4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2 Hoạchđịnh chiến lược phát triển Liên minh HTX Việt Nam đến
định hướng 2030.
4.1.2.1 Xác định sứ mệnh và mục tiêu * Sứ mệnh
- Phát triển Liên minh HTX Việt Nam lấy mục tiêu phát triển HTX là lẽ tồn tại của tổ chức Liên minh HTX, đồng thời từng bước tổ chức lại phù hợp với mô hình tổ chức đại diện HTX của các nước trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 - Xây dựng tổ chức Liên minh HTX Việt Nam đủ mạnh, đủ năng lực đại diện cho các HTX đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp nhất đối với khu vực kinh tế tập thể, đồng thời tổ chức triển khai tốt các dịch vụ công trong lĩnh vực hoạt động của mình khi được Chính phủ giao đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, thiết thực, có chất lượng cho các thành viên.
* Mục tiêu
- Phát triển Liên minh HTX Việt Nam trở thành tổ chức của HTX, liên hiệp HTX và các thành viên, là tổ chức đại diện, hỗ trợ cho HTX, liên hiệp HTX và các thành viên, Liên minh HTX Việt Nam lấy mục tiêu phát triển HTX là lẽ tồn tại của tổ chức Liên minh HTX, đồng thời từng bước tổ chức lại phù hợp với mô hình tổ chức đại diện HTX của các nước trên thế giới.
- Là tổ chức có đủ năng lực đại diện cho các HTX đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp nhất đối với khu vực kinh tế tập thể, đồng thời tổ chức triển khai tốt các dịch vụ công trong lĩnh vực hoạt động của mình khi được Chính phủ giao.
- Các hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam phải đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, thiết thực, có chất lượng cho các thành viên. Các dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, chuyển giao thành tựu công nghệ, tín dụng của Liên minh HTX Việt Nam.... được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương; bảo đảm tính đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả, không chồng chéo.
4.1.2.2 Phân tích các yêu tốảnh hưởng * Phân tích môi trường bên ngoài
+ Phân tích môi trường vĩ mô - Yếu tố luật pháp, chính trị
Tình hình chính trị của Việt Nam được coi là ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nước trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cường đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài cho khu vực hợp tác xã phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Dưới cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác, HTX. Luật HTX sửa đổi (2013) ra đời cùng với các nghị định, các thông tưđược ban hành đã giúp cho sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác, HTX ngày càng ổn định. Đồng thời, với quan điểm coi khu vực kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Đảng và Nhà nước tiếp tục dành nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho Liên minh HTX các cấp và khu vực HTX phát triển.
- Yếu tố kinh tế
Sau hơn gần 30 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với môi trường chính trị ổn địnhvà mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn khoảng 14%. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chính phủ đang chuẩn bị hoàn tất lộ trình đàm phán gia nhập tổ chức TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Trình độ của lực lượng lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 những chuyển biến tích cực. Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng; phần lớn các hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Nhiều hợp tác xã được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một sốđiển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ xã viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Các tổ chức kinh tế tập thểđã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài. Nhiều hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tập thể mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 02-01-2008 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã chỉ ra, đến nay vẫn chưa được khắc phục. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể chậm, thiếu ổn định, tỉ lệ đóng góp vào GDP của cả nước giảm dần, không đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra. Nhiều hợp tác xã chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; còn có những biểu hiện hình thức, xa rời bản chất các nguyên tắc và giá trị hợp tác xã; sự liên kết, hợp tác của các hợp tác xã chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp hợp tác xã chưa được phát huy.
- Yếu tố khoa học công nghệ
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN nói chung, dành sự quan tâm đến sự nghiệp phát triển KH&CN đối với khu vực kinh tế hợp tác, HTX. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể khẳng định: “Nhà nước hỗ trợ kinh tế tập thể ứng dụng các thành tựu KH&CN nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, công nghệ thông tin… qua hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công…”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Tập trung đầu tư nâng cao năng lực một số viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KH&CN ở các vùng nhằm hỗ trợ HTX và hộ nông dân. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ liên kết với các HTX, chuyển giao các thành tựu KH&CN mới cho các HTX, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước. “Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề… ở nông thôn; hướng dẫn và giúp đỡ các tổ hợp tác, HTX tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh”. “Cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật được tăng cường về công tác ở các HTX trong một thời gian nhất định được giữ nguyên lương và chế độ bảo hiểm xã hội, lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ trên được ngân sách nhà nước cấp; được hưởng phụ cấp hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTX”.
Khu vực kinh tế hợp tác, HTX là khu vực đang quản lý tiềm năng rộng lớn trên cả nước về nguồn nhân lực, về nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia về đất, nước, khoáng sản. Nếu khai thác tốt tiềm năng này trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, khu vực kinh tế hợp tác, HTX có cơ hội tiếp thu những thành tựu KH&CN hiện đại, những kinh nghiệm quý báu về quản lý kinh tế để phát triển bền vững, sớm đưa khu vực này trở thành một lực lượng quan trọng cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
+ Phân tích môi trường vi mô
- Khách hàng: Khách hàng ở đây chính là các tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp thành viên của Liên minh HTX Việt Nam:
Theo báo cáo của các địa phương, đến 31/12/2013, cả nước có gần 400.000 tổ hợp tác, trong đó có trên 100.000 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, 150.000 tổ tín dụng và trợ vốn, 65.000 tổ thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và 54.000 tổ thuộc các lĩnh vực khác. Tổng số thành viên các tổ hợp tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 tăng lên, từ khoảng 3,5 triệu năm 2005 lên gần 4,5 triệu năm 2013. Quy mô bình quân một tổ hợp tác có 13 - 15 thành viên, có những tổ có tới 80 - 100 thành viên tham gia. Số tổ hợp tác có đăng ký hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường khoảng 20%. Các tổ hợp tác đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động.
Hoạt động của các tổ hợp tác đã thúc đẩy sản xuất trên địa bàn, tận dụng được các nguồn lực về đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động.... tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề cho cách làm ăn mới, hướng sản xuất tới thị trường. Đồng thời, các thành viên tham gia tổ hợp tác đã coi trọng việc giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống, như trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ lẫn nhau về bơm nước, làm đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm....và đã đáp ứng thiết thực nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đời sống của các hộ thành viên, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương. Với quy mô rộng lớn, hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, hiệu quả, các tổ hợp tác đã và đang là tiền đề quan trọng để phát triển thành các HTX. Cả nước đã có trên 1.200 tổ hợp tác lựa chọn mô hình HTX đểđăng ký hoạt động.
Đến hết tháng 12/2013, cả nước có 19.500 HTX và 57 liên hiệp HTX, trong đó có trên 8.500 HTX chuyển đổi và 9.744 HTX thành lập mới. Cùng với việc gia tăng về số lượng HTX trong những năm qua, cơ cấu về lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của các HTX cũng có nhiều thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng HTX nông nghiệp và tăng tỷ trọng HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ; giao thông vận tải; y tế; môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Bảng 4.1: Tình hình HTX chia theo các ngành, nghề toàn quốc
Đơn vị tính: HTX Năm Lĩnh vực hoạt động 2005 2010 2011 2012 2013 Nông nghiệp 8.511 8.622 8.828 8.907 9.246 Thương mại dịch vụ 620 869 896 1.081 1.325 Giao thong vận tải 1.113 1.086 1.027 1.101 1.123 Thuỷ sản 489 478 510 502 438 CN-TTCN-XD 2.663 3.064 3.487 3.520 3.861 Quỹ tín dụng nhân dân 917 1.020 1.037 1.054 1.074 Điện 2.621 2.743 1.932 1.849 1.709 Khác 199 296 387 831 724 Tổng số 17.133 18.180 18.104 18.845 19.500
Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam
Như vậy, trong thời gian từ 2005 đến 2013 số HTX đã tăng từ 17.133 lên 19.500 HTX, tăng 2.367 HTX, bình quân mỗi năm tăng 295 HTX/năm. Tổng số HTX năm 2010 so với năm 2013 tăng 1400 HTX, tăng 9,2%. Tổng số HTX năm 2011 so với năm 2013 tăng 1400 HTX, tăng 9,2%. Tổng số HTX năm 2010 so với năm 2013 tăng 1936 HTX, tăng 9,3%. Tổng số HTX năm 2012 so với năm 2013 tăng 655 HTX. Như vậy, hàng năm số HTX đều tăng so với năm trước, bình quân tăng hơn 9%/năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 - Đối thủ cạnh tranh hiện tại (các tổ chức có chức năng tương tự)
Việt Nam là một quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tê kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, dân số hiện nay gần 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng từ năm 2001-2005 bình quân là 7,5 %/ năm, năm 2006 là 8,4 %, giai đoạn 2011-2013, trung bình gần 5,7%/năm; Trong đó, tăng trưởng trong công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10 %/ năm, các ngành dịch vụ tăng trưởng 6,9 %/năm; Nông - lâm- ngư nghiệp tăng 3,4 %/năm. Bên cạnh Liên minh HTX Việt Nam được Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ là tổ chức đại diện hỗ trợ các HTX phát triển thì các Bộ, ngành theo từng lĩnh vực đều có sự chỉ đạo về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của các HTX, cụ thể như các Bộ: Công Thương quản lý HTX thuộc lĩnh vực thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quản lý về lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản và công nghiệp - TTCN, Bộ Giao thông vận tải quản lý về lĩnh vực vận tải, Bộ Xây dựng quản lý về lĩnh vực xây dựng, Bộ Y tế quản lý lĩnh vực y tế, Ngân hàng Nhà nước quản lý các tổ chức tín dụng của HTX.
Song song với việc quản lý Nhà nước về các HTX, các HTX còn được sự quan tâm, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển khác của các tổ chức như Hội nông dân, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trên thực tế, Liên minh HTX Việt Nam được giao nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho các HTX, cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh,… Tuy nhiên, các tổ chức khác nêu trên cũng đang tổ chức các hoạt động trực tiếp hỗ trợ cho các HTX, các tổ hợp tác theo chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao. Thực tế Liên minh HTX Việt Nam vẫn có lợi thế vì các HTX, tổ hợp tác tự nguyện tham gia với tư cách là thành viên, ngoài ra Liên minh được Chính phủ giao thêm một số lĩnh vực mang tính đặc thù về quản lý nhà nước nhằm trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các HTX phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
Bảng 4.2: Kết quả hoạt động của các HTX trong Liên minh HTX Việt Nam
Đơn vị tính: % Lĩnh vực Nội dung đánh giá NN- DVNN- LN Thuỷ sản Công nghiệp- TTCN Giao thông vận tải TM- DV dXây ựng dTín ụng Làm tốt vai trò đại diện cho HTX 47,38 48,28 50,82 43,24 38,32 47,37 41,51 Có chính sách hỗ trợ hiệu quả cho các