1.1.2.1 Tình hình thừa cân béo phì tại các nước đã phát triển
Tại các nƣớc đã phát triển, thừa cân béo phì đang gia tăng đến mức báo động và là một nạn dịch [106],[129]. Tại Mỹ, giai đoạn 1986-1998 có sự gia tăng 50% tỉ lệ trẻ em thừa cân béo phì trong một thập niên và đạt đến tỉ lệ 21,5% ở trẻ em da đen tại Mỹ [138]. Đến năm 2002, một khảo sát ở trẻ 6 đến
19 tuổi tại Mỹ cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì là 31%, trong đó béo phì là 16% [109]. Trong năm 2003-2004 tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 2-5 tuổi tại Mỹ là 26,2% [111]. Trong giai đọan 1999 đến 2006 tỉ lệ này không gia tăng nhiều, điều tra năm 2007-2008 tại Mỹ các trẻ từ 2 đến 19 tuổi có tỉ lệ thừa cân béo phì là 31,7% [99]. Thừa cân béo phì trẻ em hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng tại Mỹ. Tại Anh, con số tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em nƣớc này tăng nhanh. Trong một thập kỷ từ 1989 đến 1998 số trẻ em thừa cân béo phì ở 3 - 4 tuổi tăng 60% và 70%. Tại Pháp, số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 15 năm, đạt mức 10-12% trẻ Pháp bị thừa cân béo phì. Tại Nhật, trẻ 6-14 tuổi có tỉ lệ béo phì là 5-11% [60]. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở ngƣời lớn Nhật năm 2005 là 18,1% ở nữ, và 27,0% ở nam. Dự báo đến năm 2015, tỉ lệ thừa cân béo phì của Nhật ở nam và nữ trƣởng thành (trên 15 tuổi) nhƣ sau: nữ 24,4%, nam 32,7% [155]. Theo dõi thừa cân béo phì tại Nhật trong 22 năm (1974-1995) cho kết quả 32% trẻ trai béo phì và 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì khi đã trƣởng thành [113].
1.1.2.2. Tình hình thừa cân béo phì tại các nước đang phát triển
Tổng hợp số liệu nghiên cứu từ 450 nghiên cứu cắt ngang của 144 quốc gia về tình hình thừa cân béo phì ở trẻ tiền học đƣờng đến năm 2010 có 43 triệu trẻ, trong đó 35 triệu trẻ bị thừa cân béo phì ở các nƣớc đang phát triển, với tỉ lệ 6,7% [123]. Tại Trung Quốc, số liệu WHO ghi nhận đến năm 2000 cho thấy có sự gia tăng rõ rệt của tỉ lệ thừa cân béo phì. Trong nhóm tuổi 20- 45, so sánh hai mốc thời gian 1989 và 1992, tỉ lệ thừa cân béo phì ở nam tăng từ 0,29% lên 1,20% và ở nữ tăng từ 0,89% lên 1,64% [119]. Số liệu cho thấy sau 10 năm, từ năm 1982 đến 1992, tỉ lệ thừa cân béo phì tăng ở Trung Quốc với tốc độ cao: từ 9,7% lên 14,9% tại đô thị và 6,8% lên 8,4% tại nông thôn [119]. Nghiên cứu năm 2002 tại Tây An, Trung Quốc ở trẻ vị thành niên phát hiện tỉ lệ thừa cân béo phì là 16,3%, có sự khác biệt theo giới: nam có tỉ lệ
thừa cân béo phì là 19,4% so với nữ là 13,2% [125]. Năm 2005, Trung Quốc ghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì ở nữ là 24,7%, ở nam là 33,1%, dự báo đến năm 2015 tỉ lệ này ở nữ là 39,8%, ở nam là 56,9% [155].
1.1.2.3 Tình hình thừa cân béo phì tại Việt Nam
Việt Nam có thành tích giảm nhanh tỉ lệ trẻ suy dinh dƣỡng nhƣng suy dinh dƣỡng chƣa cải thiện hoàn toàn lại xuất hiện sự gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì tạo nên một gánh nặng kép mà khởi đầu chủ yếu tại các đô thị lớn. Năm 2002, trong báo cáo tình hình dinh dƣỡng quốc gia chƣa thấy đề cập đến tình hình thừa cân béo phì, tuy nhiên báo cáo có ghi nhận mức tiêu thụ chất béo tăng hơn 10 lần từ 0,6g/ngƣời năm 1981 lên 6,8g/ngƣời năm 2000 [82]. Đến năm 2011, trong báo cáo tình hình dinh dƣỡng quốc gia đã thấy tỉ lệ thừa cân béo phì trẻ em dƣới 5 tuổi là 4,8% và có xu hƣớng gia tăng, so năm 2000 tỉ lệ này đã tăng gấp 6 lần, mức tiêu thụ chất béo tăng từ 6,8g/ngƣời năm 2000 lên 8g/ngƣời năm 2010 [76]. Các nghiên cứu thời gian qua cho thấy tình hình thừa cân béo phì ngày càng gia tăng. Một trong các nguyên nhân quan trọng là do sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu ngƣời trong thập niên qua: lƣợng thịt tăng từ trung bình 51g/ngƣời trong năm 2000 lên 84g/ngƣời năm 2010, lƣợng cá tăng từ 45,5g/ngƣời năm 2000 lên 59,7g/ngƣời năm 2010, lƣợng trứng sữa tăng từ 10,9g/ngƣời năm 2000 lên 29,5g/ngƣời năm 2010, lƣợng chất béo từ 24,9g/ngƣời năm 2000 lên 37,7g/ngƣời năm 2010 [76]. Ở trẻ nhỏ: Theo dõi tình trạng dinh dƣỡng của trẻ tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang các nghiên cứu đều cho thấy khuynh hƣớng gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học [5],[65]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, điều tra dinh dƣỡng cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-5 tuổi năm 1995 là 2,5% và năm 2000 là 3,1% . Điều tra năm 2006 trên 670 trẻ 4-5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Thị Thu Diệu cho thấy ở lứa tuổi tiền học đƣờng tỉ lệ thừa cân là 20,5% và béo phì là
16,3% [101]. Tại Hà Nội, điều tra cắt ngang 3.434 trẻ 6 đến 11 tuổi tại hai trƣờng tiểu học Hà Nội năm 1997 Lê Thị Hải và cộng sự xác định tỉ lệ thừa cân chung là 4,1%, trong đó trẻ trai là 5,8% và trẻ gái là 2,2% [30]. Tại Nha Trang, theo dõi diễn biến thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học thành phố Nha Trang, Bùi Văn Bảo và cộng sự thấy tỉ lệ thừa cân béo phì tăng. Tại Huế, điều tra năm 2009 ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại một số trƣờng mầm non thành phố Huế cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 7,8% . Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tại các thành phố tiêu biểu theo vùng miền: miền Bắc, Tây nguyên miền Trung, miền Nam là khá cao. Số liệu nghiên cứu Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh năm 2010 ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non mẫu giáo quận 4 cho kết quả tỉ lệ thừa cân béo phì là 33,4%. Các số liệu trên cho thấy tại các thành phố lớn tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ là cao và có xu hƣớng gia tăng qua các năm [46].