Thực thi, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh chiến lược

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược phát triển liên minh hợp tác xã việt nam đến 2020, định hướng 2030 (Trang 31 - 35)

2.1.6.1 Thực thi chiến lược

Thực hiện chiến lược là việc biến chiến lược đã được xây dựng thành hành động. Việc xây dựng một chiến lược tốt là rất khó nhưng biến nó thành hiện thực thì khó hơn rất nhiều. Kế hoạch thực hiện muốn có hiệu quả phải đảm bảo sự nhất quán của các mục tiêu và hoạt động.

Phân bổ các nguồn lực cho thực hiện chiến lược. Việc thực hiện thành công các chiến lược luôn đòi hỏi những thay đổi trong việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Do đó, việc hoạch định kỹ sự thay đổi trong việc sử dụng các nguồn lực đóng vai trò quan trọng, việc hoạch định sử dụng các nguồn lực sẽ quan tâm với những cấp độ khác nhau ở các cấp chiến lược khác nhau.

Tóm lại, là người lãnh đạo phải là người đi đầu trong hoạch định chiến lược, hoạch định chiến lược đòi hỏi từ nhà quản trị cao nhất đến thấp nhất phải đầu tư thực sự vào việc xây dựng kế hoạch, chiến lược, nhận thức và quan điểm về chiến lược cần phải lưu ý:

- Chiến lược không phải là một thuật toán, một công thức, chiến lược không đặt ra một khuôn mẫu cho tương lai, nó luôn ở trạng thái động và linh hoạt.

- Chiến lược không phải chỉ dành cho những nhà quản lý cấp cao mà mọi người trong tổ chức đểđóng góp và quản lý chiến lược.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

2.1.6.2 Kiểm tra việc thực hiện chiến lược

- Khái niệm: Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu của tổ chức và các chiến lược vạch ra để đạt tới các mục tiêu đã và đang hoàn thành. Như vậy, kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý từ lãnh đạo tới người phụ trách bộ phận trong đơn vị, thực chất của việc kiểm tra là khả năng sửa chữa tới mức tối đa số lượng sai lầm lớn nhất trong một thời gian tối thiểu trong đơn vị.

- Nhu cầu kiểm tra

Kiểm tra là nhu cầu cần thiết của công tác quản trị, xét trên mọi phương diện điều này được thể hiện thông qua mục đích của công tác kiểm tra:

+ Kiểm tra là nhằm chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý.

+ Kiểm tra còn là nhu cầu của mọi thành viên đúng mực.

+ Kiểm tra còn là nhu cầu để đảm bảo gắn đơn vị với môi trường thông qua các quan hệđối ngoại với các hệ thống khác.

+ Kiểm tra là nhu cầu nhằm hoàn thiện các quyết định về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đơn vị.

+ Kiểm tra là nhu cầu bảo đảm thực thi quyền lực quản lý của lãnh đạo đơn vị.

- Quá trình kiểm tra

Quá trình kiểm tra và quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, bao gồm các nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Sơđồ 2.5: Quy trình kiểm tra thực hiện chiến lược

Để tiến hành kiểm tra, lãnh đạo tổ chức phải đưa ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu của hoạt động kiểm tra, dựa trên các nguyên tắc kiểm tra nhất quán. Từ đó hình thành hệ thống kiểm tra với các hình thức kiểm tra thích hợp cùng với các chi phí và phương tiện, công cụ được sử dụng cho các hoạt động kiểm tra này. Cuối cùng là các hoạt động điều chỉnh thích hợp.

- Nguyên tắc kiểm tra + Chính xác, khách quan + Có chuẩn mực

+ Công khai và tôn trọng người bị kiểm tra + Có độđa dạng hợp lý + Kinh tế + Có trọng tâm, trọng điểm Các tiêu chuẩn kiểm tra Hệ thống kiểm tra Phương tiện công cụ kiểm tra

Chi phí kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra Nguyên tắc kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 - Tiêu chuẩn kiểm tra

Các tiêu chuẩn kiểm tra là các chuẩn mực về số lượng, chất lượng, thời hạn của nhiệm vụ mà các cá nhân, tập thể và cả đơn vị phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộđơn vị hoạt động có kết quả.

Trong các tiêu chuẩn kiểm tra khó tính nhất là các tiêu chuẩn mang tính định tính vì nó rất khó đối với người thực hiện việc kiểm tra khi phải đưa ra các kết luận, đánh giá.

Các tiêu chuẩn kiểm tra một mặt mang tính lịch sử, tức là nó có biến động theo thời gian cùng với bước thăng trầm của lịch sử.

Các tiêu chuẩn kiểm tra đồng thời cũng phải bảo đảm tính ổn định tương đối cho từng giai đoạn nhất định để bảo vệ sựổn định phát triển chung.

Các tiêu chuẩn kiểm tra phải là cụ thể cho mỗi địa chỉ kiểm tra, thậm chí cho từng vị trí làm việc của mỗi cá nhân trong đơn vị.

- Kỹ thuật kiểm tra: Việc kiểm tra thường được tiến hành thông qua hai công cụ chủ yếu:

Một là, bảng các nội dung phải kiểm tra: Đó là những bảng phản ánh toàn bộ hoặc từng mặt của hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng các bảng kiểm tra do các bộ phận nghiệp vụ thiết lập để báo cáo lãnh đạo đơn vị phê duyệt, đó là căn cứđể cho cả hai cấp sử dụng để kiểm tra và tự kiểm tra.

Hai là, sử dụng kỹ thuật và chỉ số so sánh thống kê: Để theo dõi tiến độ của các bộ phận mà có thể kiểm tra định kỳ, báo trước hoặc không báo trước.

2.1.6.3 Điều chỉnh chiến lược

- Khái niệm: Điều chỉnh chiến lược là quá trình chủ động thích nghi của đơn vị trước những biến động bất thường xảy ra.

- Nguyên tắc điều chỉnh

+ Chỉ điều chỉnh nếu thực sự thấy cần

+ Mức độ biến động đến đâu, điều chỉnh đến đó Điều chỉnh quan điểm, đường lối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Điều chỉnh nội bộđơn vị

Điều chỉnh chiến lược của đơn vị trong từng giai đoạn

2.1.6.4 Đánh giá chiến lược

Các hệ thống kiểm soát chất lượng là các hệ thống đạt chỉ tiêu, kiểm định đánh giá và phản hồi cung cấp cho cấp trên các nguồn thông tin đánh giá giữa chiến lược và cấu trúc của tổ chức có thích hợp các mục tiêu chiến lược hay không. Hệ thống bao gồm:

- Xác định nội dung kiểm tra - Đề ra tiêu chuẩn để kiểm tra - Định lượng kết quảđạt được

- So sánh kết quảđạt được với tiêu chuẩn đề ta - Xác định nguyên nhân sai lệch

- Tìm biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược phát triển liên minh hợp tác xã việt nam đến 2020, định hướng 2030 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)