tỉnh Hà Tĩnh.
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số tỉnh, thành phố trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm của TP Hải Phòng
Với tốc độ và hƣớng phát triển nhƣ hiện nay, các ngành thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ phát triển tại chỗ sẽ ngày càng chiếm
tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Hải Phòng. Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển của thành phố.
Hải Phòng sẽ ƣu tiên hàng đầu cho việc mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo; đa dạng hóa các loại hình, cấp độ đào tạo theo địa chỉ, nhu cầu xã hội. Thành phố sẽ khuyến khích và tạo điều kiện xây dựng mới một trƣờng Đại học quốc tế từ sau năm 2010; Xây dựng thêm 4-5 trƣờng Cao đẳng sau năm 2015.
Thành phố cũng ƣu tiên lựa chọn những cán bộ trong diện quy hoạch để đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp, ngành... Với lao động kỹ thuật, thành phố chủ trƣơng mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề; Phấn đấu đến năm 2010, 30-35% lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên; 40-45% có trình độ trung cấp. Đến năm 2020, tỷ lệ n ày là từ 40- 45% và 50-55%.
Hải Phòng có những cơ chế, chính sách khuyến khích để đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Ngoài cơ chế, chính sách chung đối với các chức danh cán bộ, lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ, nhóm lao động kỹ thuật cao theo quy định, từng ngành, địa phƣơng, đơn vị, doanh nghiệp đều xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo và thu hút nhân lực cho đơn vị, địa phƣơng mình. Ngƣời lao động có trình độ cao sẽ đƣợc tạo điều kiện ổn định cuộc sống và đƣợc tạo điều kiện để phát huy năng lực.
Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, sử dụng nhân lực chất lƣợng cao cũng đƣợc thành phố đặc biệt quan tâm. Theo đó, các ngành chức năng sẽ xây dựng kế hoạch hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nƣớc và quốc tế, nhất là trong đào tạo cán bộ có trình độ cao. Cùng với sử dụng chuyên gia trong các lĩnh vực, việc đẩy mạnh hợp tác để tranh thủ sự giúp đỡ của đội ngũ trí thức, các chuyên gia và Việt kiều đang làm việc tại nƣớc ngoài trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cũng sẽ đƣợc thành phố chú trọng. Với sự tích cực phối hợp thực hiện của chính quyền địa phƣơng cùng các cơ quan chức năng, sự hợp tác của các doanh nghiệp, nguồn nhân lực của Hải Phòng sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng
cao của thành phố.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng
Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiếm 58% dân số thành phố). Nguồn lao động này chủ yếu là trẻ, khỏe. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần một phần tƣ lực lƣợng lao động. Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp so với một số Thành phố khác trong cả nƣớc. Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố trong cả nƣớc cả chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc. Để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chất lƣợng cuộc sống, Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang tiến tới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Thành phố có 6 trƣờng đại học, cao đẳng và 15 trƣờng trung học chuyên nghiệp với hơn 95.000 sinh viên, hệ thống các trƣờng này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sƣ phạm v.v...Ngoài ra, Đại học Đà nẵng còn hợp tác với trƣờng đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhƣ Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Newzealand... trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng nhƣ đƣa sinh viên sang học tập tại các nƣớc này.
Thành phố đã ban hành quyết định số 151/2004/QĐ-UB ngày 06 tháng 9 năm 2004 về việc phê duyệt dự án đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nƣớc cho học sinh trƣờng THPT chuyên Lê Quý Đôn; ban hành đề án đào tạo 100 Tiến sỹ, thạc sỹ tại các cơ sở nƣớc ngoài; Mặt khác, thành phố cũng có chủ trƣơng hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm với mức 200.000 đồng/tháng/ngƣời lao động cho khóa đào tạo không quá 3 tháng. Thành phố cũng đã tổ chức lễ ký kết 3 chƣơng trình hợp tác về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006- 2010 với đại học Đà nẵng và Học viện Chính trị Khu vực III đó là: Nghiên cứu ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển Thành phố Đà Nẵng; Hợp tác thực hiện chƣơng trình phát triển công nghệ thông tin; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH Thành phố.
Thành phố cũng đã xây dựng trung tâm công nghệ phần mềm với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh, tiến đến phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và khu vực miền trung. Nhờ vậy, lực lƣợng lao động công nghệ thông tin không ngừng phát triển. Đến nay đó một lƣợng rất lớn cán bộ, chuyên viên có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng về công nghệ thông tin đang công tác trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của thành phố.
Ngoài ra thành phố còn có khoảng 50 trung tâm dạy nghề thƣờng xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, máy, cơ khí, điện-điện tử, kỹ thuật xây dựng v.v...Hàng năm các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đó đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho Thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung.
Thành phố là một trong những đơn vị đứng đầu cả nƣớc về chính sách thu hút nhân tài, thu hút nguồn lao động chất lƣợng cao về công tác, phục vụ tài thành phố. Qua chính sách này, trong những năm qua Thành phố đã thu hút đƣợc hàng ngàn lao động chất lƣợng cao về làm việc trong các đơn vị hành chính, cơ quan và các doanh nghiệp nằm trên địa bàn thành phố.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh
Trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm của các tỉnh n êu trên, so sánh với thực trạng nguồn nhân lực và những đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh, có thể rút ra một số bài học cho Hà Tĩnh:
Về giáo dục – đào tạo:
Một là: quán triệt quan điểm về thực hiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho từng đơn vị, cơ quan, tổ chức và từng địa phƣơng.
Hai là: thực hiện hiệu quả cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng cho ngƣời lao động, đẩy mạnh x ã hội hóa giáo dục – đào tạo.
học, tăng cƣờng kết hợp giáo dục – đào tạo với sản xuất, kinh doanh, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Bốn là: thực hiện chính sách nâng cao thể lực và đạo đức ngƣời lao động.
Năm là: cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ “ lao động chất xám” của Hà Tĩnh. Từ đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, giáo dục đào tạo
Sáu là: khuyến khích các mô hình đào tạo sử dụng quản lý nhân lực có hiệu quả tiến tới xây dựng quản lý ph ù hợp.
Về sử dụng và quản lý nhân lực:
Một là: có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân ngƣời tài giỏi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của ngƣời lao động.
Hai là: xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện, hiệu quả.
Ba là: phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp nhằm tăng cƣờng sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của ngƣời lao động…
Bốn là: tăng cƣờng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu ngƣời lao động, chú trọng giới thiệu ngƣời lao động đến các nƣớc có nền kinh tế phát triển, ổn định, quan tâm đến quyền lợi và đời sống của ngƣời lao động xuất khẩu.
Năm là: khuyến khích Việt kiều, đặc biệt là các nhà khoa học, du học sinh, sinh viên tốt nghiệp về tỉnh nhà công tác, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và thu hút nhân tài của Tỉnh.
Sáu là: Hà Tĩnh cần thành lập cơ quan chuyên trách về phát triển nguồn nhân lực, nhân tài ...
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ TĨNH
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực trong các DNNVV ở Hà Tĩnh ở Hà Tĩnh
2.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
2.1.1.1. Chính sách của Nhà nước a) Về phía Nhà nước
- Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách vĩ mô có tác dụng thúc đẩy, phát triển nhanh chóng DNNVV. Đó là sự công nhận của Hiến pháp Việt Nam về thành phần kinh tế tƣ nhân, đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, các luật nhƣ luật doanh nghiệp năm 1999, luật DN năm 2005.
- Bộ Luật lao động là luật có ảnh hƣởng rất quan trọng đến hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hƣởng đến đào tạo ở khía cạnh đáp ứng đúng yêu cầu của công việc về an toàn lao động. Luật dạy nghề (2006) đã quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.
- Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về trợ giúp phát triển DNNVV nhƣ: Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 là cơ sở pháp lý quan trọng để hỗ trợ phát triển DNNVV.
- Trong những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng nhƣ ở Hà Tĩnh đã nhận đƣợc nhiều hỗ trợ của nhà nƣớc, cũng nhƣ các tổ chức quốc tế. Các hỗ trợ rất đa dạng từ hỗ trợ vốn, khuyến khích đầu tƣ, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và cải tiến công nghệ, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực.
b) Về phía địa phương
Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực của quốc gia đó. Sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực của tỉnh đó. Tỉnh Hà Tĩnh cũng nằm trong xu thế ấy. Nhận thức của Đảng bộ, chính quyền tỉnh về vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà, trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng đầy đủ, đúng đắn.
Tập trung quyết liệt vào việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại chỗ cho các dự án trên địa bàn tỉnh đƣợc Đảng bộ, chính quyền tỉnh ƣu tiên hàng đầu. Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học, học giỏi, yêu nƣớc, sống nhân văn, nhân đạo, sáng tạo và chịu khó lao động. Liên tục trong nhiều năm gần đây, giáo dục & đào tạo Hà Tĩnh đạt thành tích cao và phát triển vững chắc, tạo tiền đề quan trọng về học vấn phổ thông, nhân cách, lý tƣởng sống, niềm tin vào đƣờng lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thanh niên vững tin tham gia các lớp đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, sẵn sàng hội nhập thị trƣờng lao động trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Hà Tĩnh hiện thu hút nhiều dự án đầu tƣ trọng điểm từ Trung ƣơng triển khai trên địa bàn tỉnh.
Một số chính sách nổi bật nhằm phát triển nguồn nhân lực đƣợc UBND tỉnh Hà Tĩnh đề ra:
- Chính sách thu hút nhân tài đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 về Quy định tạm thời chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao giai đoạn 2011 - 2015 và tại Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 về việc bổ sung, thay thế một số nội dung Quy định tại Quyết định 14/2011/QĐ-UBND.
- Hà Tĩnh đã và đang triển khai quy hoạch, sắp xếp, nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với việc thực hiện các chƣơng trình phát triển KT-XH. Triển khai các đề án đào tạo nguồn nhân lực lao động phục vụ các chƣơng trình, dự án trọng điểm, đào tạo nghề cho lao động trong vùng di dời, tái định cƣ. Hiện toàn tỉnh có 37 cơ sở đào tạo nghề, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 2,3 vạn lao động. Từ 2008 đến 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,5% lên 35%, trong đó, đào tạo nghề tăng từ 20% lên 31%. Công tác giải quyết việc làm đƣợc quan tâm bằng nhiều hình thức. Mỗi năm, tỉnh có trên 3,1 vạn lao động có việc làm mới và xuất khẩu lao động trên 6.000 ngƣời. (Báo Hà Tĩnh)
- Bên cạnh đó, thời gian qua để giải quyết tình trạng bất cập giữa nhu cầu và khả năng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, chất lƣợng cao, Tỉnh đã có các chính sách vừa thu hút, vừa tăng cƣờng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo, liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc. Chính sách khuyến khích
đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh, giai đoạn 2008-2012 đƣợc ban hành với nhiều cơ chế ƣu đãi cụ thể. Tuy vậy, các chính sách thu hút trên chỉ mới có tác dụng đối với hệ thống cán bộ, công chức, viên chức, chƣa có tác dụng lớn trong việc thu hút vào các doanh nghiệp.
- Từ năm 2010 ngân sách trung ƣơng bố trí 423 tỷ đồng để hỗ trợ Hà Tĩnh thực hiện các nội dung liên quan đến công tác đào tạo nhân lực cho KKT Vũng Áng. Ngoài ra Bộ LĐTB&XH đã phê duyệt danh mục nghề đầu tƣ trọng điểm giai đoạn 2011-2015, trong đó có đầu tƣ các trƣờng của Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lƣợng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn trong KKT Vũng Áng; phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh đầu tƣ cơ sở vật chất, tăng cƣờng năng lực dạy nghề bằng nguồn vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đức (Báo Hà Tĩnh).
- Các nhà trƣờng đã và đang tích cực tiếp cận với các doanh nghiệp, Khu kinh tế tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Chỉ tính riêng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Hà Tĩnh đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 3.000 học viên phục vụ nhu cầu doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng, trong đó Đại học và bồi dƣỡng chuyên ngành 166 ngƣời, Cao đẳng nghề có 956 ngƣời, trung cấp nghề 1.552 ngƣời, 349 ngƣời sơ cấp nghề với các nhóm nghề điện, hàn, may công nghiệp… Nhằm đảm bảo chỗ ở và các điều kiện tiện ích cho ngƣời lao động tại KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đã dành khu đất với có tổng diện tích 91,46 ha để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân trong Khu kinh tế.
- Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trong thời