho trẻ nhả vú ra, sau đó lại tiếp tục cho bú. Nếu trẻ khó bú thì vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

Trong thời gian xử trí tại nhà nếu trẻ có biểu hiện ho kéo dài, thở nhanh, khó thở, bú kém, không uống đƣợc hoặc trẻ mệt mỏi hơn cần đƣa trẻ đến khám tại cơ sở y tế [11].

- Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy gây tử vong và suy dinh dƣỡng. Tử vong vì mất nhiều muối và nƣớc do đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Suy dinh dƣỡng do thức ăn đi qua ống tiêu hóa quá nhanh làm cho các chất dinh dƣỡng không hấp thu đƣợc, hoặc đứa trẻ quá mệt, mất cảm giác đói, không ăn đƣợc. Cũng có thể do ngƣời mẹ sợ cho trẻ ăn thì trẻ tiêu chảy nặng hơn nên đã kiêng ăn cho trẻ, đôi khi ngƣời mẹ còn thôi cho con bú (làm cho trẻ tiêu chảy thƣờng xuyên hơn).

1.2.2.4 Bổ sung vi chất.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng SDD đó là sự thiếu hụt vi chất.Để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ, cha mẹ cần phải bổ sung đủ vi chất dinh dƣỡng mà bé thiếu. Do sự thiếu hụt vi chất dinh dƣỡng ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe, trí tuệ, cản trở sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ nhỏ. Với trẻ em, việc cung cấp đủ dƣỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ trẻ thấp còi đã giảm đáng

kể. Tuy nhiên, trẻ thiếu các vi chất, vitamin vẫn rất phổ biến, có tới hơn 50% trẻ em thiếu hụt vi chất nghiêm trọng. Tình trạng này thƣờng gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không đƣợc bú mẹ, trẻ suy dinh dƣỡng thể còi, trẻ nhiễm trùng và ký sinh trùng. Hiện nay, đã có những giải pháp hiệu quả và giá thành hợp lý để khắc phục sự thiếu hụt vi chất dinh dƣỡng, trong đó giải pháp tăng cƣờng chất dinh dƣỡng vào thực phẩm là một giải pháp có hiệu quả và khả thi [90],[134]. Chƣơng trình tăng cƣờng vi chất vào những loại thực phẩm chủ yếu thành công sẽ đến đƣợc với mọi ngƣời, bao gồm cả những ngƣời nghèo, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và cả các đối tƣợng khác, mà các dịch vụ xã hội không thể bao phủ toàn bộ đƣợc. Bên cạnh đó các nhóm đối tƣợng nguy cơ khác nhƣ những ngƣời có tuổi, bị bệnh tật và những ngƣời có khẩu phần ăn không cân đối cũng có thể tiếp cận đƣợc với các loại thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng. Tăng cƣờng vi chất chất dinh dƣỡng vào thực phẩm là một can thiệp vào vấn đề dinh dƣỡng đặc hiệu và đã biết rất rõ ràng về cơ chế sinh bệnh học của nó. Nhƣ vậy, tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng vào thực phẩm thừa nhận chế độ ăn hiện tại bị thiếu một số chất dinh dƣỡng nhất định. Việc tăng cƣờng này sẽ làm giảm thiểu tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng [121]. Ngân hàng thế giới đã tính toán mỗi đô la chi phí cho chƣơng trình đều thu đƣợc lãi suất rất nhiều qua việc tăng tuổi thọ và giảm khả năng tàn phế. Bổ sung thực phẩm cho lãi suất là 1,4 USD, giáo dục dinh dƣỡng 32,3 USD, bổ sung viên nang vitamin A cho trẻ dƣới 5 tuổi là 50 USD và tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng là 81,1 USD. Nhƣ vậy tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng cho lãi suất cao nhất trong tất cả các loại đầu tƣ có thể tiến hành đƣợc. Thực phẩm sử dụng để tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng bao gồm các “thực phẩm chính" nhƣ nƣớc, muối, bột, dầu, mỡ và đƣờng; các “thực phẩm cơ bản” nhƣ trứng, nƣớc mắm, xì dầu, các sản phẩm sữa, mì sợi, bánh mì, bánh bích qui, thức ăn cho trẻ em và các “thực phẩm gia giảm” nhƣ đồ uống, gia vị, kẹo [52],[50].

a)Bổ sung Sắt:

Trẻ cần đƣợc ăn các thực phẩm giàu Sắt, khi ăn thực phẩm giàu sắt thì phải ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cƣờng hấp thu Sắt: ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là các loại quả : bƣởi, cam, quýt, chuối, xoài… vì ăn quả vitamin C không bị mất nhiều do không phải qua chế biến.

Khi trẻ có các biểu hiện của thiếu Sắt : thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém…cần đƣợc bổ sung và điều trị kịp thời. Can thiệp bổ sung sắt bằng đƣờng uống có đạt hiệu quả cải thiện nồng độ hemoglobin ở nhóm trẻ 0-59 tháng thiếu máu hoặc thiếu sắt. Kết quả nghiên cứu của 26 thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng cho thấy việc bổ sung sắt đƣờng uống cho trẻ từ 0-59 tháng ở các nƣớc đang phát triển có liên quan đến đến lợi ích sức khỏe và giảm đƣợc các nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe. Ở nhóm trẻ thiếu máu hoặc thiếu sắt, nồng độ hemoglobin đã đƣợc cải thiện khi bổ sung sắt [118].Đối với những trƣờng hợp thiếu máu, nồng độ hemoglobin đều có hiện tƣợng tăng rất ổn định ở những trẻ đƣợc bổ sung sắt, cả những trẻ thiếu máu hoặc thiếu máu

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)